Hoa Mắt Chóng Mặt Uống Thuốc Gì?

Hoa mắt chóng mặt là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể như: bệnh về não bộ, hệ thần kinh cảm giác, bệnh về tai trong hoặc thậm chí là do thiếu chất (canxi và vitamin D) gây nên. Những cơn chóng mặt có thể đi kèm với hiện tượng u tai, đau đầu, buồn nôn…

Để chữa nhanh triệu chứng này thì trên thị trường đang lưu hành nhiều các loại thuốc điều trị hoa mắt chóng mặt khác nhau. Và trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một số loại thông dụng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc hoa mặt chóng mặt uống thuốc gì? Lưu ý, người bệnh cần đi khám xét trước để biết mình bị bệnh gì, từ đó có được sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị theo ý muốn.

Các loại thuốc điều trị hoa mắt chóng mặt trên thị trường

1. Tanganil 500mg

Tanganil 500mg là một trong số thuốc điều trị cơn chóng mặt thông dụng của Pháp, được nhiều người tin dùng. Thuốc do công ty Pierre Fabre Medicament sản xuất, được bào chế dưới 2 dạng viên nén và dung dịch tiêm tĩnh mạch.

Công dụng: Với hoạt chất acetyl-DL-leucine thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, sẽ giúp điều trị hiệu quả cơn hoa mắt chóng mặt, đau nửa đầu.

Việc sử dụng thuốc Tanganil 500mg có thể gặp phải một số tác dụng phụ biểu thị qua da như: mẩn ngứa, phát ban, đỏ da hoặc nổi mày đay.

Cách dùng: Đối với dạng viên nén, người bệnh uống cùng nước vào buổi sáng và tối. Đối với dạng dung dịch thì tiêm qua tĩnh mạch. Tanganil không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và chống chỉ định cho người bị dị ứng với lúa mì, dược chất acetylleucine.

2. Gikanin 500mg Khapharco

Đây là loại thuốc điều trị chóng mặt thuộc nhóm hướng tâm thần được công ty Cổ Phần Dược Phẩm Khánh Hòa sản xuất. Thuốc Gikanin có thành phần chính là N-Acetyl-​DL-Leucin cùng các tá dược như Tình bột mì, Povidon K30, Magnesi stearat. Hiện nay, Gikanin 500mg trên thị trường được bào chế dưới dạng viên nén, dễ sử dụng.

Công dụng: Thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị triệu chứng chóng mặt nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tăng huyết áp, chấn thương, ngộ độc, sau khi phẫu thuật, chóng mặt phản xạ.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng Gikanin 500mg sẽ gây sự khó chịu cho một số người bệnh. Biểu hiện thường gặp phải là bị mẩn ngứa hoặc bị nổi mẩn.

Cách dùng: Gikanin có thể dùng được cho trẻ em và người lớn, tuy nhiên liều lượng sử dụng cho mỗi người thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Aleucin 500mg Bidiphar

Aleucin 500mg là một trong những lựa chọn tốt cho những ai đang tìm kiếm câu trả lời cho hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì? Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Trang Thiết Bị Y Tế Bình Định. Với những trường hợp bị hoa mắt chóng mặt do say tàu xe, thiếu máu não, đau nửa đầu có thể sử dụng Aleucin để giảm đi triệu chứng.

Công dụng: Aleucin được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp chóng mặt khi thay đổi tư thế hay quay đầu, mất thăng bằng, hoa mắt, ù tai, cơ thể có cảm giác bồng bềnh.

Cách dùng: Vì được bào chế dưới dạng viên nén, nên người bệnh uống trực tiếp với nước. Thuốc chỉ được dùng cho người lớn và không khuyến cáo cho đối tượng là trẻ em.

4. Serc 8mg Abbott

Serc 8mg là thuốc điều trị chóng mặt thuộc nhóm thuốc kê đơn, có thành phần chính là betahistine dihydrochloride (hàm lượng 8mg) và các tá dược khác bổ sung như cellulose vi tinh thể, mannitol (E421), acid citric monohydrate, silica khan dạng keo và bột talc. Thuốc được sản xuất tại Pháp bởi công ty Mylan Laboratories SAS, được nhập khẩu về Việt Nam với số đăng ký là VN-17207-13.

Công dụng: Dùng để điều trị chóng mặt buồn nôn do tiền đình. Ngoài ra, sản phẩm cũng một loại thuốc có tác dụng rất tốt đối với các triệu chứng của bệnh Meniere như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, giảm thính lực và có tiếng ồn trong tai. 

Cách dùng: Serc không dùng cho người dưới 18 tuổi và trẻ em. Thuốc sử dụng bằng đường uống sau mỗi bữa ăn để không gây ra các vấn đề về dạ dày.

5. Pracetam 800mg Stella

Lựa chọn tiếp theo cho “hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì?” đó là Pracetam 800. Sản phẩm chứa piracetam là một chất hướng thần tác động trực tiếp lên não, giúp cải thiện sự hấp thụ oxy và glucose trong não. Đối với những người bị chóng mặt do thiếu máu não hoặc cải thiện trí nhớ thì Parcetam 800mg là một sự chọn lựa tốt.

Công dụng: Ngoài khả năng chữa chứng chóng mặt, thì thuốc còn có tác dụng trong điều trị nghiện rượu mãn tính, hỗ trợ điều trị chứng giật rung cơ, người lớn tuổi bị mất trí nhớ, sa sút trí tuệ…

Giống với hầu hết các loại thuốc tây khác, uống Pracetam cũng có nguy cơ mắc phải một số tác dụng không mong muốn như: người mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, mất ngủ, buồn ngủ.

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống. Liều dùng được chỉ định trong một số trường hợp là hai lần mỗi ngày, nhưng cũng có thể được dùng làm 3 hoặc 4 liều riêng biệt.

6. Vomina 50

Được sản xuất bởi Dược vật tư Y Tế Nghệ An, thuốc điều trị chóng mặt Vomina 50 hiện đang được bày bán trên hầu hết các nhà thuốc trong nước. Được dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn đang gặp phải hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, người bị say tàu xe hoặc rối loạn thuộc mê đạo.

Công dụng: Với hoạt chất Dimenhydrinate có trong thành phần chính là một loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất đem lại tác dụng trong ngăn ngừa chống nôn do say tàu xe, hoặc chóng mặt do các bệnh lý rối loạn tiền đình gây nên.

Cách dùng: Tùy theo mục đích sử dụng mà liều dùng, cách dùng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thuốc không dành cho những người đang bị bệnh glaucoma khép góc, bệnh phổi mãn tính, phì đại tuyến tiền liệt; hoặc quá mẫn cảm với thành phần dimenhydrinate.

7. Betahistin 16 A.T

Thuốc Betahistin 16 A.T được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, bào chế dưới dạng viên nén, hỗ trợ chữa trị chóng mặt và choáng váng do bệnh Menière hoặc chóng mặt ngoại biên gây nên.

Công dụng: Với thành phần chính bao gồm 16 mg Betahistine dihydrochloride sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng của bệnh Meniere, và một tình trạng của tai trong.

Cách dùng: Uống trực tiếp qua miệng sau bữa ăn, liều lượng cho người lớn là 1 ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị chóng mặt

Sau khi bạn đã có câu trả lời cho hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì; thì tiếp sau đây bạn cũng cần phải lưu ý một vấn đề trước khi sử dụng như:

  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị chóng mặt, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng loại bệnh bạn đang gặp phải.

  • Đọc kỹ thông tin hướng dẫn: Tiếp theo, bạn nên đọc kỹ thông tin hướng dẫn để hiểu rõ về liều lượng, cách sử dụng và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

  • Tuân thủ đúng liều lượng: Bạn nên tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì thuốc. Không nên tăng hoặc giảm liều lượng một cách đột ngột mà không được chỉ định bởi bác sĩ.

  • Không sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác: Bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhà dược về bất kỳ loại thuốc hoặc bổ sung nào bạn đang sử dụng trước khi sử dụng thuốc điều trị chóng mặt. Các loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc chóng mặt và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

  • Cảnh báo các tác dụng phụ: Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc điều trị chóng mặt, bao gồm mệt mỏi, buồn ngủ, mẩn ngứa. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ của bạn.

  • Không sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú: Thuốc điều trị chóng mặt có thể gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh, do đó, nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Hy vọng những lựa chọn cho hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi triệu chứng khó chịu này. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên mà hãy trao đổi với bác sĩ để có được những lời khuyên trước khi sử dụng.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ