Trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối mỗi ngày là tốt?

Trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối mỗi ngày là tốt?

     Chuối là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn của nó. Ngoài ra, chuối cũng là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chuối giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực… Vậy, trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối mỗi ngày là tốt? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé! Trước khi tới với lời giải đáp cho vấn đền mỗi ngày trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối thì Trường Anh sẽ mách bạn 1 số mẹo lựa chuối ngon và mách bạn cách làm 1 số món ăn ngon từ chuối cho bé yêu nhé! Mẹo lựa chuối ngon cho trẻ Để lựa chọn được chuối ngon thì bạn nên chọn những quả chuối chín không đều màu, có những vết đốm đen. Đừng chọn những quả có chín đều màu và có màu vàng đậm vì chuối này có khả năng dùng hóa chất rất cao. Ngoài ra, cũng nên chọn những quả còn nguyên vẹn, không bị nhũn. Chọn những quả vừa chín tới, vì để lâu chuối có thể bị dập hoặc đen. Nếu mua chuối xanh chưa kịp chín thì chọn những nhánh chuối màu xanh đậm, chuối chín từ cuốn chín ra đầu nên chọn những quả vàng gần cuống chuối thì càng tốt. Những món ăn ngon từ chuối cho bé 1. Chuối nghiền trộn sữa công thức - Nguyên liệu: Chuối chín bóc vỏ: 1/2 quả. Nước lọc, sữa công thức pha sẵn hoặc sữa mẹ: 1 thìa. - Cách làm: Bước 1: Chuối đem bóc vỏ, thái nát nhỏ. Bước 2: Dùng thìa nghiền nhuyễn chuối. Bước 3: Trộn nước và sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ vào. Sau đó cho bé ăn món dinh dưỡng này nhé. 2. Sinh tố chuối - Nguyên liệu: Chuối chín: 1/2 quả. Sữa tươi: 25ml. Mật ong: 1/2 thìa canh. - Cách làm: Bước 1: Lột sạch vỏ chuối cho vào cối xây nhuyễn Bước 2: Đổ sữa tươi và mật ong vào, xây cho đến khi hôn hợp mịn. Sau đó cho bé dùng. Vậy trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối mỗi ngày là tốt? Theo nghiên cứu của trường đại học Maryland Medical Center, mỗi ngày trẻ nên bổ sung lượng chuối như sau: Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi nên bổ sung khoảng 500mg chuối. Trẻ sơ sinh 7-12 tháng nên bổ sung khoảng 700mg chuối. Trẻ em trên 1 tuổi nên bổ sung khoảng 1000mg chuối. Trẻ em 2-5 tuổi nên bổ sung khoảng 1400mg chuối. Trẻ em 6-9 tuổi nên bổ sung khoảng 1600mg chuối. Trẻ em trên 10 tuổi nên bổ sung khoảng 2000mg chuối. Vậy là qua những nội dung trên bạn đã biết trẻ cần bổ sung bao nhiêu chuối mỗi ngày là tốt, mẹo lựa chọn chuối ngon và cách làm những món ăn ngon từ chuối cho trẻ rồi đúng không. Đừng quên bổ sung chuối cho trẻ mỗi ngày để bé phát triển được toàn diện nhất nhé!
Mách bạn: 5 tác dụng của chuối với trẻ “không thể bỏ qua”

Mách bạn: 5 tác dụng của chuối với trẻ “không thể bỏ qua”

     Chuối là loại quả được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. Ngoài ra chuối cũng rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Chuối giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực… Cụ thể như thế nào, hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ 5 tác dụng của chuối với trẻ “không thể bỏ qua”. Thông tin dinh dưỡng của chuối Chuối là trái cây bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ sung cho bé phát triển khỏe mạnh như: 5mg vitamin B6 3mg mangan 9mg vitamin C 450mg kali 3g chất sơ 34mg magie 25mcg folate 1mg riboflavin 8mg niaci 81IU vitamin A 3mg sắt. Với những loại vitamin và dưỡng chất ở trên thì chuối sẽ có những tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của trẻ? Cùng tìm hiểu 5 tác dụng của quả chuối với trẻ dưới đây nhé! 5 tác dụng của chuối với trẻ 1. Bổ sung năng lượng mỗi ngày Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 1 quả chuối sẽ chứa từ 100-110 calo, vì thế chuối chính là thực phẩm có thể bổ sung năng lượng hằng ngày. Chuối có thể sử dụng cho bé ở nhiều độ tuổi khác nhau và đặc biệt là tuổi hiếu động và hoạt động chạy nhảy thường xuyên.  Lượng đường trong chuối gồm cả 3 loại saccarose, fructose, glucose. Trong đó glucose có thể hấp thu trực tiếp qua thành ruột non mà không cần tiêu hóa, vì thế mà chuối có thể nạp năng lượng nhanh cho bé. Bạn có thể cho bé ăn trực tiếp (Đảm bảo bé có thể nhai nuốt được), hoặc bổ sung trong các bữa ăn dặm để giúp bé có thêm năng lượng để hoạt động trong ngày. 2. Tăng cường sức mạnh não bộ, hỗ trợ trí nhớ cho bé Thành phần Kali có trong chuối sẽ giúp tăng sức mạnh cho não của bé giúp bé tăng cường trí nhớ, hỗ trợ trong học tập rất tốt. Ngoài ra, chuối còn có chứa rất nhiều Vitamin B, là thành phần hỗ trợ thần kinh cho bé phát triển tốt nhất. 3. Tăng cường thị lực giúp bé có đôi mắt sáng Khi nhắc tới tác dụng của chuối đối với trẻ thì không thể bỏ qua tác dụng đối với đôi mắt của bé. Trong chuối có chứa  beta-carotene chuyển hóa thành Vitamin A có lợi cho mắt. Hơn nữa, trong chuối còn có chứa Vitamin C, Vitamin E  và chất Lutein sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng nên giúp tăng cường thị lực. Ăn chuối sẽ giúp bé có đôi mắt sáng, cải thiện thị giác rất tốt đấy nhé! 4. Cung cấp Vitamin cần thiết để bé phát triển tốt Hàm lượng Vitamin C, Vitamin B6, Magie, Kali cao có trong chuối rất cần thiết trong việc chuyển tải các xung thần kinh và chuyển hóa các axid amin, tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Nếu muốn bé phát triển toàn diện thì bạn không nên bỏ qua Chuối, bởi nó sẽ là 1 trong những lựa chọn tốt nhất. Tác dụng của chuối là bổ sung vitamin thiết yếu cho bé nên mẹ đừng quên tác dụng này nhé. 5. Tăng cường hệ tiêu hóa cho bé Tác dụng của chuối với trẻ là giúp bé tăng cường hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa hoàn thiện, vì vậy cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển tốt hơn. Chuối là một trong những lựa chọn tốt nhất cho giúp bạn trong giai đoạn này. Trong chuối chứa prebiotic, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm tình trạng táo bón, tăng cường sức khỏe đường ruột ở trẻ. Chuối có đặc tính mềm, dễ nuốt dễ tiêu hóa và dạ dày không phải co bóp nhiều nên hoạt động tiêu hóa của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trên đây là 5 tác dụng của chuối với trẻ “không thể bỏ qua”. Cha mẹ đừng quên bổ sung chuối cho trẻ mỗi ngày để giúp chăm sóc sức khỏe của trẻ và giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất nhé!
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn chuối sáp luộc được không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn chuối sáp luộc được không?

     Chuối sáp là loại chuối quả nhỏ và mập, khi chín màu vàng. Loại chuối này không giống với những loại chuối khác như chuối lá, chuối tiêu, bởi nó không thể ăn sống được mà phải luộc chín hoặc chế biến thì mới có thể ăn được. Chuối sáp luộc khi ăn có cảm giác giòn sần sật, vị ngọt thanh rất dễ ăn. Trong chuối sáp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại thắc mắc rằng “Bà bầu ăn chuối sáp luộc được không?” Để biết được bà bầu có thể ăn chuối sáp luộc hay không thì mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé! Bà bầu ăn chuối sáp luộc được không? Thành phần dinh dưỡng có trong chuối sáp luộc Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có trong chuối sáp gần giống như các loại chuối khác. Nhưng nổi bật nhất là hàm lượng Kali và Vitamin B6 có trong chuối sáp cao hơn hẳn các loại chuối khác: Calo: 89kcal; Nước: 74,91g; Carbohydrate: 22,84g; Đường: 12,23g; Protein: 1,09g; Chất xơ: 2,6g; Chất béo: 0,33g; Vitamin B1: 0,031mg; Vitamin B2: 0,073mg; Vitamin B3: 0,665mg; Vitamin B6: 0.367mg; Axit folic (Vitamin B9): 20mcg; Vitamin C: 8.7mg; Vitamin A: 64IU; Vitamin E: 0.10mg; Vitamin K: 0.5mcg; Canxi: 5mg; Sắt: 0.26mg; Phốt pho: 22mg; Magiê: 27mg; Kẽm: 0.15mg. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn chuối sáp luộc sẽ mang lại nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé. Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Khi luộc chín thì mật chuối sẽ dồn vào giữa trái. Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu ăn chuối sáp luộc được không?” chính là “có” nhé! Tuy nhiên, cũng đừng vì thế là lạm dụng ăn quá nhiều chuối sáp luộc nhé, chỉ nên ăn vừa đủ thì mới có tác dụng tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thì bà bầu không nên ăn quá 1-2 quả/ngày. Cùng tìm hiểu tác dụng của chuối sáp luộc đối với bà bầu qua nội dung dưới đây. 7 công dụng khi bà bầu ăn chuối sáp luộc 1. Giảm căng thẳng Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn khoảng 2 quả chuối sáp mỗi ngày có thể giúp cơ thể thoải mái hơn. Bà bầu ăn chuối sáp luộc sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, khi phải đối mặt với công cuộc vượt cạn. 2. Tốt cho thần kinh Hàm lượng vitamin B6 có trong chuối sáp cao hơn hẳn các loại chuối khác. Bà bầu ăn chuối sáp luộc sẽ bổ sung đủ dưỡng chất này giúp tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi một cách toàn diện nhất. 3. Tốt cho tiêu hóa Những người có dạ dày kém, hay bị tiêu chảy hay táo bón thì ăn chuối sáp là một trong những cách tốt nhất để tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ bị chứng táo bón hoành hành. Hàm lượng chất xơ và các khoáng chất dồi dào trong chuối sáp sẽ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. 4. Ngăn ngừa thiếu máu Chuối sáp có hàm lượng sắt dồi dào, bà bầu ăn chuối sáp luộc giúp kích thích quá trình sản sinh hemoglobin. Từ đó giúp giảm chứng thiếu máu, cung cấp đủ máu nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, nó còn giúp vận chuyển oxy khắp cơ thể giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. 5. Điều hòa huyết áp Với hàm lượng khoáng chất kali dồi dào, bà bầu ăn chuối sáp luộc giúp điều hòa huyết áp. Những mẹ bầu mắc bệnh huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh huyết áp nên dùng 2 quả chuối sáp luộc mỗi ngày. Dưỡng chất có trong loại quả này sẽ giúp huyết áp mẹ ổn định hơn rất nhiều so với thuốc. 6. Giảm chuột rút Hàm lượng kali có trong quả chuối này sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi những cơn chuột rút cơ bắp. Với mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3 hay bị đau chân, chuột rút ở chân thì đây là một giải pháp tuyệt vời. Vừa giúp giảm đau, lại cung cấp dưỡng chất tốt cho cơ thể. 7. Ngăn ngừa ung thư Một nghiên cứu từ trường Đại học Tokyo cho thấy. Những quả chuối sáp luộc chín có chứa hợp chất hóa học giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có một sức khỏe tốt. Top thuốc bổ tốt nhất cho bà bầu được các chuyên gia khuyên dùng Chế độ ăn uống hàng ngày rất khó để cung cấp đủ dinh dưỡng. Đặc biệt, giai đoạn đầu mang thai, phụ nữ thường bị ốm nghén, ăn uống kém. Chính vì vậy, nên bổ sung vitamin tổng hợp qua Thực phẩm chức năng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt. Tham khảo các loại Thực phẩm chức năng chứa các nhóm chất cần thiết cho bà bầu dưới đây: 1. Thuốc bổ cho bà bầu của Mỹ: Mama - Extra  Estrobon New Prenatal  NataLuc  PROVID-DHA  New GP-Natal  Pregnancy Care super Nataboost 2. Thuốc bổ cho bà bầu của Úc: Elevit  Bio island DHA  Ovu-fort Bonsalus  Momvita Ferngrove  Mumsalus Blackmores Conceive Well™ Gold KiddieCal 3. Thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho bà bầu: Erimcan Oribio Canxi NaNo Tasuamum Calci Kal Dicarbo  Caledo Siscozol  4. Thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bà bầu: Greenramin  Nameviko  Eska Folvit  Humared  Safoli  Feron 3+  Vitfermin 
6 "thủ phạm" khiến con bị đầy bụng bạn có biết?

6 "thủ phạm" khiến con bị đầy bụng bạn có biết?

    6 "thủ phạm" khiến con bị đầy bụng bạn có biết? Nhắc tới đầy bụng ở trẻ nhỏ thì nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ tới những đồ ăn như là đồ chiên dầu, kẹo bánh,… Những đồ ăn như vậy thực sự là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, nhưng còn có 1 số thực phẩm khác có thể khiến trẻ bị đầy bụng mà bạn không thể ngờ tới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết tới 6 "thủ phạm" khiến con bị đầy bụng Khoai tây nghiền Khoai tây là thực phẩm có chứa nhiều protein, calo, vitamin và rất nhiều những nguyên tố vi lượng khác. Bởi vậy mà nhiều mẹ tin rằng khoai tây chính là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng lý tưởng cho con. Tuy nhiên,  có một lầm tưởng trong quá trình chế biến các món ăn từ khoai tây chính là nguyên nhân biến khoai tây nghiền có thể chính là thủ phạm khiến con bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Khoai tây khi được nghiền nát cùng với những loại hương liệu hay gia vị khác thì có thể sẽ mất chất dinh dưỡng hoặc bị biến đổi. Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên dùng khoai tây hấp chín và nghiền nát, tuy nhiên đừng cho thêm vào đó bất kỳ loại hương liệu nào khác. Bông cải xanh và cải bắp Bông cải xanh và cải bắp có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng nhiều loại rau này cũng không hoàn toàn tốt cho sức khỏe bởi nó sẽ khiến dạ dày của bé yêu gặp vấn đề. Sở dĩ nói vậy là vì trong bông cải xanh và cải bắp có nhiều chất xơ có thể kéo dãn dạ dày, dễ dàng dẫn tới khí dư thừa tích tụ bên trong dạ dày.Giải pháp đơn giản nhất là ăn cải đã được luộc chín nhừ, để cho các hợp khí lưu huỳnh trong rau bị vô hiệu hóa.  Kem và thực phẩm lạnh Đây là món ăn mà hầu như đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, khi trẻ bị đầy hơi, đau bụng, phản ứng của cơ thể chính là tránh xa những loại thực phẩm được chế biến từ sữa, chẳng hạn như kem, đồ uống lạnh,… Bởi, khi trẻ ăn nhiều những loại thực phẩm này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu. Vì thế, hạn chế ăn đồ đông lạnh là cách tốt nhất để bạn đảm bảo rằng bé yêu không bị đau bụng và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cho trẻ. Các loại đậu Đậu là thực phẩm “khét tiếng” trong việc gây ra chứng khó tiêu. Trong, đậu có chứa các chất oligosaccharides như stachyose và raffinose, là vi khuẩn lên men, có thể khiến bụng bé bị đầy, ợ hơi và nhiều triệu chứng khác. Đây cũng chính là nguyên nhân mà bác sĩ khuyên các bệnh nhân bị loét dạ dày nặng không ăn sản phẩm đậu nành bởi vì nó có nhiều purine, có thể làm cho dạ dày tiết ra các dịch vị. Viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn cũng không nên ăn đậu nành để không làm kích thích tiết axit dạ dày và gây đầy hơi. Trong thực đơn của trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn vẫn nên cho bé ăn đậu. Tuy nhiên, nên dùng đậu để nấu canh bởi khi nấu cùng với nước, các chất xơ trong đậu sẽ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe hơn cả. Hành, tỏi tây Mặc dù hành tỏi tây từ lâu đã được biết đến là những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bảo vệ tim rất tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng hành tỏi tây không đúng cách thì loại thực phẩm này lại chính là nguyên nhân khiến bé nhà bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Để hạn chế những tác dụng phụ do loại thực phẩm này gây ra, thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho bé ăn các thực phẩm này ở dạng được nấu chín thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn và không lo các tác dụng tiêu cực. Thực phẩm chiên  Những đồ ăn chiên dầu như gà rán, khoai tây chiên,… rất giàu chất béo và chất này nếu tích tụ nhiều trong dạ dày sẽ gây đau bụng. Ngoài ra, dầu mỡ ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất gọi là "acrylic", chất này gây khó tiêu hóa. Vì thế các mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm ở dạng chiên. Trên đây là 6 "thủ phạm" khiến con bị đầy bụng bạn nên biết tới, hãy hạn chế cho bé ăn quá nhiều những đồ ăn ở trên để giúp sức khỏe dạ dày của trẻ được tốt hơn.
Biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu"

Biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu"

     Trong suốt thời kỳ phát triển của trẻ, thì việc trẻ ăn ngoan, chơi ngoan, ngủ ngoan hay không hay sức khỏe của trẻ có tốt hay không đều là những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại bệnh rất khó phát hiện, nhưng không phải là không thể phát hiện được. Bài viết dưới đây, quaythuoc.org sẽ mách bạn cách nhận biết tình hình sức khỏe của trẻ qua 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu". 1. Trẻ thay đổi tư thế ngủ liên tục Sau khi trẻ ngủ say, nếu mẹ phát hiện trẻ thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, một lúc nằm ngửa, một lúc nằm nghiêng, có lúc nằm sấp, có lúc lại cuộn tròn thì đây có thể là "tín hiệu cầu cứu" của lá lách và dạ dày, trẻ cơ thể bị tích tụ thức ăn, chướng bụng gây nên sự khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám để biết được liệu sức khỏe của trẻ có vấn đề gì không. 2. Đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ Tình trạng đổ mồ hôi nhất là vào mùa hè nóng nực khi ngủ là tình trạng thường thấy, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể của trẻ lại cao hơn so với người lớn, thì tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, bình thường vào mùa hè, trước tiên mọi người đều sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong phòng trước khi đi ngủ, đến khi cảm thấy nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thoải mái nhất. Tuy nhiên, trẻ sau khi ngủ, mặc dù nhiệt độ trong phòng rất thích hợp, nhưng tóc, quần áo, gối của trẻ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lúc này cha mẹ cần phải cảnh giác các bệnh về lá lách và dạ dày của trẻ. 3. Nghiến răng thường xuyên khi ngủ Nghiến răng thường xuyên khi ngủ tại sao lại là 1 trong 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu" là bởi vì: Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, nếu trẻ có tật nghiến răng, cha mẹ nhất định phải chú ý, trẻ nghiến răng thường xuyên không phải là việc tốt, tình trạng này có thể là biểu hiện cho thấy cơ quan nội tạng trẻ không khỏe. Để giảm bớt triệu chứng nghiến răng của trẻ, khi chuẩn bị bữa tối cha mẹ không được cho trẻ ăn quá no, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. 4. Ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ Chảy nước dãi khi ngủ có thể là do trẻ mơ thấy đồ ăn mà chúng thích như kẹo, bánh,… Tuy nhiên, nếu ngày nào trẻ cũng chảy nước dãi khi ngủ thì đây cũng có thể là một loại "tín hiệu cầu cứu" từ lá lách và dạ dày của trẻ, nó cho thấy trẻ bị chứng khó tiêu. Chảy nước dãi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đối với trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng do các cơ quan trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, sự phát triển của từng cơ quan chưa hoàn thiện, trẻ thường bị chảy nước dãi khi ngủ. Nhưng với trẻ lớn hơn vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể thức ăn trẻ ăn vào bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng lá lách và dạ dày. Do đó, khi trẻ lớn bị chảy nước dãi thường xuyên khi ngủ, cha mẹ phải hết sức lưu ý. 5. Trẻ bị hôi miệng sau khi ngủ dậy Mỗi sáng ngủ dậy thấy trong miệng có mùi hôi đặc biệt thì đây là biểu hiện của bệnh hôi miệng. Hôi miệng còn được chia thành hôi miệng sinh lý và hôi miệng bệnh lý. Hôi miệng sinh lý là do lượng nước bọt tiết ra trong miệng sau khi đi ngủ về đêm, do các chất cặn bã thức ăn chưa được làm sạch, sáng hôm sau ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Còn lại là hôi miệng bệnh lý, là tín hiệu "báo động" do dạ dày và ruột có bất thường, nên khi trẻ ngủ dậy buổi sáng có mùi chua đặc biệt trong miệng. Trên đây là 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu", khi thấy có biểu hiện cha mẹ nên cho trẻ đi khám để xem sức khỏe của trẻ đang có vấn đề gì hay không.
Điểm mặt:Những quan niệm sai lầm về "dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn"

Điểm mặt:Những quan niệm sai lầm về "dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn"

      Dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiêu tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là về chiều cao. Ý thức được điều này, hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã chú trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, do chưa thực sự hiểu về dinh dưỡng cho trẻ mà các bậc phụ huynh đã có những quan niệm sai lầm về "dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn", điều này không những không giúp trẻ cao lớn mà còn có thể lấy mất 20cm chiều cao tối ưu của trẻ. Bài viết dưới đây Trường Anh sẽ giúp bạn nhận ra những quan niệm sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ. Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (ĐH Worcester-Anh) đã tóm tắt lại nghiên cứu mới về vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS. Ezzati, ĐH Imperial College London (Anh) sau khi đánh giá gần 65 triệu trẻ em trên toàn thế giới, vừa được công bố trên tập san y khoa nổi tiếng Lancet đầu tháng 11 này. Dinh dưỡng và di truyền đối với sự phát triển chiều cao “Cha mẹ lùn, con lùn. Cha mẹ cao, con cao”. Liệu đó có phải là số phận! Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều mong đợi đạt được chiều cao tối ưu kì vọng bởi di truyền của cả cha mẹ. Con số này có thể tính đơn giản như sau: Bé trai = ([chiều cao của cha] + [chiều cao của mẹ])/2 + 6.5cm (+/- 8.5cm). Bé gái = ([chiều cao của cha] + [chiều cao của mẹ])/2 - 6.5cm (+/- 8.5cm) Tuy nhiên, con đường để đạt chiều cao kì vọng này và phần cm được cộng (+) hay bị (-) có ảnh hưởng lớn bởi yếu tố môi trường. Nghiên cứu của GS. Ezzati đã nhấn mạnh yếu tố môi trường quan trọng xuyên suốt quy trình này là dinh dưỡng đúng - nó không chỉ quan trọng ở giai đoạn trước 5 tuổi như nhiều cha mẹ thường quan tâm, mà là cả quy trình trước 19 tuổi. Đây là nghiên cứu có giá trị cao về bằng chứng khoa học vì có đến 200 quốc gia tham gia, từ những quốc gia có chỉ số chiều cao trung bình thuộc dạng cao nhất thế giới ở Âu Châu như Hà Lan, Đan Mạch… đến những quốc gia có chiều cao khiêm tốn hơn ở các khu vực như Châu Mỹ La Tinh, Đông Nam Á. Những quan niệm sai lầm về "dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn" 1. Quá chú tâm đến những thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng chiều cao mà bỏ quên cả quy trình dinh dưỡng đúng và đa dạng Sai lầm đầu tiên cần nhắc tới đó chính là: Quá chú tâm đến những thực phẩm dinh dưỡng giúp tăng chiều cao mà bỏ quên cả quy trình dinh dưỡng - cái mà cần đúng và đa dạng, bởi sự phát triển chiều cao không chỉ dựa trên một loại thực phẩm riêng biệt nào. Việc tìm kiếm và bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao là tốt nhưng cha mẹ đừng quên phải chú ý cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bởi, không có bằng chứng nào nói rằng ăn 1 loại thực phẩm nào nhiều sẽ giúp trẻ cao lớn. 2. Đánh đồng quan điểm to lớn với cao lớn Theo tìm hiểu thì hiện nay có một số cha mẹ thường đánh đồng quan điểm to lớn với cao lớn. Họ tự hào rằng: “Con em to bự nhất lớp” và cho rằng to thì sẽ cao. Việc nắm giữ quan niệm sai lầm này đã làm nhiều cha mẹ thường ép hay dụ trẻ ăn bằng mọi cách. Tuy nhiên, điều này được chứng minh ngược lại, đặc biệt với các bé sau 2 tuổi: Trẻ càng phát triển chiều ngang (vòng bụng) thì chiều cao trẻ giảm khi trưởng thành. Điều này được nhấn mạnh trong báo cáo của TS. Stovitz. Nuôi con bằng cách “vỗ béo” chỉ làm bé tăng nguy cơ dậy thì sớm, các bệnh tim mạch và đái tháo đường, chứ không giúp trẻ cao lớn hơn khi trưởng thành. Trẻ dậy thì sớm cũng có chiều cao giảm khi trưởng thành, theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Kozieł, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. 3. Bổ sung canxi giúp trẻ cao lớn Canxi là chất không thể thiếu khi trẻ phát triển chiều cao vì thế, việc bổ sung canxi là rất cần thiết nếu muốn trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa nắm rõ và thật sự hiểu cách bổ sung canxi cho trẻ sao cho hiệu quả mà họ đã bổ sung canxi một cách vô tội vạ cho trẻ vì mong trẻ cao hơn. Thực tế cho thấy, điều này không những không hiệu quả, mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ như vấn đề về thận, tim mạch nếu dư thừa. Bổ sung canxi từ thuốc hay thực phẩm chức năng là không nên trừ khi có lời khuyên của chuyên gia. Thực ra, có khá nhiều thực phẩm chứa canxi trong tự nhiên. Ví dụ, sữa được biết là nguồn canxi dồi dào. Ngoài ra, sữa cũng chứa vitamin D và axit amin thiết yếu - những tổ hợp chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả canxi vào cơ thể. Canxi tự nhiên từ thực phẩm là dạng cơ thể trẻ dễ hấp thụ và không có nguy cơ bị dư thừa. Ngoài sữa, cũng có những thực phẩm khác cũng giàu canxi như phô mai, tôm, cá,… 4. Ăn nhiều thịt và uống nhiều sữa giúp trẻ thêm cao Đây cũng là suy nghĩ chưa đúng bởi, khi thu nạp nhiều hơn nhu cầu của cơ thể dù chất dinh dưỡng có tốt đến đâu đều không tốt. Sự phát triển chiều cao của trẻ có thể cần nguồn nguyên liệu như axit amin thiết yếu từ chất đạm thịt cá hay canxi từ sữa, nhưng quá dư thừa có thể gây ra nhiều vấn đề. Bằng chứng cũng cho thấy chế độ ăn quá dư thừa đạm trước 6 tuổi có thể ảnh hưởng đến cân nặng và tích lũy mỡ trong tương lai của trẻ. Hay, uống nhiều sữa trong ngày có thể ảnh hưởng đến lượng ăn của trẻ và giảm tính đa dạng của thực phẩm. Do đó, lượng sữa nên thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển của trẻ. - Trẻ 1-2 tuổi nên duy trì không quá 500ml/ngày các loại. - Trẻ từ 2 tuổi, sữa được xem là 1 khẩu phần dinh dưỡng phụ hằng ngày, khoảng 200-300ml/ngày. Có thể lựa chọn những loại sữa có bổ sung thêm những dưỡng chất khác để tăng nguồn dinh dưỡng cũng như sự đa dạng Trên đây là 4 quan niệm sai lầm “về dinh dưỡng giúp trẻ cao lớn" mà cha mẹ cần biết và tránh mắc phải nếu muốn con phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất.
Khuyến cáo: 4 loại nước không nên cho trẻ uống

Khuyến cáo: 4 loại nước không nên cho trẻ uống

     Uống nước đúng thời điểm cũng là cách giúp trẻ có được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn cho trẻ uống nước đúng thời điểm nhưng lại không tìm hiểu xem loại nước nào trẻ nên uống và loại nước nào trẻ không nên uống thì sức khỏe của trẻ vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết 4 loại nước không nên cho trẻ uống. 1. Nước quá lạnh hoặc quá nóng Nước nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày, về lâu dài sẽ kích thích răng miệng ê buốt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Trẻ em và người lớn có khả năng tiếp xúc với nhiệt khác nhau. Nhiệt độ nước người lớn uống có thể quá nóng đối với trẻ em. Nước quá lạnh cũng không nên cho trẻ uống. Nhiệt độ nước tốt nhất nên 35 - 38 độ C. 2. Nước có hàm lượng khoáng chất quá cao Nước có hàm lượng khoáng chất cao sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Quá nhiều khoáng chất trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng thành phần nước trong cơ thể. Nó không bổ sung nước mà ngược lại còn làm thất thoát nước ra ngoài. 3. Nước có đường và nước trái cây Mặc dù nước ngọt hay nước trái cây rất ngon nhưng nó chứa quá nhiều đường, dễ làm tăng gánh nặng cho tim, thận, gây ra béo phì và nhiều bệnh khác. Nạp quá nhiều đường còn cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi không được ăn đồ ngọt, trên 1 tuổi nên ăn càng ít càng tốt. 4. Nước đun sôi để qua đêm Nước đun sôi để quá lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trong không khí có cơ hội xâm nhập vào, làm suy giảm chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, không nên uống nước đã để quá 24 giờ.Và những loại nước đóng chai đã mở nắp, không được uống sau vài ngày. Qua bài viết này, bạn cũng đã biết 4 loại nước không nên cho trẻ uống sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ba mẹ hãy chú ý tránh cho trẻ sử dụng nước sai cách nhé!
4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh

    Nếu muốn bảo vệ sức khoẻ cho con cái một cách toàn diện, cha mẹ cần chú ý một số khung thời gian cho trẻ uống nước. Và bài viết dưới đây Trường Anh sẽ mách bạn 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh và trẻ sẽ nhận vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Tờ Daily Mail từng đưa tin rằng, hàng trăm sinh viên đại học trước kỳ thi nếu uống nước sẽ có điểm số cao hơn 10%. Trong khi đó, Đại học London cũng từng thực hiện một cuộc khảo sát có liên quan. Họ chia những đứa trẻ 9 tuổi thành 2 nhóm, 1 nhóm uống 250ml nước, nhóm còn lại không uống trước kỳ thi. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ uống nước có điểm số cao hơn 34%. Để giải thích cho điều này, sau hàng loạt nghiên cứu, người ta tin rằng, các tế bào não sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi được bổ sung nước. Nước có tác dụng thúc đẩy khả năng nhận thức. Nếu con người không được cung cấp đủ nước, sẽ dễ bị rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Trong trường hợp mất nước nhẹ, có thể dẫn tới đau đầu, cáu gắt, mệt mỏi, suy giảm nhận thức. Thế nhưng trường hợp ngược lại, nếu uống quá nhiều nước cũng làm nặng gánh cho tim và thận, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Uống nước rất quan trọng nhưng cách uống càng quan trọng hơn. Vì sức khỏe của con cái, cha mẹ cần tìm hiểu cách uống nước phù hợp nhất. Tiêu chuẩn lượng nước cần thiết ở trẻ em: Trẻ từ 12 đến 36 tháng: 100ml - 110ml/NGÀY Trẻ từ 3 đến 13 tuổi: Nhu cầu nước hàng ngày của bé trai là 1500 - 1800ml, bé gái là 1200 - 1600ml. Trẻ từ 13 tuổi trở lên: Nhu cầu nước hàng ngày cho bé trai là 2000 - 2500ml và bé gái là 1500 - 1700ml. Thời gian uống nước như thế nào cho đúng? Trẻ rất ít khi tự giác uống nước, trừ phi đến mức khát không thể chịu đựng được, lúc này cơ thể đã trong tình trạng mất nước nhẹ. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để trẻ uống nước. Vì vậy, cha mẹ cần lựa thời điểm cho trẻ uống một cách chính xác. 1. Giữa các bữa ăn Uống nước trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no lâu, ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, về lâu dài sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường, dễ gây khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn là lựa chọn tốt hơn. 2. Sau khi thức dậy Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, bởi nó có thể khiến trẻ buồn tiểu giữa đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và tăng gánh nặng cho thận. Sau một giấc ngủ dài, trẻ rất dễ bị khô miệng, lúc thức dậy sẽ thường sẽ rất khát. Vì vậy, việc bổ sung nước lúc này có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng thận. 3. Sau khi tắm Khi tắm, không gian kín gió và nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, trẻ sẽ cảm thấy khát và da bị khô.Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên uống nước cho trẻ sau khi tắm khoảng 15 phút, việc sổ sung nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc trong cơ thể và giảm khô da. 4. Sau khi khóc Trẻ thường hay quấy khóc, nhiều lúc khóc không ngừng nghỉ cả tiếng đồng hồ. Khi trẻ ổn định về mặt cảm xúc, đó là lúc cha mẹ nên cho trẻ uống nước bù. Khóc sẽ làm tiêu hao nước trong cơ thể, khiến cổ họng bị khô, đau rát. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này. Bài viết trên đây đã giúp bạn biết 4 thời điểm uống nước giúp trẻ khỏe mạnh, hãy chú ý cho trẻ uống nước đúng cách để trẻ khỏe mạnh nhé!
Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

Mách bạn: Cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh

     Thời điểm giao mùa là thời điểm mà trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết khiến ba mẹ lo lắng, tuy nhiên vì nó có biểu hiện khá giống với cảm lạnh nên nhiều bậc cha mẹ hay nhầm lẫn giữa dị ứng và cảm lạnh. Vậy lám sao để phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Cách phân biệt giữa dị ứng thời tiết với cảm lạnh Các triệu chứng tại mũi do dị ứng khá giống với cảm lạnh: chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, tuy nhiên trong viêm mũi do dị ứng thường thấy ngứa mũi nhiều, có thể kèm theo mất vị giác. Nếu do dị ứng, các triệu chứng viêm mũi thường tái diễn nhiều lần, tương tự nhau mỗi khi tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi nhà, lông chó mèo, nơi ẩm mốc,... Triệu chứng của viêm mũi do dị ứng thường kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, theo mùa (liên quan đến mùa phấn hoa) hoặc quanh năm (liên quan đến các dị nguyên như bọ nhà, nấm mốc). Các triệu chứng toàn thân của viêm mũi dị ứng như mệt mỏi, thiếu ngủ, giảm tập trung thường kéo dài khi bệnh không được điều trị ổn định. Nếu bé có sổ mũi, nên kiểm tra dịch tiết: Nếu chất nhầy đặc và có màu thường là bé bị cảm lạnh. Nếu bé bị dị ứng, dịch mũi tiết ra thường trong và lỏng. Hắt hơi cùng với ngứa, đỏ, chảy nước mắt thường cho thấy là bé bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mề đay. Lời khuyên của thầy thuốc Thời điểm giao mùa chính là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thời tiết. Cách phòng ngừa dị ứng hiệu quả nhất là giảm thiểu tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Cha mẹ và người chăm sóc nên thực hiện các biện pháp sau: Hạn chế đưa trẻ ra ngoài nếu như không cần thiết. Trường hợp cho bé ra ngoài cần phải trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,... Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, dọn sạch những nơi ẩm mốc. Nếu thấy trẻ bị dị ứng nhiều hơn khi ở trong nhà, cần thay chăn ga thường xuyên, hạn chế đồ vải như thú nhồi bông, thảm, rèm, mở cửa thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với nơi nhiều bụi như kho chứa đồ. Nếu trẻ dị ứng với phấn hoa, bụi thì nên đóng kín cửa vào mùa phấn hoa. Giữ không khí sạch và vệ sinh bộ lọc điều hòa mỗi tháng một lần. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin cần thiết như nước cam, bưởi, dưa hấu,... Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát: Các loại cá, rau xanh, hoa quả,... Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu trẻ không có tiền sử dị ứng thức ăn, không cần kiêng khem hay hạn chế đồ ăn của trẻ. Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Trên đây là cách phân biệt dị ứng thời tiết và cảm lạnh sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phân biệt giữa dị ứng thời tiết và cảm lạnh.
Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

Mách cha mẹ: Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết

     Dị ứng thời tiết mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Và thời điểm giao mùa chính là thời điểm mà bé dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Vậy khi trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xử lí khi trẻ dị ứng thời tiết. Nguyên nhân bé dị ứng thời tiết Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ứng thời tiết. Dị ứng thường có tính di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng, con cái có nhiều khả năng dễ bị dị ứng. Nguy cơ này càng tăng khi cả cha và mẹ đều bị dị ứng. Ngoài việc sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ thì còn rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch. Lúc này cơ thể bé sẽ tiết ra một lượng lớn histamin sẽ gây ra tình trạng dị ứng trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy. Thời tiết khi giao mùa lúc ẩm, lúc hanh khô, lúc nóng lúc lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho các phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn phát triển và phát tán mầm bệnh. Đây cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng thời tiết. Khi có chất gây dị ứng trong không khí, chẳng hạn như nấm mốc hoặc phấn hoa, hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với những chất gây dị ứng đó. Hệ miễn dịch coi những chất này là những “kẻ xâm lược gây hại” và cố gắng chống lại, dẫn đến việc giải phóng histamin. Điều này gây ra một số triệu chứng, như sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ho và nổi mề đay. Trầm trọng hơn khi những triệu chứng này đi kèm với khó thở hoặc nôn. Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh Cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát khi thấy trẻ có những biểu hiện dị ứng thời tiết. Trước tiên, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp. Dù hiếm nhưng đôi khi dị ứng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ. Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bé tiếp xúc với một chất gây dị ứng nhất định sau vài phút. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mất hơn 30 phút để xuất hiện. Các triệu chứng có thể bao gồm: Nổi mề đay, da đỏ ửng, ngứa; Mạch nhanh hay yếu; Nôn, buồn nôn hoặc tiêu chảy; Chóng mặt; Khó thở và thở khò khè... Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay để được xử trí kịp thời. Trên đây là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết và cách xử trí khi trẻ dị ứng thời tiết sẽ giúp ích cho ba mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của con.
Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

Điểm mặt: Những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ

     Mùa hè chính là thời điểm thời tiết khó chịu nhất trong năm vì thời tiết vừa nóng mà lại mưa nắng thất thường. Thời tiết như vậy cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, siêu vi,… phát triển và gây bệnh cho trẻ. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, bệnh mùa nắng nóng ở trẻ hay nói cách khác là vào mùa nắng nóng, trẻ em dễ mắc phải các bệnh thuộc 3 nhóm sau đây: Nhóm bệnh phổ biến mùa nóng Tiêu chảy: Nắng nóng khiến thức ăn dễ bị hư hỏng, ôi thiu, ô nhiễm môi trường, trẻ dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khiến cho trẻ dễ bị tiêu chảy đặc biệt là tiêu chảy cấp. Ngộ độc thức ăn: Thời tiết nắng nóng nếu như thức ăn không được bảo quản kỹ, đúng cách và việc chế biến thức ăn cho trẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc. Đặc biệt là ở môi trường như là nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non. Viêm đường hô hấp cấp tính: Như là viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm Amiđan, viêm VA,… Nhiễm siêu vi: Như siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, siêu vi gây bệnh tay chân miệng, siêu vi sởi, siêu vi cúm, siêu vi gây bệnh thủy đậu… ​ Nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" thường xuất hiện mùa nắng nóng Bệnh thủy đậu (trái rạ): Căn bệnh này rất phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Đây là că bệnh rất dễ lây lan, lây lan qua đường hô hấp, bệnh này thường xuất hiện theo mùa, và tháng cao điểm nhất đó là vào tháng 4. Nhóm bệnh Sởi - Quai bị - Rubella: Cũng như thủy đậu, nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp, và được xem là nhóm bệnh "đến hẹn lại lên" vì bệnh cũng thường phổ biến vào tầm tháng 2 - 6 hàng năm. Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B) là 1 trong những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ: Vào mùa hè đặc biệt là mùa mưa từ tháng 6-7 là thời điểm bệnh xuất hiện nhiều nhất và có tỉ lệ gia tăng các ca bệnh cao nhất trong các tháng. Viêm màng não ở trẻ em: Theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh này thường có xu hướng gia tăng trong dịp hè nắng nóng nhất là tình trạng trẻ nhập viện do viêm màng não thường phổ biến vào thời điểm này. Nhóm bệnh xảy ra quanh năm Bệnh tay chân miệng: Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh,… Bệnh chân tay miệng xuất hiện quanh năm và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Sốt xuất huyết: Mặc dù đây là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng, thời điểm gia tăng mạnh nhất là vào mùa hè. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm với trẻ. Trên đây là những căn bệnh mùa nắng nóng ở trẻ mà trẻ hay gặp phải. Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh thì cha mẹ hãy chủ động phòng và ngăn ngừa bệnh cho trẻ nhé!
Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

Trẻ bị viêm tai giữa, phải làm sao bạn có biết?

     Viêm tai giữa là tình trạng niêm mạc tai giữa bị tăng tiết, tai giữa chứa dịch. Đối tượng thường hay mắc bệnh này đó chính là trẻ em, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe và quá trình phát triển của trẻ. Và theo thống kê từ có tới 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Vậy trẻ bị viêm tai giữa điều trị bằng cách nào và làm sao để phòng ngừa viêm tai ngữa tái lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời. Khi viêm tái diễn sẽ khiến cho trẻ ăn kém, ngủ kém, gầy sút cân, quấy khóc nhiều; làm giảm chất lượng cuộc sống của cả trẻ và bố mẹ. Viêm tai giữa tái diễn có thể gây nghe kém, ảnh hưởng tới quá trình học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ, quá trình phát triển nhận thức và tư duy của trẻ, khiến trẻ chậm nói, giao tiếp kém, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm tai giữa tái diễn chính là tình trạng vêm tai giữa bị tái đi tái lại từ 3 đợt khác nhau trong vòng 6 tháng hoặc từ 4 đợt trở lên trong vòng 12 tháng. Phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn Mặc dù viêm tai giữa điều trị không khó, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và tuân thủ đúng chỉ định trong thời gian điều trị. Các biện pháp dự phòng và điều trị viêm tai giữa tái diễn bao gồm: Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm tai giữa (ví dụ: phơi nhiễm với khói thuốc lá). Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều nhất có thể giúp trẻ có miễn dịch đầy đủ, đặc biệt với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, khi cho trẻ bú nên để trẻ nằm nghiêng, tránh cho việc sữa sặc lên mũi xảy ra, vì khi sữa bị sặc lên mũi có thể dẫn đến viêm tai giữa vì giai đoạn này đường thông giữa họng và tai giữa rộng và ngắn. Sử dụng kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần can thiệp phẫu thật trong trường hợp cần thiết (nạo VA và/hoặc đặt ống thông khí): Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bị viêm tai giữa sớm (dưới 6 tháng tuổi). Trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ, đặc biệt là khi các yếu tố này không thể thay đổi (ví dụ: mùa trong năm, lớp học có đông trẻ …) Trẻ có các bệnh lý gây thuận lợi cho viêm tai giữa tái diễn: VA quá phát, cơ địa dị ứng,… Trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ. Một số hướng điều trị cụ thể đó là: Điều trị kháng sinh dự phòng: Sử dụng khi viêm tai giữa có tần suất 3 lần hoặc hơn trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 12 tháng; hoặc bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhiều anh chị em. Nạo VA: Sử dụng khi V.A quá phát gây viêm tai giữa tái diễn từ 3 lần trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trở lên trong vòng 12 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.\ Đặt ống thông khí: Cách này thường sử dụng sau khi nạo V.A từ 6 – 12 tháng mà trẻ vẫn tồn tại bệnh viêm tai giữa với tần suất 3 lần trong 6 tháng hoặc từ 4 lần trở lên trong vòng12 tháng; hoặc vẫn xuất hiện viêm tai giữa cấp trong thời gian dùng kháng sinh dự phòng; hoặc phải ngừng dùng kháng sinh dự phòng do có các tác dụng phụ hay trẻ bị dị ứng với nhiều loại kháng sinh. Nội dung bài viết trên đã chỉ ra được cách điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa và cách phòng tránh bệnh tái lại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

Tìm hiểu: Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng khiến cho người đối diện khó chịu và cũng khiến cho trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp. Để khắc phục được chứng hôi miệng thì trước hết bạn cần biết tới những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em là gì. Và nguyên nhân chính khiến trẻ bị hôi miệng đó là do vệ sinh răng miệng kém, nhưng đây lại không phải là nguyên nhân duy nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ nhỏ. Hôi miệng là một thuật ngữ y tế sử dụng cho người có hơi thở hôi, hoặc đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng thường thấy do thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Trẻ em khi bị hôi miệng thường có hơi thở hôi hoặc mùi hôi phát ra từ mũi. Và nguyên nhân gây hôi miệng đó là: Vệ sinh răng miệng kém Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hôi miệng. Dù trẻ đã vệ sinh nhưng vẫn bị hôi miệng đó có thể là do vệ sinh sai cách. Nếu như trẻ đánh răng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ các cặn mảng bám răng trong miệng, lâu dần vi khuẩn bám trên các mảng bám sẽ phát triển mạnh mẽ, gây hôi miệng và thậm chí còn gây nướu răng, sâu răng. Khô miệng Nước bọt trong miệng cũng có tác dụng giúp loại bỏ các vi khuẩn có xu hướng lắng xuống trong miệng. Ví dụ như, khi chúng ta ngủ, nước bọt không được tạo ra, đó là lý do tại sao chúng ta có hơi thở hôi sau khi thức dậy. Vì thế khi nước bọt không được tiết đủ sẽ gây ra bệnh khô miệng và khiến hơi thở có mùi. Nhiễm trùng răng miệng Hôi miệng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng do thiếu sự chăm sóc thích hợp. Các bệnh nhiễm trùng có thể là kết quả của hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống hoặc do vệ sinh răng miệng kém. Vì thế viêm nướu hoặc bệnh nướu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em. Áp xe răng Áp xe răng chính là tình trạng răng bị  nhiễm trùng dẫn đến hình thành mủ trong răng, gây tổn thương vĩnh viễn đối với răng có lỗ nhỏ hình thành từ việc bị áp xe trong đó. Áp xe răng thường gặp ở trẻ em do chấn thương hoặc sâu răng. Thực phẩm Tỏi, hành tây hoặc phô mai đều là những thực phẩm có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Hoặc chế độ ăn uống giàu protein hoặc năng lượng thấp, hay chế độ ăn uống kết hợp với vệ sinh răng miệng kém cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Thuốc Khi trẻ phải dử dụng kháng sinh liên tục trong 1 tháng hoặc hơn có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Ngoài ra, 1 số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc giãn phế quản cũng có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng. Trên đây là những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần nhớ để biết được tại sao trẻ lại bị hôi miệng để có cách điều trị phù hợp.
Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

Mách mẹ: Cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ

      Hôi miệng không chỉ gây ra mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện mà còn làmcho bé mất đi tự tin trong giao tiếp. Vậy nên, để trẻ không bị hôi miệng bạn cần thực hiện phòng ngừa hôi miệng, hoặc khi thấy trẻ bị hôi miệng cha mẹ nên điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới răng miệng cũng như giúp bé tự tin hơn. Vậy cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ như thế nào bạn có biết? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Phòng hôi miệng ở trẻ Để phòng ngừa hôi miệng ở trẻ xảy ra thì bạn nên thực hiện 1 số cách như sau: Dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng: Đây là việc làm đầu tiên bạn cần nhớ nếu không muốn trẻ bị hôi miệng. Bạn hãy dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách, tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và tạo thói quen vệ sinh răng miệng mỗi khi ăn xong bằng cách đánh răng hoặc xúc miệng. Trẻ nhỏ thường không sử dụng được những loại kem đánh răng của người lớn vì vị của nó đối với trẻ sẽ hơi cay, vì thế bạn có thể tìm mua những loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ, vừa có mùi thơm lại ngọt, sẽ giúp trẻ thích thú hơn khi đánh răng. Còn nước súc miệng cho trẻ thì bạn nên sử dụng nước súc miệng (không cồn) theo khuyến cáo của nha sĩ. Hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Cho trẻ uống nhiều nước vì mất nước có thể dẫn đến khô miệng. Cung cấp cho trẻ bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống. Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa. Cuối cùng là hãy ngồi nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, để trẻ ý thức được rằng việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng. Điều trị hôi miệng ở trẻ Để điều trị chứng hôi miệng ở trẻ bạn có thể sử dụng 1 số cách như sau: Sử dụng mùi tây: Mùi tây là một chất làm thơm hơi thở tự nhiên có khả năng sát khuẩn nhẹ. Mùi tây vừa giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa lại vừa làm giảm khí nội bộ có thể gây ra chứng hôi miệng. Vì thế khi trẻ bị hôi miệng, bạn có thể cho trẻ nhai một mảnh nhỏ của rau mùi tây sau mỗi bữa ăn. Thêm nữa, trước khi sử dụng phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa xem có phù hợp cho trẻ k nhé. Tạo cho trẻ 1 chế độ ăn uống lành mạnh: Trẻ rất thích các loại đồ uống có ga, nước ngọt và đồ ăn nhẹ, bao gồm cả sôcôla và bánh kẹo,… mà đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng. Vì thế, cần kiểm soát và giảm lượng đường đi vào cơ thể của trẻ mỗi ngày. Thêm nữa, nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm làm tăng lưu lượng nước bọt như gạo lứt, cam và các loại rau màu xanh đậm, trái cây, các loại hạt, cá và các loại đậu. Sử dụng Baking Soda: Baking soda có thể thay đổi độ pH trong miệng. Đánh răng cho trẻ với một lượng nhỏ baking soda sẽ giúp làm sạch các vi khuẩn từ miệng từ đó sẽ giúp cải thiện chứng hôi miệng ở trẻ. Trái cây có múi: Những loại quả có múi như cam, quýt, bưởi,… có thể giúp sản xuất nhiều nước bọt trong miệng. Ăn một quả cam sau khi ăn trưa hay một quả bưởi trong bữa ăn sáng có thể sẽ rất tốt cho răng của trẻ. Nước súc miệng: Nếu nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ chủ yếu là do các thực phẩm gây mùi như hành tây, tỏi, trứng hay pho mát, thì cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng sẽ giúp sát trùng và có thể loại bỏ mảng bám hiệu quả. Đánh răng thường xuyên: Đây là cách làm đơn giản vừa giúp trẻ bảo vệ răng miệng mà lại còn giúp đánh bay mùi hôi hiệu quả. Nên tạo cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 phút/ lần, việc này sẽ giúp răng miệng được vệ sinh và loại bỏ sạch những mảng bám trên răng và giảm sự tích tụ vi khuẩn gây hôi miệng. Trên đây là cách phòng và điều trị hôi miệng ở trẻ có thể bạn chưa biết tới. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

Tắc mạch ối là gì và triệu chứng như thế nào?

    Tắc mạch ối hay còn được gọi là thuyên tắc ối mặc dù hiếm gặp nhưng lại là tình trạng vô cùng nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 1-12/100000 ca dính. Tắc mạch ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc sau khi sinh xong, tình trạng này không thể đoán trước được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh tắc mạch ối. Tắc mạch ối là gì? Tắc mạch ối là tình trạng xảy ra do nước ối, tế bào thai nhi, tóc, lông tơ hoặc các mảnh tổ chức thai lọt vào tuần hoàn máu mẹ thông qua hệ thống tĩnh mạch nơi nhau thai bám gây ra một phản ứng dị ứng khiến người mẹ phải đối mặt với hiện tượng suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính, giống như sốc phản vệ. Cơ chế của hiện tượng này chưa thực sự rõ ràng. Tắc mạch ối ở sản phụ thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra trong quá trình mổ lấy thai, hoặc khi sảy thai, chấn thương bụng, chọc hút nước ối, ngay sau khi đẻ, sau mổ lấy thai, răng cài răng lược, vỡ tử cung, xót rau. Số liệu thống kê thời điểm xảy ra tắc mạch ối như sau: 12% trường hợp xảy ra tắc mạch ối khi màng ối còn nguyên. 70% trường hợp xảy ra trong chuyển dạ. 11% trường hợp xảy ra sau sinh qua đường âm đạo. 19% trường hợp xảy ra trong mổ lấy thai khi đã có chuyển dạ hay khi chưa có chuyển dạ. Nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng tắc mạch ối mặc dù hiếm gặp và nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể cứu sống mẹ và thai nhi. Cơ chế gây thuyên tắc ối, do 3 hoàn cảnh sau: Vỡ màng ối. Vỡ tĩnh mạch của tử cung hay cổ tử cung. Áp lực buồng tử cung cao hơn áp lực tĩnh mạch. Biểu hiện của bệnh Tắc mạch ối Giai đoạn đầu: Biểu hiện khởi đầu sẽ suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút. Biểu hiện tiếp theo là tụt huyết áp, choáng, phù phổi, biểu hiện thần kinh như lú lẫn mất ý thức và co giật. Theo các chuyên gia và theo nhiều nhiên cứu thì tỉ lệ bệnh nhân qua được giai đoạn này là 40%. Giai đoạn sau: Nếu bệnh nhân qua được giai đoạn đầu thì đến giai đoạn sau này sẽ có biểu hiện như là chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu từ tử cung không cầm khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc mất máu. Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Một số đối tượng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tắc mạch ối đó là: Phụ nữ có thai trên 35 tuổi. Con rạ nguy cơ cao hơn con so. Sản phụ cần tiến hành mổ lấy thai, đẻ có can thiệp thủ thuật Forceps, giác hút, chọc ối. Bệnh nhân bị đa ối, đa thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, sản giật,... Bệnh nhân bị tổn thương tử cung hoặc cổ tử cung. Sản phụ bị suy thai, thai lưu. Sản phụ chuyển dạ với cơn co cường tính, chuyển dạ được giục sinh. Qua nội dung bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh tắc mạch ối, hãy giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ và nhớ là thăm khám thường xuyên, khi có biểu hiện bất thường cần đi khám và điều trị ngay để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ