Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn lê được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn lê được không?

Trái lê chứa nhiều thịt, vỏ có nhiều màu sắc như vàng, xanh lá cây hay vàng đỏ. Lê là loại quả thường phổ biến vào mùa đông, tuỳ theo từng loại. Trong trái lê có rất nhiều dinh dưỡng như vitamin A,B,C, canxi, protein, kali, phốt pho và năng lượng. Quả lê có vị ngọt dịu hơi chua, có tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp, tiêu đờm, trị ho và giải khát rất tốt. Không chỉ vậy, lê còn chứa chất chống oxy hoá giúp xây dựng hệ miễn dịch và làm đẹp da hoàn hảo cho cơ thể. Nhưng đối với mẹ bầu, quả lê có tốt không? Mẹ bầu có ăn lên được không? Ăn bao nhiêu là đủ? Nếu muốn biết đáp án thì bạn hãy đọc bài viết dưới đây để được rõ nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong quả lê Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong lê: Calo: 58 Protein: 0.38 g Carbohydrate: 13.81 g Chất xơ: 3.10 g Chất béo: 0.12 g Vitamin A: 24 IU Vitamin C: 4.2 mg Vitamin E: 0.12 mg Vitamin K: 4.5 μg Vitamin B1: 0.012 mg Vitamin B2: 0.025 mg Vitamin B3: 0.175 mg Folate: 7 μg Canxi: 9 mg Sắt: 0.17 mg Magie: 7 mg Phốt pho: 11 mg Kali: 119 mg Natri: 1 mg Kẽm: 0.10 mg Đồng: 0.082 mg Lợi ích của quả lê đối với bà bầu: Giảm phù nề: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy phiền toái khi nhan sắc bị giảm sút do mặt, tay chân bị phù nề. Nhưng mẹ đừng lo, ăn lê thường xuyên có thể giúp mẹ giảm thiểu tối đa tình trạng này đó. Tăng sức đề kháng: Trong quả lê có chứa một lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp mẹ bầu có thể chống lại các vi rút, vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngừa táo bón: Trong 1 trái lê có khoảng 4,3g chất xơ, giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ tiêu hoá và thải độc tố giúp cho mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng táo bón hiệu quả. Thanh nhiệt, giải độc: Trái lê có vị ngọt mát và chua dìu dịu là loại thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu giúp trị ho, tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Chữa rạn da: Trái lê không chỉ ăn được mà còn giúp ngăn ngừa rạn da cho mẹ bầu từ bên trong. Hạ sốt: Trong lúc sốt cao ăn lê còn giúp hạ nhiệt thanh mát cơ thể. Vì vậy chẳng may mẹ bầu bị sốt nhẹ hãy uống 1 ly nước ép lê, để giúp hạ sốt nhanh chóng thay vì dùng thuốc. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Có nghiên cứu cho thấy trong trái lê có chứa anthocyanin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ăn lê còn giúp giữ lượng đường ổn định trong máu, đây là loại quả rất thích hợp cho mẹ bầu nào bị tiểu đường thai kỳ. Bà bầu ăn lê được không? Với câu hỏi bà bầu có ăn lê được không thì câu trả lời là có. Ăn lê rất an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong thời gian mang thai, vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và vitamin P. Trong trái lê có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yêu cho bà bầu như chất chống oxy hóa, khoáng chất như lưu huỳnh, phốt pho, sắt, kẽm, chất xơ, canxi, iốt... Các dưỡng chất này rất tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý, trong lê có chứa ký sinh trùng có thể gây ra bệnh truyền qua đường thực phẩm như nhiễm ký sinh trùng toxoplasmosis và nhiễm khuẩn listeriosis. Vì vậy, khi ăn lê bà bầu cần đặc biệt chú ý phải rửa lê thật sạch, gọt vỏ và không ăn hạt.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Trong trứng vịt lộn có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, các vitamin A, B1, B2, C, canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng và lại rất ngon miệng nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là nỗi thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Theo quan niệm dân gian nếu mẹ bầu ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh, chân dài, da trắng… và cũng có thông tin cho rằng khi mang thai mẹ bầu ăn trứng vịt lộn con sẽ bị hen… Vậy điều đó có đúng hay không và bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không? Mọi người hãy đọc bài viết dưới đây để biết nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn Theo các nghiên cứu cho thấy trong một quả trứng vịt lộn có chứa: 182 kcal năng lượng 13,6 gam protein 12,4 gam lipit 82 mg canxi; 212 gam photpho 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, Các vitamin nhóm A, nhóm B vitamin C, Sắt… Lợi ích khi ăn trứng vịt lộn của bà bầu là: Bổ sung sắt khi mang thai: Trong trứng vịt lộn chứa hàm lượng sắt nhiều hơn trứng gà, vậy nên mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn để giúp phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ. Việc ăn trứng vịt lộn còn giúp các mẹ bầu giảm thiểu tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt do thiếu máu gây ra. Bổ sung vitamin A: Trong trứng vịt lộn có rất nhiều vitamin A tự nhiên, rất tốt cho thai nhi. Bổ sung canxi: Canxi giúp mẹ bầu phòng tránh các bệnh xương khớp và rất cần thiết cho sự phát triển xương khớp của thai nhi và trong 1 trái trứng vịt lộn có khoảng 82mg canxi. Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu: Trong trứng vịt lộn có chứa 13,6g protein, 182 kcal năng lượng, 12,4g lipid các vitamin A, B, C và 82 mg canxi… rất cần thiết cho mẹ bầu, và còn giúp duy trì dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, năng lượng cho cơ thể. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thì trong trái trứng vịt lộn có quá nhiều dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn hàng ngày. Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai chỉ ăn 2 quả trứng vịt lộn mỗi tuần và không được ăn 2 quả cùng một lúc. Bà bầu phải nhớ là ăn trứng vịt lộn thì nên ăn thật ít hoặc không ăn cùng vì rau răm có hại cho thai nhi. Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Trứng vịt lộn rất tốt cho người mang thai, trứng vịt lộn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là năng lượng. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có. Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Trứng vịt lộn có rất nhiều lợi ích, cụ thể như: Bổ sung sắt khi mang thai Bổ sung vitamin A Bổ sung canxi Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng vịt lộn: Bà bầu bị tiểu đường, tim mạch, bị bệnh huyết áp thì không nên ăn trứng vịt lộn vì trong trứng vịt lộn hàm lượng cholesterol quá cao có thể tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và gây tắc nghẽn động mạch. Trứng vịt lộn có thể gây khó ngủ, dễ gây khó tiêu, ợ hơi vì vậy mẹ bầu không nên ăn vào buổi tối. Khi ăn trứng vịt lộn bà bầu không nên ăn chung với rau răm, nhất là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn rau răm với những tháng tiếp theo của thai kỳ nếu muốn ăn thì mẹ chỉ ăn hàm lượng thật ít. Trứng vịt lộn tốt cho sự phát triển của thai nhi và bà bầu. Nhưng bạn không nên ăn nhiều quá. Khi ăn trứng vịt lộn thì mẹ bầu không cần bổ sung thêm vitamin A vì như vậy sẽ gây dư thừa không tốt.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn đào được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn đào được không?

Theo một số quan niệm dân gian truyền miệng cho rằng phụ nữ khi mang thai ăn đào có thể gây xuất huyết, dẫn tới nguy cơ sảy thai cao. Nhưng lại có một số ý kiến cho rằng ăn đào trong khi mang thai sẽ khiến trẻ sinh ra chậm nói và bị câm. Vậy thực hư những thông tin trên có đúng không và "Bà bầu ăn đào được không?" bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây để thấy được tác dụng của đào nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong Đào Đào là loại trái cây có thể được ăn khi mang thai và trong trái đào có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vitamin C trong trái đào giúp cho răng, da, cơ, xương và các mạch máu của bé trong giai đoạn thai kỳ được phát triển khỏe mạnh. Các thành phần dinh dưỡng có trong đào là: Calo: 59 kcal Carbohydrate: 14g Chất béo: 0,4g Chất xơ: 2,3g Sắt: 0,4 mg Magiê: 14 mg Kali: 185 mg Protein: 1,4g Vitamin: 489 IU Vitamin: 10 mg. Lợi ích khi ăn đào của bà bầu là: Giảm cảm giác buồn nôn: Đào có tác dụng rất tốt vì đào có vị chua giúp giảm cảm giác buồn nôn khi nghén trong thời kỳ mang thai. Ngoài việc ăn trái đào tươi thì trà đào và nước ép đào cũng giúp giảm buồn nôn hiệu quả. Kiểm soát cân nặng: Trong trái đào có chứa rất ít calo nên đào cũng là loại trái cây ngon và còn giúp kiểm soát được cân nặng cho mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Cung cấp axit folic: Trong trái đào có chứa Axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết và thiết yếu cho mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, giúp bé phát triển não bộ và cột sống đồng thời giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh của trẻ. Cung cấp vitamin và các dưỡng chất: Đào chứa một lượng lớn dưỡng chất và các vitamin cần thiết cho sự phát triển thai nhi như: Kali, magie, vitamin C, sắt, … Cung cấp vitamin C: Hầu hết phụ nữ mang thai đều thiếu vitamin C và sắt, chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn thai kỳ. Cung cấp kali: Kali là khoáng chất cần thiết cho việc duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể mẹ và bé. Kali còn giúp bà bầu chống lại tình trạng như chuột rút, mệt mỏi và phù. Bà bầu ăn đào cũng giúp giảm trầm cảm, lo lắng và thay đổi tâm trạng ở mẹ bầu. Bổ sung chất xơ: Khi mang thai phụ nữ rất dễ bị chứng khó tiêu, táo bón. Vì vậy bạn hãy ăn đào nhé! 100g đào có thể cung cấp cho cơ thể 1,5g chất xơ từ đó giúp duy trì khả năng tiêu hóa và giảm chứng khó tiêu. Bà bầu ăn đào được không? Câu trả lời là có, vì đào là loại quả rất tốt cho sức khỏe, không những bổ sung vitamin và chất xơ cho mẹ bầu, mà còn giúp làm đẹp da và đặc biệt còn giúp ngăn ngừa chuột rút trong thai kỳ. Ngoài ra theo một số nghiên cứu vitamin C bên trong quả đào giúp hỗ trợ cho da, xương, răng và các mạch máu của thai nhi phát triển tốt hơn, lượng Folate trong quả đào giúp bé giảm tỷ lệ dị tật về ống thần kinh,... Ăn đào còn giúp mẹ bầu: Giải độc cho cơ thể: Bằng cách làm sạch ruột và dạ dày cùng các chất thải, độc tố trong các cơ quan khác như gan, lá lách, thận. Hơn nữa, việc ăn quả đào cũng giúp hỗ trợ trái tim của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Bổ sung beta-carotene: Có trong quả đào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và cả bé yêu. Nhưng mẹ bầu cần chú ý trong thời gian mang bầu, bất cứ một loại thực phẩm nào cũng không nên quá nhiều chỉ ăn điều độ và ăn với số lượng vừa phải không quá 500g đào mỗi lần và hãy ăn kèm với các loại trái cây khác như lê, cam, táo,…
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn yến không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn yến không?

Với thành phần nhiều protein, axit amin và khoáng chất, nên yến rất tốt cho mẹ bầu. Ăn yến giúp bà bầu bù đắp được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khi bị thiếu sau thời gian thai nghén và mệt mỏi khi không thể ăn uống đầy đủ. Hoạt chất Aspartic acid có trong yến giúp xúc tác tạo ra globulin kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai. Vì vậy bà bầu ăn yến trong suốt thai kỳ sẽ có tỷ lệ bị cúm, ho sốt thấp hơn nhờ vào hoạt động của kháng thể. Để biết được "Bà bầu có nên ăn yến không?" bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây để thấy được tác dụng của tổ yến nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong yến Hàm lượng dinh dưỡng có trong Yến là: Protein Proline Axit aspartic Leucine Cystein Fucose Galactose Glycine Cu Valine Isoleucine Threonine Methionine Phenylalanine Histidine Canxi Lysine Tyrosine Zn Trytophan N-acetylglucosamine N-acetylgalactosamine N-acetylneuraminic acid Fe Vì thế, bà bầu có thể kết hợp ăn yến để giúp nâng cao sức khỏe, giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là một số lợi ích của tổ yến đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như sau: 1. Yến chưng giúp giảm các dấu hiệu của thai nghén Trong thời gian đầu tiên mang thai, hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải trường hợp mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ốm nghén… sử dụng tổ yến với mức vừa đủ sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những cơn ốm nghén hiệu quả. 2. Bổ sung chất dinh dưỡng Việc ăn yến sào rất tốt cho mẹ bầu. Như đã nói, trong tổ yến khá nhiều axit amin, protein và một số khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Trong thời kỳ mang thai việc duy trì dinh dưỡng một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Vì thế, bà bầu có thể kết hợp ăn yến để giúp nâng cao sức khỏe, giúp cho thai nhi phát triển toàn diện. 3. Tăng thể trạng Sức khỏe của người mang thai thường yếu hơn so với những người bình thường. Vì vậy, nếu cơ thể không khỏe mạnh, thì sức đề kháng của bà bầu rất dễ bị suy yếu. Hoạt chất aspartic acid trong tổ yến có tác dụng tạo ra globulin nâng cao tình trạng sức khỏe cho các bà bầu. Khi mẹ bầu khỏe mạnh thì thai nhi mới phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. 4. Chống rạn da, thâm nám Làm đẹp và chăm sóc da trong thời gian mang thai luôn là nỗi băn khoăn lo lắng của các mẹ bầu hiện nay. Tổ yến có threonine hình thành elastin và collagen. Là 2 hợp chất rất quan trọng giúp duy trì sự tươi trẻ khỏe mạnh cho làn da. Song song với việc phòng ngừa tình trạng thâm nám và rạn da trong thời gian mang thai hiệu quả cho các bà bầu. 5. Giảm stress Trong các loại yến sào có axit amin Tryptophan giúp chống lại tình trạng trầm cảm và căng thẳng hiệu quả. Loại axit này góp phần tăng hưng phấn, giúp cho các bà bầu luôn cảm thấy thư giãn thoải mái. 6. Thanh nhiệt, chống viêm Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị canxi và sắt. Điều này đi kèm với các biểu hiện táo bón, đau nhức, ợ nóng,… Khi dùng tổ yến với trái cây cùng rau xanh hàng ngày giúp chống viêm, thanh nhiệt hiệu quả trong thời gian mang thai. 7. Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện khi còn trong bụng mẹ, thì thai nhi bắt buộc hấp thu alanine và glycine để phát triển hoạt động não bộ. Tổ yến có chứa nhiều, axit folic và alanine cần thiết giúp duy trì các hoạt động đưa truyền các dây thần kinh của thai nhi. 8. Giúp giảm đau nhức chân tay ở mẹ bầu Bà bầu ăn tổ yến có thể giúp giảm đau tay chân trong thời kỳ mang thai và bổ sung Khoáng chất, tổ yến còn có tác dụng tăng các hoạt động của mạch máu. Bên cạnh đó sẽ giảm tối đa sự chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau nhức chân tay trong các tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu có nên ăn yến không? Bà bầu có nên ăn tổ yến không? Câu trả lời là có. Vì, trong tổ yến có chứa protein tới 45 – 55%. Hàm lượng protein giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Với 31 nguyên tố cần thiết cho thể, tổ yến được sử dụng cho một số tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khí huyết kém,… Vì vậy bà bầu ăn tổ yến hàng ngày có thể cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho thai kỳ như: Glucosamine: giúp phục hồi sụn bao khớp, điều trị thoái hóa khớp,… Proline giúp phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và duy trì huyết áp ổn định. Cystein, Phenylalanine: giúp tăng hấp thu vitamin D, tăng cường trí nhớ,… Aspartic acid: giúp loại bỏ các độc gây tổn hại cho hệ thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thai kỳ.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn Mận hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn Mận hay không?

    Khi có thai thì vấn đề dinh dưỡng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, chính vì thế mà việc nên ăn gì hay không nên ăn gì luôn là vấn đề mà các mẹ để tâm tới. “Bà bầu có nên ăn Mận hay không?” cũng đang là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm câu trả lời. Cùng tìm lời giải đáp về thắc mắc bà bầu có nên ăn Mận Bắc (mận Hà Nội) được không qua bài viết dưới đây nhé! Trước khi tới với lời giải đáp việc bà bầu có được ăn Mận hay không thì hãy cùng chúng tôi điểm qua 1 số tác dụng nổi bật của 2 loại Mận ở miền Bắc và Nam nhé. Tác dụng của quả Mận Mận của miền bắc còn được biết tới với 1 cái tên khoa học khác đó là Prunus salicina. Mận Bắc có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như là: Nước; Năng lượng; Chất đạm; Chất béo; Chất xơ; Canxi; Sắt; Magie; Phốt pho; Kali; Đồng; Vitamin C; Vitamin B6; Vitamin PP; Vitamin E; Vitamin K; Beta caroten. Nhờ các vitamin và khoáng chất có trong quả Mận mà nó có một số công dụng nổi bật tốt cho sức khỏe như: Mận tốt cho hệ tim mạch: Do Mận có chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa nên sẽ giúp bảo vệ tế bào một cách tốt nhất, giúp chống lại các gốc tự do, kiểm soát huyết áp, nhịp tim, chống đột quỵ,… Giúp tăng tường miễn dịch, giảm hấp thu cholesterol xấu và tăng khả năng hấp thụ sắt: Vitamin C có trong Mận giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể và giúp hỗ trợ và làm tăng khả năng hấp thu sắt. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa cảm cúm rất tốt. Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón: Chất xơ, orbitol và isatin có trong Mận sẽ giúp kích thích quá trình co bóp của ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và đặc biệt là giúp giảm tình trạng táo bón. Giúp ngăn ngừa mất nước: Theo nghiên cứu thì trong quả Mận có chứa tới 93% là nước, giúp bổ sung nước và giúp giải khát rất tốt. Giúp mắt chắc khỏe:  Mận có chứa beta carotene – là thành phần có lợi cho mắt và giúp giảm thiểu nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. Giúp làm đẹp da và tóc: Mận tuy là loại quả được biết đến có tính nóng nhưng lại có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C. Bởi vậy, Mận cũng là loại quả giúp làm đẹp da và tóc. Thêm nữa, ngoài việc ăn mận thì việc sử dụng bã Mận để đắp mặt cũng là cách giúp làn da trở lên đẹp hơn mỗi ngày. Vậy với những công dụng tốt như vậy thì liệu bà bầu có nên ăn mận hay không? Cùng tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé! Bà bầu có nên ăn mận không? Mận có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt , mận còn giúp giảm hiện tượng ốm ghén rất tốt. Chính vì thế, câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên ăn mận hay không đó chính là bà bầu có thể ăn mận nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi theo Đông y, mận có tính nóng nên bà bầu không nên ăn quá nhiều, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây phát ban, nóng trong sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, khi ăn mận mẹ bầu cũng cần lưu ý 1 số điều như sau: Không ăn quá nhiều, hạn chế sử dụng muối khi ăn mận. Không nên bỏ vỏ mận, bởi trong vỏ mận có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Nên chọn quả mận tươi, không bị dập, sâu và đặc biệt nên rửa sạch và ngâm nước muối trước khi ăn. Qua bài viết trên đây các mẹ bầu cũng đã biết “bà bầu có nên ăn mận hay không?” rồi đúng không nào. Mận là loại quả rất tốt nhưng đừng quá lạm dụng ăn quá nhiều nhé!
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mực được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mực được không?

Mực là một trong những hải sản vô cùng được ưa chuộng tại Việt Nam. Mực được biết đến là loại hải sản giàu chất dinh dưỡng, nó có thể cung cấp axit béo, omega-3, protein và nhiều khoáng thiết yếu khác cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng trong mực chứa nhiều chất thủy ngân - chất gây hại cho thai nhi. Vậy liệu phụ nữ mang thai có ăn mực được không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp thắc mắc "bà bầu ăn được mực không?" qua nội dung bài viết dưới đây nhé! Thành phần dinh dưỡng có trong mực Theo các nghiên cứu, trong mực có thành phần dinh dưỡng là rất nhiều. Các thành phần dinh dưỡng có bên trong mực: Đồng: 1,8mg; Protein: 15g, Phốt pho: 213mg; Kẽm: 1,48mg; Vitamin B2: 0,389mg; Vitamin B12: 1,05 mcg; Vitamin C: 3,6mg; Sắt: 0,86mg; Selen: 44mcg. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thì nếu bà bầu ăn mực sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể của mẹ và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, cũng đừng thế mà lạm dụng ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một lượng phù hợp thì mới có nhiều lợi ích cho cơ thể. Theo khuyến cáo, thì bà bầu không nên sử dụng quá 150g/tuần. Cùng tìm hiểu những lợi ích mà mực có thể mang lại cho bà bầu qua nội dung dưới đây. Những lợi ích của mực đối với bà bầu 1.Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi Trong mực có chứa nhiều loại vitamin, một số đó là vitamin B12, A, C và folate. Những chất này có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị bẩm sinh ở bé. Và đặc biệt hơn là folate còn có tác dụng giảm các nguy cơ dị tật ống thần kinh và tránh được một số tổn thương về cột sống ở thai nhi. 2.Giảm nguy cơ thiếu máu cho bà bầu Khi mang thai, thiếu máu là một trong những tình trạng thường gặp ở phụ nữ do thiếu sắt. Mà trong mực, lại có hàm lượng sắt và đồng cao có thể giúp tăng khả hình thành, tái tạo lại máu và có thể hạn chế được tình thiếu ở bà bầu. Ngoài ra, nếu các mẹ gặp phải tình trạng sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, xanh xao ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé. 3.Tốt cho hệ tim mạch Vitamin B12 là chất dinh dưỡng có nhiều trong mực có tác dụng làm giảm nồng độ axit amin homocysteine. Nếu cơ thể thừa homocysteine sẽ khiến thành mạch máu bị hư và hình thành cục máu đông sẽ dẫn đến tắc mạch máu não và nhiều nguy cơ khác. 4.Giúp xương chắc khỏe Mực là một trong số thực phẩm chứa khá nhiều canxi và magie. Và mọi người đều biết rằng canxi và magie là 2 khoáng chất quan trọng trong việc hình thành xương ở cơ thể. Như vậy, mẹ bầu ăn mực sẽ giúp bé có thể phát triển hệ xương một cách khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ loãng xương. 5.Tăng miễn dịch cho bà bầu Vitamin C trong mực  có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, thêm vào đó có thể hỗ trợ hệ miễn dịch ở trẻ, giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh nhất. 6.Giảm căng thẳng, mệt mỏi Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tô khiến bà bầu bị căng thẳng, mệt mỏi. Trong mực có hàm lượng vitamin B2 nhiều có thể làm giảm được mệt mỏi, căng thẳng.Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Hasancob 500µg Hasan-C 1000 Vitamin A-D 2500IU/200IU HDPharma OMEGA 3.6.9 PLUSS FeNatal Incix  
bà bầu có nên ăn mít

bà bầu có nên ăn mít

Thực chất, mẹ bầu có thể ăn được hầu hết các loại trái cây ở tỷ lệ vừa phải, kể cả mít bởi vì trong trái cây có chứa rất nhiều các loại khoáng chất và vitamin  có lợi cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường chất xơ và rất nhiều lợi ích khác với thai kỳ. Mít là một trong các loại trái cây phổ biến trong mùa hè và được nhiều người yêu thích. Nhưng lại có nhiều người cho rằng mít nóng nên mẹ bầu tuyệt đối không được ăn. Vậy trên thực tế bà bầu có nên ăn mít không và ăn thế nào để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn mít không?" qua nội dung bài viết dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của quả mít Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có bên trong mít là rất nhiều. Các thành phần dinh dưỡng có bên trong mít là: Năng lượng Carbonhydrate Đường Chất xơ Chất béo Protein Vitamin A Vitamin B1 Vitamin B2 Vitamin B3 Vitamin B5 Vitamin B6 Vitamin B9 Vitamin C Vitamin E Canxi Magiê Sắt Kẽm Phốt-pho Tuy trái mít có một “ngoại hình” không được bắt mắt, nhưng giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại vô cùng to lớn, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Trái mít là một trong số ít các loại trái cây tốt cho mẹ bầu vì bên trong nó có chứa hàm lượng các vitamin nhóm B khá cao, bao gồm riboflavin, vitamin B6, niacin, và axit folic. Không dừng lại ở đó, mà mẹ bầu ăn mít còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của mẹ và cả bé. Đừng bỏ qua mẹ nhé! Lợi ích của mít với thai kỳ Trong mít rất giàu vitamin B6 và các chất dinh dưỡng như kali, và rất nhiều chất chống oxy hóa khác. Vì vậy, ăn mít mang lại rất nhiều những lợi ích cho mẹ bầu như: 1. Củng cố hệ miễn dịch Chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào, vì thế ăn mít sẽ góp phần tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể ngăn ngừa các sự tấn công của vi-rút và các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, ăn mít cũng là một biện pháp “ngọt ngào” có thể giúp tăng cường sức khỏe trong thai kỳ và bảo vệ mẹ bầu thoát khỏi những căn bệnh thông thường. 2. Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa Hàm lượng chất xơ bên trong mít có thể đáp ứng tới 11% nhu cầu chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể và giúp ngăn ngừa táo bón, giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của cơ thể được bình thường. Ngoài ra, loại chất xơ này có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột của cơ thể và ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày cùng nguy cơ bị ung thư đại tràng. 3. Tốt cho bà bầu cao huyết áp Trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 303 milligram kali và còn có tác dụng làm giảm huyết áp cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên ăn mít là cách đơn giản nhất giúp mẹ bầu duy trì huyết áp ở trong tầm kiểm soát và nhất là những mẹ bầu có tiền sử huyết áp cao. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng có thể ngăn ngừa các bệnh về tim và hạn chế được nguy cơ bị đột quỵ. 4. Bảo vệ mắt và da Hàm lượng vitamin A dồi dào, nên ăn mít không chỉ giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh về mắt mà còn giúp hỗ trợ quá trình phát triển của mắt, tim, phổi, thận, xương, gan và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. 5. Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp Sự gia tăng hoóc-môn hCG trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đến lượng hormone ở tuyến giáp trong máu, tăng nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rối loạn tuyến giáp có thể nguy hiểm cho cả bạn và bé. Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn mít giúp duy trì chức năng của tuyến giáp được bình thường , giúp ngăn ngừa vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. 6. Giúp xương chắc khỏe Không chỉ giàu canxi, mít cung cấp cho cơ thể lượng magie phong phú, hỗ trợ việc hấp thụ canxi cho cơ thể. Vậy, nếu muốn bổ sung canxi và ngăn ngừa các bệnh loãng xương khi lớn tuổi, bạn hãy mít nhiều hơn nhé bầu! 7. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu Theo khuyến cáo, thường xuyên ăn mít giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì thiếu sắt, vì mít cũng là một trong các nguồn cung cấp sắt dồi dào. 8. Kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ Bạn sẽ ngạc nhiên, khi mít có tác dụng giúp các chị em kiểm soát điều tiết hormone ở trong thai kỳ. Nhờ các dinh dưỡng trong mít, mẹ bầu có thể hạn chế căng thẳng trong thời gian mang thai và đang cho con bú. Hơn nữa, ăn mít cũng giúp tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ bà bầu khỏi các căn bệnh thông thường. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu Chế độ ăn uống hàng ngày rất khó cung cấp được đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể của bạn. Đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ thường ốm nghén, ăn uống kém. Vì vậy, việc bổ sung thêm vitamin qua Thực phẩm chức năng có thể đảm bảo cho thai kỳ được khỏe mạnh, bé phát triển tốt hơn khi còn đang trong bụng mẹ. Bạn hãy tham khảo một số Thực phẩm chức năng chứa những chất cần thiết cho mẹ bầu ở dưới đây nhé: PROVID-DHA Bio island DHA Polymom Plus Wellmom PregViva Kambeld
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn nhãn được hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn nhãn được hay không?

Nhãn là loại trái cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ dễ ăn mà còn có thể nấu chè. Trong trái nhãn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein, canxi, vitamin C, chất xơ, chất béo, kali,…. Nhãn có khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng nhãn lại thuộc trái cây nóng vì vậy người có cơ địa dễ nổi mụn, bị táo bón… thường hạn chế ăn loại quả này. Vậy liệu phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn nhãn không?" qua nội dung bài viết dưới đây. Thành phần dinh dưỡng của quả nhãn Theo các nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có bên trong một trái nhãn là rất nhiều. Các thành phần dinh dưỡng có bên trong nhãn là: Nước (Water ) Protein Lipid Năng lượng Celluloza (Fiber) Glucid (Carbohydrate) Calci (Calcium) Magiê (Magnesium) Sắt (Iron) Mangan (Manganese) Natri (Sodium) Phospho (Phosphorous) Kẽm (Zinc) Vitamin C (Ascorbic acid) Đồng (Copper) Vitamin B1 (Thiamine) Vitamin PP (Niacin) Vitamin B2 (Riboflavin) Ăn nhãn tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng khi ăn nhãn. Mẹ bầu chỉ nên ăn 200 – 300g một ngày, không nên ăn liên tục trong nhiều ngày. Nhất là mẹ bầu bị cao huyết áp, hay nóng trong người cũng nên hạn chế ăn nhãn. Còn mẹ bầu có thể ăn nhãn một cách trực tiếp hay tách hạt ra và nấu chè với hạt sen rồi ăn cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, mẹ bầu ăn nhãn chẳng những không tốt cho sức khỏe mà ngược lại còn làm tăng khí nóng trong người, gây tình trạng ra máu âm đạo, động thai, đau bụng dưới… Nghiêm trọng hơn, nếu mẹ bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ rất dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non. Bà bầu có nên ăn nhãn không? Với thắc mắc bà bầu có được ăn nhãn không? Thì câu trả lời là có. Nhưng các bà mẹ cần thận trọng vì thai phụ có triệu chứng dễ bị táo bón và nóng. Vì vậy, việc ăn quá nhiều nhãn khiến cho cơ thể mẹ bầu nóng hơn và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, dẫn đến chảy máu, đau bụng và thậm chí là gây sẩy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn nhãn với liều lượng vừa đủ khoảng 200 – 300g một ngày, thì bạn sẽ nhận được một số lợi ích rất tốt từ thức quả này. Lợi ích của nhãn với thai kỳ là: 1. Tăng cường thể lực cho bà bầu Trong quả nhãn có chứa rất nhiều loại đường khác nhau như: sucrose, glucose có tác dụng rất tốt trong phục hồi năng lượng. Trong khi phụ nữ mang thai lại thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Do đó, việc ăn nhãn có thể cải thiện được vấn đề này giúp bà bầu. 2. Cải thiện các bệnh đường tiêu hóa Chắc hẳn có nhiều mẹ bầu chưa biết rằng nhãn có thể giúp mẹ bầu cải thiện được một số tình trạng bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Nhất là với những mẹ bầu ở trong thời kỳ thai nghén, đầy hơi, hay buồn nôn… thì có thể ăn nhãn vì trong trái nhãn có chứa chất béo, protein thực vật – rất có tốt trong việc kích thích trao đổi chất. 3. Cung cấp vitamin cho bà bầu Trong trái nhãn có chứa các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và cả bé, trong đó có vitamin C. Vì vậy, ăn nhãn có thể cung cấp được vitamin một cách tự nhiên cho bà bầu.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn măng được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn măng được không?

Măng là món ăn thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm của gia đình Việt. Được biết đến là loại rau củ cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều ý rằng bà bầu không được ăn măng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy liệu măng thật sự có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu ăn được măng được không? qua nội dung bài viết dưới đây. Giá trị dinh dưỡng của măng Tuy có thể gây ngộ độc cao nhưng không thể phủ nhận được những dưỡng chất mà thực phẩm này có thể mang lại. Theo các chuyên gia, măng có các dưỡng chất sau: 1. Chất xơ Chất xơ có trong măng cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác. Theo nghiên cứu, hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều lần so với rau mầm, dưa leo, bắp cải. Ăn măng có thể giúp giảm các tình trạng như thiếu chất xơ, táo bón khi đang mang thai. Hơn thế nữa trong măng có lượng chất xơ dồi dào giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa. 2. Chất chống oxy hóa Trong măng có phytosterol, nó hoạt động như là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, sưng và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể. 3. Ít chất béo và đường Măng được biết tới là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường rất thấp. Vì vậy mà, các mẹ bầu không cần suy nghĩ về vấn đề tăng cân hoặc tiểu đường khi ăn măng, tuy nhiên nên ăn một lượng ít và không nên ăn quá nhiều. 4. Các loại chất dinh dưỡng khác Măng không chỉ có hàm lượng chất xơ cao mà nó còn cung cấp vitamin và một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như, canxi, sắt, kali và photpho. Đặc biệt hơn là hàm lượng kali có trong măng rất cao. Theo nghiên cứu, cứ 100g măng sẽ có chứa khoảng 533 mg kali, với một hàm lượng kali cao như vậy có thể giúp giảm các nguy cơ đột quỵ. Bà bầu ăn măng được không? Hàm lượng chất xơ có trong măng rất dồi dào, nếu các mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ đến các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, no lâu nên đây là loại thực phẩm không nên sử dụng trong 3 tháng đầu khi mang thai. Thay vì ăn măng, các mẹ nên sử dụng nhiều loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể có thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé trong khoảng thời gian này. Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng trong măng còn có một chất độc được gọi là cyanide. Chất này dưới tác dụng của các enzyme sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng gặp phải khi bị ngộ độc măng như đau đầu, buồn nôn, khó thở, và tụt huyết áp. Vì vậy mà, nếu các mẹ còn thắc mắc bà bầu có nên ăn măng thì câu trả lời đó là nên hạn chế ăn măng khi đang mang mai để đảm bảo thai phụ có một sức khỏe an toàn nhé. Những lưu ý cho bà bầu khi ăn măng Trong măng tươi có hàm lượng chất cyanide khá cao. Do vậy, khi ăn măng, các mẹ bầu nên chế biến măng sao cho giảm bớt lượng chất độc nguy hiểm nầy bằng cách ngâm hoặc luộc kỹ trước khi chế biến. Trong quá trình luộc, nên mở nắp thường xuyên để độc tố bay đi. Đặt biệt là, không sử dụng lại nước luộc măng, vì độc tố vẫn còn đọng lại trong nước Mỗi lần ăn chỉ nên sử dụng 200-300g măng, không nên ăn quá nhiều và cũng không nên ăn thường xuyên. Không nên ăn măng ngâm vì loại măng này thường dùng chất bảo quản. Thực tế thì, chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng việc bà bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc. Tuy nhiên, trong măng có chất gây hại cho máu, màu lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Vì vậy khuyên các mẹ bầu không nên sử dụng nó trong thai kỳ nhé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu: Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Womina Vitamin B6 Kabi 100mg/1ml Vitamin C DNA Magnesi B6 Đại Uy Vitamin C 500mg Vidipha        
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?

Chôm Chôm là một trong những loại trái cây đặc sản của Việt Nam, nó được biết tới với hương vị thơm ngon và đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn chôm chôm?" Để biết được liệu bà bầu có thể ăn chôm chôm không thì mời các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm Chôm Chôm được biết tới là loại trái cây nhiệt đới rất quen thuộc với con người Việt Nam, có vị chua ngọt và thơm ngon không những thế trong chôm chôm còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Ngoài ra, phần thịt chôm chôm cung cấp một hàm lượng chất xơ có thể tương đương với hàm lượng của của 1 quả lê hay táo. Theo nghiên cứu, chôm chôm có thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhưng nổi bật nhất là hàm lượng chất xơ và vitamin C có trong chôm chôm: Năng lượng: 82 calo; Nước: 78.04g; Chất đạm: 20.87g; Chất béo: 0.21g; Carbohydrate: 20.87g; Chất xơ: 0.9g; Vitamin C: 4.9mg. Cùng với hàm lượng vitamin B như: vitamin B1 là 0.013 mg, vitamin B2 là 0.022mg và vitamin B3 là 1.352mg. Với những khoáng chất như: canxi 22 mg, photpho 9 mg, sắt là 0.35mg, kali chứa 42 mg và đồng là 0.066mg. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn chôm chôm sẽ mang lại một nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé. Giúp thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn chôm chôm không?" thì chính là "có" nhé! Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà lạm dụng nó quá nhiều , chỉ nên sử dụng một lượng phù hợp với cơ thể thì mới có tác dụng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì bà bầu nên sử dụng khoảng 5-6 quả/ngày. Cùng tìm hiểu những lợi ích của chôm chôm mang lại khi bà bầu sử dụng qua nội dung dưới đây. 6 công dụng khi bà bầu ăn chôm chôm   1.Tốt cho hệ tiêu hóa Việc bổ sung một lượng chôm chôm vừa đủ vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho các mẹ. Từ đó, có thể giúp các mẹ giảm các tình trạng táo bón hay tiêu chảy. Ngoài ra, trong chôm chôm còn có chất photpho giúp sửa chữa các tế bào và các mô bị tổn thương một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, chôm chôm còn có thể tiêu diệt các ký sinh trùng trong đường ruột và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư ruột kết.  2.Cung cấp chất sắt Hàm lượng sắt có trong chôm chôm rất lớn có thể phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trong thời gian mang thai nhờ vào lượng vitamin C dồi dào, cải thiện quá trình sản xuất tế bào máu và giúp kiểm soát được nồng độ hemoglobin trong cơ thể. 3.Kiểm soát huyết áp và cholesterol Nhờ vào các dưỡng chất có trong chôm chôm có thể giúp kiểm soát được huyết áp ổn định khi đang trong thai kỳ.  Ngoài ra,  nó còn có thể tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể và giảm bớt lượng cholesterol có hại. Đặc biệt, nó có thể giảm thiểu tình trạng sưng tay chân mà các mẹ gặp phải trong thời gian thai kỳ. 4.Ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn Theo nghiên cứu, trong chôm chôm tìm thấy một chất có tên là axit gallic, nó có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các gốc tự do và giúp cơ thể bạn có thể tránh khỏi các vi khuẩn có hại và cá nhiễm trùng khác. Ngoài ra, khi các mẹ ăn chôm chôm một cách hợp lý thì nó thể ngăn ngừa và điều trị một số các bệnh thông thường khi phụ nữ đang mang thai như sốt, ho, đau đầu. 5.Thúc đẩy sức khỏe của hệ xương Ngoài hàm lượng vitamin C có trong chôm chôm thì chôm chôm cũng giàu các khoáng chất như canxi, magie, photpho, kẽm có thể củng cố và tăng cường sức khỏe hệ xương. Nhờ giàu các khoáng chất nên có thể giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. 6.Bổ sung vitamin e  Vitamin E và lượng nước dồi dào trong chôm chôm là những yếu tố quan trọng giúp các bà bầu có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề gặp phải về da. Hơn thế nữa, nó còn thể giảm đi các tình trạng như rạn nứt da sau sinh, ngăn ngừa mụn trứng cá và tình trạng lão hóa da. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Fostervita Anbaluti (viên) Vitamin 3B TV.Pharm Vitamin A & D TV.Pharm  Sắt sulfat - Acid folic TV.Pharm Ironic 162mg Mebiphar Vitamin B1 + B6 + B12 TV.Pharm        
Giải đáp vấn đề: Bà bầu có nên ăn vải hay không?

Giải đáp vấn đề: Bà bầu có nên ăn vải hay không?

Tiết trời ở Việt Nam vào mùa hè thường rất oi bức và nóng nực nhưng bù lại thì đây cũng là mùa của một số loại hoa quả được nhiều người ưa chuộng như vải, nhãn, dưa hấu. Vải được biết tới là  một loại quả có rất nhiều khoáng chất và các vitamin khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm của dân gian mà các mẹ truyền tai nhau thì bà bầu không nên ăn vải sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy liệu thực sự vải có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé không? Hãy cùng quaythuoc.org đi tìm lời giải cho vấn đề "Bà bầu có nên ăn vải không?" qua nội dung bài viết dưới đây nhé! Thành phần dinh dưỡng của quả vải Theo nghiên cứu, trong quả vải có rất nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhưng nổi bật hơn hết là hàm lượng kali và vitamin C có trong vải: Calo: 66kcal Lipid: 0,4g Natri: 1mg Kali: 171mg Carbohydrate: 17g Chất xơ: 1,3g Đường: 15g Protein: 0,8g Vitamin C: 71,5mg Canxi: 5mg Sắt: 0,3mg Vitamin B6: 0,1mg Magie: 10mg Theo nghiên cứu  của các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ ăn vải sẽ mang lại một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho mẹ và thai nhi. Giúp bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh.  Vì vậy trả lời cho câu hỏi "Bà bầu có nên ăn vải không?" chính là có nhé!  Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều vải nhé, chỉ cần ăn vừa đủ thì mới có lợi ích lớn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mỗi sử dụng 7-10 quả/ngày. Đối với những bà bầu bị tiểu đường hoặc đang tăng cân quá nhanh thì nên hạn chế sử dụng nó. Những lợi ích khi bà bầu ăn vải 1.Giúp tăng cường hệ miễn dịch Trong quả vải có hàm lượng vitamin C tưởng đối cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, giúp đẩy lùi các virus có hại cho cơ thể. Nhờ đó giúp các mẹ nâng cao sức đề kháng và phòng tránh được các bệnh cảm cúm. 2.Hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu Vải là loại trái cây giàu chất xơ, chất xơ nó có thể giúp cho các mẹ một hệ tiêu hóa tốt. Đồng thời, khi các mẹ sử dụng vải còn làm giảm thiểu các nguy cơ mắc ung thư và hạn chế tình trạng táo bón. 3.Ổn định huyết áp, giảm tiểu đường Trong vải có chứa một hàm lượng đường cực cao, tuy nhiên nếu sử dụng một lượng vừa đủ thì nó còn làm giảm chứng bệnh tiểu đường. Hàm lượng kali có trong vải giúp các mẹ bầu duy trì được lượng natri trong cơ thể và ổn định đường huyết. Hơn thế nữa, khi sử dụng vừa phải còn làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. Hàm lượng vitamin C có trong vải khá cao giúp tăng khả năng hấp thu sắt và canxi. Ngoài ra, hàm lượng magie và vitamin B9 có trong quả vải sẽ hỗ trợ quá trình tạo máu cho cơ thể và làm tăng lượng máu. Khi mẹ bầu ăn vải một cách hợp lý thì có thể hạn chế các bệnh do thiếu máu gây ra.  4.Giúp làm đẹp da mẹ bầu Khi phụ nữ mang thai da của họ bị xuống sắc và bị bong tróc khá nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt một lượng lớn vitamin C. Sử dụng vải một cách hợp lý sẽ có tác dụng chống oxy hóa và giúp làn da của bà bầu được tươi trẻ, mịn màng. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Relahema Hadiphar  Greentamin Hadiphar  Vitamin B6 250mg Domesco Enpovid A,D SPM  Enpovid Fe-Folic Magnesi B6 S.Pharm    
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn đào hay không?

Đào là một loại quả rất tốt cho sức khỏe của mọi người, giúp mẹ bổ sung các vitamin và chất xơ , làm đẹp và đặc biệt hơn là nó còn giúp ngăn ngừa chứng chuột rút khi mang thai.Trong đào có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, tuy nhiên nhiều mẹ lại thắc mắc rằng "bà bầu có nên ăn đào không?" và để giải đáp thắc mắc đó thì mời bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Trước khi tìm hiểu bà bầu nên ăn đào? Thì hãy cùng quaythuoc.org khám phá qua thành phần dinh dưỡng có trong quả đào nhé! Khám phá thành phần dinh dưỡng của quả đào Thực tế thì, trong quả đào có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. 1. Giàu vitamin C Vitamin C có một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.Ngoài ra, nó còn làm tăng sức đề cao cho các mẹ, giúp cơ, xương, răng, da  và các  mạch máu của bé có thể phát triển một cách tốt nhất. 2. Dồi dào folate Trong đào có chứa một lượng folate dồi dào có thể giúp ngăn chặn một số dị tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Folate là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu tiên. 3. Nhiều kali Hàm lượng kali trong đào rất cao giúp các mẹ giảm các tình trạng co thắt cơ và hỗ trợ các mẹ chống lại các về đề thường gặp khi mang như mệt mỏi, chuột rút và phù. 4. Chất xơ Trong đào có hàm lượng chất xơ cao sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể phòng viêm hay loét dạ dày hiệu quả. Bà bầu có nên ăn đào không? Với những thông tin có bên trên, bạn có thể khẳng định rằng bà bầu có nên ăn đào hay không. Rõ ràng có thể nói ăn quả đào không dễ gây sảy thai theo như quan niệm dân gian. Bởi vậy không thể bỏ qua một loạt trái cây tuyệt vời này khi bạn đang mang thai được.   Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn thắc mắc rằng bà bầu ăn đào có béo không? Việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều, không kiểm soát được sẽ  dẫn đến các biến chứng của thai kỳ. May mắn thay, trong đào có chứa rất ít calo nên nó thích hợp với các mẹ dùng mà không sợ lên cân. Lưu ý khi ăn đào sao cho không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ: Đối với câu hỏi bà bầu có nên ăn đào không, thì câu trả lời là nên ăn nhưng chỉ ăn 2-3 quả trên 1 tuần nếu ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Ăn đào như thế nào rất quan trọng nhưng làm thế nào để chọn được một quả đào ngon cũng không kém phần quan trọng. Các mẹ nên chọn những quả có màu đỏ hồng, vừa chín tới, sau đó mang đi rửa sạch và nên lau sạch những sợi lông  đào rồi hãy thưởng thức. Những sợi lông trên vỏ quả đào gây kích ứng khó chịu với người dùng, và có thể gây rát ngứa cổ họng. Cho nên các mẹ hãy cẩn thận nhé! Qua nội dung của bài viết trên thì các bạn đã có thể biết bà bầu có nên ăn đào hay không rồi nhỉ? Hy vọng các mẹ hãy sử dụng nó một cách hợp không nên lạm dụng quá để không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: Allvitamine Nic Pharma Fe-folic Extra Nic Pharma Calci-D Usa-Nic Pharma Kinax Slimma care Powvita     
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn dứa hay không?

  Trong thời kỳ mang thai bà bầu thường gặp phải vấn đề về thực phẩm nên ăn và không nên ăn gì để đảm bảo một sức khỏe an toàn cho mẹ và bé. Dứa được biết tới là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, theo như quan niệm dân gian mà các mẹ truyền tai nhau thì bà bầu không nên ăn dứa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy liệu dứa có thật sự ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không? Hãy cùng quaythuoc.org tìm lời giải đáp cho thắc mắc "bà bầu có nên ăn dứa hay không?" qua bài viết dưới đây. Trước khi tìm hiểu bà bầu có nên ăn dứa hay không?  ta hãy tìm hiểu về những lời đồn bà bầu không nên ăn dứa: :   Lời đồn "bà bầu không nên ăn dứa" đến từ đâu? Theo nghiên cứu trong dứa có enzyme bromelain, enzyme này có thể phá vỡ các protein trong cơ thể. Vì vậy, nên ăn dứa một cách phù hợp không nên ăn quá nhiều, nếu ăn nhiều quá sẽ gây ra đau rát miệng. Vậy thì nó có liên quan gì đến câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa? Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra bromelain gây co thắt tử cung ở động vật khi bôi trực tiếp vào tử cung. Ngay cả trong các nghiên cứu trên động vật, bromelain chỉ gây các cơn co thắt, nhưng không gây chuyển dạ. Sử dụng bromelain không cho thấy dấu hiệu nào đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bromelain thường được tìm nhiều ở trong phần lõi và ít có trong phần thịt của dứa. Và trên thực tế, chưa thấy trường hợp nào cho thấy ăn dứa mà bị chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.  Vậy đến đây, bạn đã có giải đáp ban đầu cho câu hỏi bà bầu có nên ăn dứa !. Bà bầu có nên ăn dứa? Trong dứa có chứa bromelain và không gây hại cho các mẹ bầu , nếu ăn dứa phù hợp thậm chí còn giúp sức khỏe của các mẹ tốt lên. Trong dứa có rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại sự suy giảm của cơ thể, và đặc biệt là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Theo nghiên cứu, trong dứa có rất nhiều bromelain giúp hệ đường ruột có thể chống lại các vi khuẩn. Ngoài ra dứa là loại quả chứa nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Tất cả đều có lợi cho phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như: Vitamin B1 và ​​B6: Vitamin B1 và Vitamin B6 có tác dụng xây dựng hệ thần kinh và duy trì lưu lượng máu trong cơ thể, giúp cơ thể có một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Nhiều vitamin C: Vitamin C trong dứa giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, vitamin C là chất chống oxy hóa cần thiết cho làn da khỏe mạnh và trong dứa còn có chất bromelain có tác dụng chống lại những triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm. Mangan: Dứa chứa nhiều mangan cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển xương và các mô liên kết. Sắt và axit folic: cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể để sản xuất hồng cầu và axit folic, và ngăn ngừa một số bệnh di tật bẩm sinh cho thai nhi. Acid folic: tham gia vào quá trình tạo máu và ống thần kinh của trẻ. Phụ nữ có thai nếu thiếu acid folic sẽ bị khuyết tật ống thần kinh, vì vậy hãy cung cấp đủ dứa. Đồng: Trong dứa có một lượng đồng và khoáng chất, giúp cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Magie: Trong dứa có chứa magie, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và não bộ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu các mẹ  bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thời kỳ mang thai. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa mang lại những lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé. Một số loại thuốc bổ tốt cho bà bầu  Chế độ ăn uống hàng ngày khó có thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu khi mang thai, phụ nữ thường ốm nghén và ăn uống khó khăn hơn. Vì vậy mà, nên bổ sung vitamin qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo thai kỳ có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Bạn hãy tham khảo một số loại Thực phẩm chức năng chứa các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu dưới đây: CalSource Tribcomplex Hadiphar Vitamin 3B (B1+B6+B12) Nic Pharma Calcitra TV.Pharm Calcium-NIC plus Calcium Geral (ống 10ml) Nic Pharma       
Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

Cùng tìm hiểu: Trẻ bị sốt uống nước dừa được không?

    Dừa không phải là loại quả xa lạ đối với chúng ta. Theo các chuyên gia, nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó phải kể đến natri, kali, sắt, canxi, vitamin C… Nhiều hàm lượng dinh dưỡng là vậy, nhưng mẹ vẫn đắn đo khi trẻ bị sốt uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng chỉ với một lượng vừa phải. Khi bị sốt, đồng nghĩa với việc nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ dễ bị mất nước. Trong khi đó, thành phần nước dừa chứa nhiều kali và khoáng chất thiết yếu có khả năng bổ sung nước cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần vitamin C có trong nước dừa sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Lưu ý khi cho trẻ uống nước dừa Nên cho trẻ uống nước dừa tươi, không uống nước dừa lạnh để tránh bị mất các dưỡng chất quan trọng. Cho con uống từ từ từng ngụm một, có thể bắt đầu bằng 1-2 thìa nhỏ, sau đó tăng dần. Cái gì lạm dụng quá cũng không tốt, vì vậy mẹ chỉ nên cho con uống nước dừa ở mức vừa phải. Bởi uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải. Không cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu… Nếu con đang bị cảm lạnh, trong thực đơn ăn uống của con mẹ cũng nên nói “không” với nước dừa. Một số ít bé có thể bị dị ứng nên lúc đầu, mẹ hãy cho bé uống thử một ít trước. Hoặc nếu không, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu cơ địa bé dễ bị dị ứng thực phẩm. Lợi ích tuyệt vời của nước dừa 1. Tốt cho hệ tiêu hóa Thành phần axit lauric có trong nước dừa, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin. Đây là hợp chất có tác dụng chống virus, kháng khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả trẻ em và người lớn. Đây còn là một loại nước có vị ngọt, thơm ngon tự nhiên, thích hợp giải khát cho trẻ nhỏ và người lớn trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh nước cam thì nước dừa cũng là loại nước uống lý tưởng để chữa trị sốt, cúm. Đặc biệt, nước dừa còn ngăn ngừa nôn mửa, khó tiêu và tiêu chảy, chữa táo bón, đầy hơi và loét dạ dày. Đồng thời, loại nước này còn cung cấp chất điện giải và chất xơ cho cơ thể. 2. Tốt cho hệ tim mạch ​ Nước dừa chứa nồng độ kali và axit lauric khá cao nên có khả năng điều hòa huyết áp và là “liều thuốc” tự nhiên giúp bảo vệ tim mạch. Đặc biệt hơn khi bạn uống nước dừa đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh vặt thông thường. Qua bài viết trên đây bạn cũng đã biết trẻ bị sốt uống nước dừa có được không rồi nhỉ? Nước dừa nếu như uống vừa đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bé yêu nhà mình đó ạ!
Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

Mách bạn: Trẻ bị sốt nên ăn gì và uống gì?

    Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì? Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé! Cần bù nước cho trẻ bị sốt Khi cơ thể bị mất nước, các virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé. Các loại nước, sinh tố trái cây Với các mẹ mới sinh con lần đầu thường thắc mắc không biết: Trẻ bị sốt uống nước cam được không? Trẻ bị sốt uống nước dừa có sao không? Mẹ chỉ cần lưu ý chọn các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn. Đặc biệt, một loại nước hoa quả không thể thiếu đó là nước cam. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi- rút. Cháo, súp hay thức ăn loãng Đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé. Đặc biệt, món cháo hoặc súp được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm. Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm… cũng là những gia vị làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà. Sữa chua Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi trẻ bị sốt hoặc ốm, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục. Để tăng phần hấp dẫn kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ, mẹ có thể chọn tất cả các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: Chuối, cam, xoài, dâu tây… say nhuyễn kèm sữa chua để được 1 ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng. Vậy là tiện cả đôi đường mẹ nhé! Các loại rau xanh tốt cho bé Tất cả các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền… được chế biến dưới dạng luộc hay canh đều cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kỳ cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu trẻ bị sốt và bỏ ăn rau xanh thì mẹ có thể nấu rau xanh lẫn vào súp cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ khi bé bị ốm. Cho trẻ ăn yến mạch vào bữa phụ Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất, vì thế mẹ hãy chọn món này cho con ăn vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức. Uống nước gừng hạ sốt Gừng là loại gia vị có thể giúp “tống đẩy” lượng nhiệt của cơn sốt ra khỏi cơ thể. Với công dụng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, gừng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động miễn dịch trong việc “chiến đấu” với các bệnh viêm nhiễm. Nếu thuyết phục được bé uống được loại nước này thì sẽ rất hiệu quả trong việc giảm sốt, giúp bé tỉnh táo hơn. Mẹ làm nước gừng cho bé uống bằng cách cho 1/2 thìa cà phê gừng tươi băm nhuyễn (tương đương 2,5g) vào 200ml nước sôi, ngâm vài phút rồi cho thêm một ít mật ong hoăch và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Trên đây là 1 số loại nước và đồ ăn tốt cho trẻ khi trẻ đang bị sốt và cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “Trẻ bị sốt nên được ăn gì và uống gì?” của rất nhiều bậc phụ huynh. Khi bé bị sốt hãy chủ động cho bé ăn và uống những thực phẩm ở trên để giúp bé khỏe hơn và mau chóng hồi phục nhé!
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ