5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu"

     Trong suốt thời kỳ phát triển của trẻ, thì việc trẻ ăn ngoan, chơi ngoan, ngủ ngoan hay không hay sức khỏe của trẻ có tốt hay không đều là những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại bệnh rất khó phát hiện, nhưng không phải là không thể phát hiện được. Bài viết dưới đây, quaythuoc.org sẽ mách bạn cách nhận biết tình hình sức khỏe của trẻ qua 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu".

1. Trẻ thay đổi tư thế ngủ liên tục

Sau khi trẻ ngủ say, nếu mẹ phát hiện trẻ thường xuyên thay đổi tư thế ngủ, một lúc nằm ngửa, một lúc nằm nghiêng, có lúc nằm sấp, có lúc lại cuộn tròn thì đây có thể là "tín hiệu cầu cứu" của lá lách và dạ dày, trẻ cơ thể bị tích tụ thức ăn, chướng bụng gây nên sự khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám để biết được liệu sức khỏe của trẻ có vấn đề gì không.

2. Đổ mồ hôi nhiều sau khi ngủ

Tình trạng đổ mồ hôi nhất là vào mùa hè nóng nực khi ngủ là tình trạng thường thấy, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể của trẻ lại cao hơn so với người lớn, thì tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, bình thường vào mùa hè, trước tiên mọi người đều sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong phòng trước khi đi ngủ, đến khi cảm thấy nhiệt độ phù hợp giúp cơ thể thoải mái nhất. Tuy nhiên, trẻ sau khi ngủ, mặc dù nhiệt độ trong phòng rất thích hợp, nhưng tóc, quần áo, gối của trẻ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lúc này cha mẹ cần phải cảnh giác các bệnh về lá lách và dạ dày của trẻ.

3. Nghiến răng thường xuyên khi ngủ

Nghiến răng thường xuyên khi ngủ tại sao lại là 1 trong 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu" là bởi vì: Khi trẻ bước vào giấc ngủ sâu, nếu trẻ có tật nghiến răng, cha mẹ nhất định phải chú ý, trẻ nghiến răng thường xuyên không phải là việc tốt, tình trạng này có thể là biểu hiện cho thấy cơ quan nội tạng trẻ không khỏe. Để giảm bớt triệu chứng nghiến răng của trẻ, khi chuẩn bị bữa tối cha mẹ không được cho trẻ ăn quá no, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

4. Ngày nào cũng chảy nước dãi khi ngủ

Chảy nước dãi khi ngủ có thể là do trẻ mơ thấy đồ ăn mà chúng thích như kẹo, bánh,… Tuy nhiên, nếu ngày nào trẻ cũng chảy nước dãi khi ngủ thì đây cũng có thể là một loại "tín hiệu cầu cứu" từ lá lách và dạ dày của trẻ, nó cho thấy trẻ bị chứng khó tiêu.

Chảy nước dãi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đối với trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng do các cơ quan trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, sự phát triển của từng cơ quan chưa hoàn thiện, trẻ thường bị chảy nước dãi khi ngủ. Nhưng với trẻ lớn hơn vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng này thì có thể thức ăn trẻ ăn vào bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng lá lách và dạ dày. Do đó, khi trẻ lớn bị chảy nước dãi thường xuyên khi ngủ, cha mẹ phải hết sức lưu ý.

5. Trẻ bị hôi miệng sau khi ngủ dậy

Mỗi sáng ngủ dậy thấy trong miệng có mùi hôi đặc biệt thì đây là biểu hiện của bệnh hôi miệng. Hôi miệng còn được chia thành hôi miệng sinh lý và hôi miệng bệnh lý. Hôi miệng sinh lý là do lượng nước bọt tiết ra trong miệng sau khi đi ngủ về đêm, do các chất cặn bã thức ăn chưa được làm sạch, sáng hôm sau ngủ dậy sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng nhưng sẽ nhanh chóng biến mất. Còn lại là hôi miệng bệnh lý, là tín hiệu "báo động" do dạ dày và ruột có bất thường, nên khi trẻ ngủ dậy buổi sáng có mùi chua đặc biệt trong miệng.

Trên đây là 5 biểu hiện khi ngủ của trẻ cho thấy lá lách, dạ dày đang "kêu cứu", khi thấy có biểu hiện cha mẹ nên cho trẻ đi khám để xem sức khỏe của trẻ đang có vấn đề gì hay không.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ