3 hiểu lầm nguy hiểm về ăn trứng ngỗng khi mang thai

Ăn trứng ngỗng khi mang thai để con sinh ra thông minh, khỏe mạnh đã được các chị em phụ nữ truyền tai nhau rất nhiều. Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học thì chưa có minh chứng về điều này. Thậm chí, việc mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng và ăn sai cách còn là nguyên nhân gây hại cho chính sức khỏe người mẹ và thai nhi. Thông tin dưới đây sẽ phân tích chi tiết hơn về vấn đề, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

1. Ăn trứng ngỗng khi mang thai giúp con khỏe mạnh, thông minh

Mỗi quả trứng ngỗng có trọng lượng trung bình khoảng 300gram, kích thước này to hơn gấp 4 lần một quả trứng gà và hơn 3 lần so với một quả trứng vịt. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng chứa trong quả trứng ngỗng lại thấp hơn so với trứng gà, ngoại trừ lượng protein.

Ăn trứng ngỗng khi mang thai giúp con khỏe mạnh

Trứng ngỗng chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng

Mặc dù có giá cả đắt đỏ hơn rất nhiều lần trứng gà nhưng xuất phát phát từ quan niệm dân gian, trứng ngỗng vẫn được nhiều bà mẹ lựa chọn ăn bổ sung trong suốt thai kỳ để con được khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay chưa có một kết quả nghiên cứu nào chứng minh mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng hoặc không sử dụng trứng ngỗng trong quá trình mang bầu.

2. Ăn trứng ngỗng khi mang thai vào tất cả các bữa trong ngày

Một sai lầm nguy hiểm khi nhiều mẹ bầu cho rằng ăn càng nhiều trứng ngỗng sẽ càng giúp con có thêm dinh dưỡng, khỏe đẹp và kháu khỉnh hơn. Do vậy, đã không ngần ngại lựa chọn trứng ngỗng là thực phẩm chính trong các món ăn hàng ngày.

Mẹ bầu cần biết rằng, bên cạnh protein, các vitamin và khoáng chất thiết yếu; trong trứng ngỗng còn chứa chất béo và cholesterol với hàm lượng cao. Do vậy, khi ăn nhiều trứng ngỗng có thể gây ra tình trạng béo phì, khó tiêu,... thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Ăn trứng ngỗng khi mang thai vào tất cả các bữa trong ngày

Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng ngỗng

Lời khuyên dành cho mẹ bầu, chỉ nên tiêu thụ 2 quả trứng ngỗng mỗi tuần. Và khi ăn trứng ngỗng, mẹ bầu nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh ăn vào buổi tối để tránh bị đầy bụng, khó tiêu gây khó chịu, mất ngủ.

3. Mọi mẹ bầu đều có thể ăn trứng ngỗng khi mang thai

Như đã phân tích ở trên, trong thành phần có chứa hàm lượng cao các lipid và cholesterol nên trứng ngỗng không phù hợp với mẹ bầu mắc chứng thừa cân, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid,... và các mẹ bầu có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch. Giải pháp thay thế trứng ngỗng lúc này là sử dụng trứng gà bởi thành phần dinh dưỡng giữa hai loại này gần tương đương nhau.

Như vậy, ăn trứng ngỗng khi mang thai không hoàn toàn tốt như chúng ta vẫn nghĩ. Mẹ bầu có thể lựa chọn trứng ngỗng như một giải pháp thay đổi khẩu vị thay cho trứng gà, trứng vịt. Cơ bản nhất, mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Xem thêm:

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ