Cẩm nang về bệnh suy tim: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Suy tim được biết tới là một trong những loại bệnh thường gặp và nguy hiểm. Theo thống kê, trong tổng dân số của của Việt Nam, thì có tới 1,6 triệu người bị mắc bệnh suy tim. Bệnh mặc dù nguy hiểm, nhưng nếu như được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ giúp cho cuộc sống của người bệnh được tốt hơn và giúp tuổi thọ của họ được kéo dài.

Và bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trang bị cẩm nang về căn bệnh suy tim này. Cùng theo dõi để biết suy tim là gì, nguyên nhân gây bệnh, cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao nhé!

Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, là tình trạng tim bị tổn thương, suy yếu khiến cho khả năng tiếp nhận máu và tống máu của tâm thất bị giảm (hay nói cách khác là chức năng bơm cung cấp máu cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể của tim bị giảm).

Suy tim khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Suy tim được chia làm 2 loại là suy tim cấp tính và suy tim mạn tính. Và bài viết dưới đây, chúng tôi tin nói tới suy tim mạn tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh Suy tim

Tim bình thường và tim khi bị suy tim

Tim bình thường và tim khi bị suy tim

Nguyên nhân gây suy tim theo lâm sàng được chia làm 3 nhóm đó là: Suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ. Cụ thể nguyên nhân gây suy tim ở 3 nhóm như sau:

  • Nguyên nhân gây ra suy tim trái:

    • Do huyết áp cao (đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh).

    • Do bị mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ, hoặc do bị nhồi máu cơ tim.

    • Do bị mắc các bệnh lý van tim như hẹp van động mạch, hở van động mạch, hở van hai lá.

    • Do bị mắc 1 số bệnh lý cơ tim.

    • Do bị mắc bệnh tim bẩm sinh như hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch,...

  • Nguyên nhân gây suy tim phải:

    • Do bị mắc bệnh phổi mạn tính như COPD, xơ phổi,...

    • Do bị tăng áp lực lên động mạch phổi.

    • Do bị hẹp van hai lá.

    • Do bị suy tim trái quá lâu (nguyên nhân chủ yếu).

  • Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ:

    • Suy tim trái lâu năm (nguyên nhân thường thấy).

    • Do bị mắc bệnh cơ tim giãn.

Biểu hiện của bệnh Suy tim

Biểu hiện của bệnh cũng được chia thành 3 nhóm tương tự như nguyên nhân gây bệnh:

  • Biểu hiện của Suy tim trái: Bệnh thường có một số biểu hiện như khó thở, xuất hiện các cơn hen, bị phù phổi, đau ngực, tiểu ít bất thường, bị hoa mắt chóng mặt, hoặc khi khám thấy mỏm tim bị lệch trái, tiếng phổi có dấu hiệu bất thường.

  • Biểu hiện của Suy tim phải: Thường khi bị suy tim phải sẽ có 1 số biểu hiện như khó thở tăng và nặng dần, gan bị to, chân bị phù và tĩnh mạch cổ bị nổi to.

  • Biểu hiện của Suy tim toàn bộ: Biểu hiện có suy tim toàn bộ tương tự với suy tim phải nhưng mức độ nặng hơn và có thêm biểu hiện bị tràn dịch đa màng.

Đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh Suy tim

Dưới đây là 1 số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy tim:

  • Người bị mắc bệnh cao huyết áp.

  • Bệnh nhân đái tháo đường.

  • Người bị rối loạn lipid máu.

  • Người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, liên tục.

  • Đối tượng nam giới.

  • Người cao tuổi.

  • Người bị mắc các bệnh về tim bẩm sinh, van tim (không được điều trị sớm).

  • Người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mà chưa được kiểm soát

  • Những người có lối sống tĩnh tại hay cụ thể hơn là người lười vận động.

Cách chẩn đoán bệnh Suy tim

Hiện nay, để chẩn đoán suy tim, các bệnh viện thường sử dụng một số cách như sau: Siêu âm doppler tim, tâm đồ, X-Quang ngực, xét  nghiệm (NT-proBNP, BNP, HbA1C, Cholesterol, LDL-C, HDL-C, chức năng gan, thận,...)

Các phương pháp điều trị bệnh Suy tim

Phẫu thuật điều trị suy tim

Phẫu thuật điều trị suy tim

Để điều trị bệnh Suy tim, thường sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa làm nền tảng và kết hợp xử lý các nguyên nhân gây suy tim như là phẫu thuật thay van, sửa van tim, phẫu thuật điều trị bệnh tim bẩm sinh, tái thông mạch vành,... Ngoài ra, nếu cần thiết có thể tiến hành cấy máy đồng bộ tim (CRT), máy phá rung (ICD).

Cụ thể các phương pháp được sử dụng để điều trị suy tim như sau:

  • Điều trị nội khoa: Thường sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1 (Angioten, Labetalol, Moexipril, Perindopril, Carvestad,...), thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone, thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril (Valsac, entresto).

  • Cấy máy CRT: Phương pháp này được chỉ định sử dụng khi đã điều trị nội khoa nhiều cách, phân suất tống máu (EF) ≤35%, phức bộ QRS ≥130ms nhưng vẫn còn biểu hiện của bệnh.

  • Cấy máy ICD: Được sử dụng khi suy tim phân suất tống máu (EF) ≤35%, tiên lượng sống thêm ≥1 năm cho dù đã tiến hành điều trị nội khoa tối ưu.

  • Ghép tim: Sử dụng khi bệnh suy tim đã ở giai đoạn cuối, cơ thể đã có dấu hiệu kháng lại với tất cả các phương pháp điều trị. Phương pháp này phù hợp áp dụng cho bệnh nhân <65 tuổi.

Phòng ngừa bệnh Suy tim bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh Suy tim bạn nên chú ý:

  • Nên có một chế độ ăn khoa học, lành mạnh: ăn nhạt, ăn nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế tối đa việc sử dụng dầu động vật (có thể thay bằng dầu thực vật), hạn chế ăn nội tạng động vật.

  • Nên tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe khoắn và sảng khoái.

  • Nói không với thuốc lá.

  • Chủ động kiểm soát huyết áp bằng việc thay đổi lối sống, và nếu bị bệnh cần chú ý uống thuốc đều đặn để huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định.

  • Chủ động kiểm soát và theo dõi lượng đường trong máu và lipid máu.

  • Nếu bị bệnh tim cấu trúc, cần chú ý điều trị sớm và kịp thời.

Trên đây là những cẩm nang về bệnh suy tim mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ