Virus Adeno gây bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa ra sao?

Virus Adeno gây ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở cả người và động vật. Một số căn bệnh phổ biến do virus Adeno gây ra có thể kể đến như: viêm đường hô hấp, viêm niêm mạc mắt, tiêu chảy,... Việc tìm hiểu trước thông tin sẽ giúp bạn và người thân chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm căn bệnh dựa trên những dấu hiệu để có giải pháp điều trị kịp thời.

Virus Adeno là gì?

Theo kết quả nghiên cứu, Virus Adeno được phát hiện đầu tiên vào năm 1953, từ các mảnh hạch hạnh nhân, tổ chức tuyến được cắt bỏ sau phẫu thuật.

ADN của Virus Adeno là một sợi thẳng, trong bộ gen có chứa tới 35.000 - 36.000 cặp base. Loại virus này có sức đề kháng tương đối vững bền. Có thể tồn tại và gây nhiễm ở 36 độ C trong 7 ngày. Đối với nhiệt độ thấp thì mức độ gây nhiễm càng cao, cụ thể ở nhiệt độ 22 độ C, virus có thể tồn tại trong 14 ngày, còn khi ở 4 độ C thì thời gian tồn tại của chúng lên tới 70 ngày.

Virus Adeno là gì?

Virus Adeno có sức đề kháng tương đối vững bền

Tính đến nay, ở Virus Adeno có khoảng 47 type gây bệnh ở người. Trong đó, phổ biến là:

  • Type 1 - 5, type 7, type 14, type 21: viêm họng hạch, viêm kết mạc.
  • Type 40, type 41: tiêu chảy cấp ở trẻ.
  • Type 5, type 8, type 19: thường gây ra các triệu chứng nặng.

Triệu chứng khi nhiễm Virus Adeno

Virus Adeno có khả năng gây nhiễm cao hơn ở người già và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm loại virus này, tùy theo từng căn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm họng cấp: Các dấu hiệu như sốt, sưng họng, chảy nước mũi, ho.
  • Viêm họng kết mạc: Triệu chứng sốt, sưng họng, chảy nước mũi, ho. Lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp.
  • Viêm phổi: Dễ nhận thấy bởi tình trạng ho, sốt, thở nhanh, khó thở, nhịp tim nhanh, mệt mỏi,...
  • Viêm kết mạc mắt: Có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường, khi thấy có dấu hiệu đỏ mắt, ngứa, có hạt sạn trong mắt.
  • Viêm đường tiêu hóa, viêm dạ dày - ruột: Phổ biến với các dấu hiệu như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đau vùng gan, vàng da, có đốm xuất huyết nhỏ.

Triệu chứng khi nhiễm Virus Adeno

Tùy theo từng căn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau

Hướng dẫn cách phòng bệnh Virus Adeno

Hiện tại, chưa có thuốc kháng sinh điều trị Virus Adeno. Do vậy, mỗi người trong chúng ta cần chủ động phương pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ nhiễm Virus Adeno.

Để phòng ngừa Virus Adeno, chúng ta cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo sau:

  • Sử dụng nước sạch cho sinh hoạt, đặc biệt lưu ý ở những vùng mưa lũ, hoặc vùng có nguồn nước chưa được khử trùng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tuyệt đối không sử dụng chung khăn mặt, quần áo với người khác. Thường xuyên giặt khăn và đồ dùng bằng xà phòng, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm Virus Adeno, không dùng chung đồ dùng với người bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, cần sát trùng các đồ dùng mà bệnh nhân đã sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.

Ở nước ta, bệnh do Virus Adeno gây ra khá rộng rãi trên nhiều tỉnh thành, và xảy ra phổ biến hơn ở mùa xuân - hè. Do đó, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp hay sốt xuất huyết. Để phân biệt, bạn và gia đình hãy dựa trên các dấu hiệu; nếu nghi ngờ hãy sử dụng biện pháp test nhanh để xác định virus kịp thời. Vì một sức khỏe tốt, hãy chủ động phòng bệnh Virus Adeno bạn nhé!

Tìm hiểu thêm về một số bệnh truyền nhiễm khác:

Tag Cloud

Blog post
10 May

Hoa Mắt Chóng Mặt Uống Thuốc Gì?

Và trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số loại thông dụng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hoa mặt chóng mặt uống thuốc gì? Lưu ý, người bệnh cần đi khám xét trước để biết mình bị bệnh gì, từ đó có được sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị theo ý muốn.

Chi tiết

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ