6 loại thực phẩm giúp giảm căng thẳng, stress

6 loại thực phẩm giúp giảm căng thẳng, stress

Công việc và các lịch hẹn chồng chất khiến cho bạn căng thẳng dẫn tới stress. Chính việc đó đã khiến bạn nghĩ rằng làm gì có thời gian mà ăn uống lành mạnh. Nhưng khi nói đến cuộc chiến chống lại stress thì việc ăn uống lành mạnh lại có thể giúp bạn giảm bớt stress và căng thẳng. Thực phẩm giảm stress. Dưới đây quầy thuốc xin giới thiệu 6 loại thực phẩm giúp giảm căng thẳng, stress: 1. Các loại rau màu xanh lá cây: Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt. Các loại rau lá màu xanh như rau spinach (rau cải bó xôi) có chứa Folate là tiền chất của dopamin giúp cho cơ thể người bị stress vui trở lại và giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Một nghiên cứu năm 2012 trên tạp chí Journal of Affective Disorders trên 2.800 người trung niên và cao tuổi và tìm thấy những người tiêu thụ folate giảm nguy cơ bị trầm cảm so với những người không sử dụng. Và, một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Otago thấy rằng sinh viên đại học có xu hướng cảm thấy bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn, và tràn đầy năng lượng hơn vào những ngày họ ăn nhiều trái cây và rau. 2. Cháo bột yến mạch: Cháo bột yến mạch Theo nghiên cứu của MIT, carbohydrate có thể giúp bộ não tạo ra serotonin là 1 chất dẫn truyền thần kinh giúp cho não bộ giảm căng thẳng và chống trầm cảm. Tình trạng stress có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng lên, chính vì vậy việc bổ sung bột yến mạch sẽ giúp kiểm soát đường huyết và làm giảm tình trạng căng thẳng stress. 3. Sữa chua: Sữa chua có thể giảm stress. Có thể bạn sẽ cảm thấy kì lạ nhưng vi khuẩn đường ruột có thể góp phần vào sự căng thẳng của bạn đó. Nghiên cứu đã chỉ ra răng khi có căng thẳng xảy ra thì sẽ có những tín hiệu được truyền từ não tới ruột dẫn tới các ảnh hưởng ở ruột. Đó là lý do stress có thể dẫn tới các triệu chứng tiêu hóa. Một nghiên cứu 2013 cho thấy rằng tiêu thụ probiotic trong sữa chua làm giảm stress và căng thẳng hơn. Tuy nhiên vẫn cần phải được nhiều nghiên cứu thêm để kiểm chứng vấn đề này. 4. Cá hồi: Ăn cá hồi có thể giảm stress. Khi bạn bị stress, cơ thể có thể tiết thêm các hormone như adrenaline và cortisol. Và các acid béo omega 3 trong có hồi có đặc tính chống lại tác động tiêu cực của các chất kích thích dẫn tới stress. Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia, Đại học Oregon chỉ ra rằng việc bổ sung omega-3 đã giảm 20% tình trạng stress so với nhóm dùng giả dược. 5. Việt quất: Việt quất có thể giảm tình trạng stress. Các chất chống oxy hóa trong quả việt quất có thể giúp cho cơ thể chống lại được các gốc tự do và làm giảm tình trạng stress. 6. Hạt điều: Hạt điều có thể giảm stress. Khi stress có thể bạn sẽ có rất nhiều các suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí của mình. Bạn sẽ làm 1 việc gì đó lặp đi lặp lại, khi đó bạn có thể sử dụng hạt điều, đậu phộng,.. để cắn. Việc cắn chúng nhịp nhàng có thể giúp chúng ta thư giãn mà giảm stress. Hơn thế nữa hạt điều rất có lợi cho sức khỏe tim mạch do có thể hạ huyết áp và nhịp tim nên có thể kiểm soát cơn stress cấp tính được. Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc!
5 điều bạn nên tránh làm vào ban đêm để có giấc ngủ ngon hơn

5 điều bạn nên tránh làm vào ban đêm để có giấc ngủ ngon hơn

Một giấc ngủ ngon là quan trọng đối với bạn để đảm bảo sức khỏe và đảm bảo năng lượng để hoạt động ngày hôm sau. Và giấc ngủ có ngon hay không còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt của mỗi người. Dưới đây là 5 điều bạn nên tránh làm vào ban đêm để có giấc ngủ ngon hơn: 1. Sử dụng thiết bị điển tử hoặc smartphone Sử dụng thiết bị điện tử. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng việc sử dụng thiết bị điện tử hoặc smartphone hay thậm chí xem truyền hình trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Chính vì vậy các bạn nên tránh sử dụng hoặc tiếp xúc với bất kì công nghệ phát sáng ít nhất 1h trước khi đi ngủ. 2. Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc. Nếu bạn đang phải sử dụng các thuốc để chữa bệnh hàng ngày thì rất có thể chúng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn giấc ngủ của bạn. Ví dụ: Thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng lên giấc ngủ theo cả 2 hướng 1 số thuốc giảm đau có thể dẫn tới trào ngược dạ dày làm bạn khó ngủ hơn. Với tình trạng này nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lý, không phải cứ mất ngủ là ta sẽ sử dụng thuốc trị mất ngủ vì đó không phải là giải pháp lâu dài. 3. Nhắn tin cho bạn: Nhắn tin cho bạn. Thường thì chúng ta luôn nghĩ rằng nhắn tin vào ban đêm sẽ ít gây phiền toái hơn là gọi điện. Nhưng bạn không biết rằng việc nhắn tin như vậy sẽ làm cho bạn khó ngủ hơn và rất dễ bị tỉnh giấc khi vừa ngủ và chưa ngủ say được. Để có được giấc ngủ thoải mái nhất thì tốt nhất bạn nên tắt máy hoặc để xa mình khi ngủ. 4. Uống cà phê: Uống cà phê trước khi đi ngủ. Một tách cà phê chứa khoảng 80-120mg caffeine có thể dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ suốt đêm. Và caffein có thể tồn tại trong cơ thể đến 12h đồng hồ nên thậm chí uống cà phê vào buổi trưa cũng có thể dẫn tới khó ngủ cho 1 số người. 5. Uống trà: Uống trà. Trà cũng có thể có chứa caffein chính vì vậy việc uống trà có thể dẫn tới khó ngủ. Tuy nhiên thì không phải trà nào cũng có chất kích thích này mà những loại trà thảo dược như bạc hà, hoa cúc thường không có. Trà đen, trà xanh và trắng thường chứa caffein. Tuy nhiên nếu vẫn muốn thưởng thức trà vào ban đêm bạn có thể pha trà bằng cách đổ bỏ nước đầu của trà đi sẽ giảm bớt chất kích thích do caffein trong trà thường giải phóng ở nước đầu của ấm trà. Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc
Bài thuốc dân gian chữa say nắng, sốt cao, đau vú từ rau má

Bài thuốc dân gian chữa say nắng, sốt cao, đau vú từ rau má

Rau má là 1 loại thảo dược mọc ở tự nhiên rất nhiều. Khắp các đồng quê Việt Nam hầu như đều có. Từ rau má chúng ta có thể điều chế được rất nhiều bài thuốc để trị nhiều bệnh khác nhau. Hôm nay quầy thuốc xin giới thiệu bài thuốc từ rau má để trị say nắng, cảm nắng, sưng vú cũng như sốt cao ở trẻ của lương y Nguyễn Nguyên Việt bệnh viện y học dân tộc tỉnh Bình Định. Rau má xưa nay vẫn được biết đến trong y học cổ truyền là vị thuốc tính ôn để giúp thanh nhiệt tiêu độc và lợi tiểu sát khuẩn. Có những địa phương sử dụng rau má vắt lấy nước để sát khuẩn trị bệnh hắc lào, nang ben. Và trong dân gian cũng hay sử dụng rau má xay hoặc nấu canh ăn để giải độc cơ thể giúp thanh nhiệt rất tốt. Khi kết hợp tốt rau má với các dược liệu khác có thể tạo ra nhiều bài thuốc trị nhiều bệnh khác nhau. Bài thuốc từ rau má để chữa trị cảm nắng say nắng: 60g rau má tươi Một ít lá tre Lá sắn dây rửa sạch Lá hương nhu (ít) Tất cả cho vào ấm thêm 600ml nước và đun đến khi sôi và cạn nửa ấm thì lấy ra uống 2 lần trong 1 ngày. Khi uống lần 2 phải đung sôi lại nhé! Bài thuốc từ rau má chữa sưng vú ở nữ giới: Lấy lá rau má tươi rửa sạch trộn thêm 1 ít đường vào và giã nhỏ ra để đắp lên phần vú bị sưng đau Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều từ rau má: 300g rau má tươi giã lấy nước, sau đó cho thêm tầm 3g phèn chua đã được giã nhỏ và hòa với nhau cùng nước dừa để uống trong ngày. Với trẻ con bị sốt cao co giật: Chúng ta có thể phối hợp rau má tươi và cỏ nhọi nồi mọc hoang rất nhiều ở các đồng quê nước ta. Để sử dụng chỉ gần tầm 60g rau má + 60g cỏ nhọ nồi được làm sạch sẽ sau đó giã nhỏ lấy hết nước cho bé uống. Bã thì bọc vào khăn sô và đắp lên chán cho bé để hạ sốt nhanh chóng. Những thảo dược tự nhiên luôn tốt cho sức khỏe và hãy cố gắng tận dụng chúng triệt để nhé! Cập nhật tin tức y dược mới nhất
Hầu hết cha mẹ đều không nhận thấy con em mình bị stress

Hầu hết cha mẹ đều không nhận thấy con em mình bị stress

Theo một cuộc khảo sát quốc gia mới đây của WebMD cho thấy rằng: Hầu hết các bậc phụ huynh không nhận thấy rằng con em mình đang có dấu hiệu stress. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn phụ huynh nói rằng chính họ đang rất căng thẳng. Cuộc khảo sát trên 432 phụ huynh và những đứa trẻ của họ ở tuổi từ 5-13 tuổi từ ngày 1/6-31/7/2015. Theo khảo sát thì gần 1/5 tổng số người tham gia tự đánh giá mức độ căng thẳng của mình ở mức tối đa là 10/10. Và hơn 1 nửa (57%) tự đánh giá mình căng thẳng ở mức 7/10 trở lên. Nhưng họ luôn cho rằng những đứa trẻ ít khi bị stress (48% số phụ huynh đánh giá tình trạng căng thẳng thấp hơn 4). Sandra Hassink, MD, Chủ tịch của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ nói: "Các bậc cha mẹ dường như được nhận sự căng thẳng của mình, nhưng họ dường như không nhận ra được tình trạng này trên trẻ và việc ảnh hưởng đối với trẻ như thế nào". "Tình trạng stress của một đứa trẻ có thể tăng lên cùng với sự căng thẳng trong gia đình, đặc biệt là nếu tình trạng này không được thừa nhận." Các khảo sát cho thấy 72% trẻ em cho thấy hành vi tiêu cực liên quan đến căng thẳng thường xuyên hơn trong 12 tháng qua: 43% phụ huynh cho biết con cái của họ đã tranh cãi nhiều. 37% trẻ tăng khóc hoặc rên rỉ. 34% nói rằng con cái của họ xuất hiện lo lắng và lo lắng. Triệu chứng thể chất thường liên quan đến căng thẳng cũng đã được phổ biến ở trẻ em trong 12 tháng qua: 44% phụ huynh nói rằng con em họ nói rằng bị đau đầu. 44% báo cáo bị đau bụng. 38% xuất hiện cơn ác mộng hoặc khó ngủ. 20% thay đổi thói quen ăn uống cũng như giảm ăn. Và 1/5 cha mẹ (20%) nói rằng con của họ đã phải trải qua tư vấn của bác sĩ tâm lý. "Trẻ nhỏ không nói về việc bị" nhấn mạnh "trong những điều khoản," Hassink nói. "Vì vậy, cha mẹ có thể không được nghe con mình nói rõ rằng họ đang bị căng thẳng, nhưng tôi tự hỏi nếu một số của nó có thể được sắp ra trong các vấn đề về thể chất và hành vi của cha mẹ đang báo cáo." Nguyên nhân gây tình trạng stress: Quá nhiều bài tập về nhà cũng như phải học quá nhiều có thể dẫn tới căng thẳng ở trẻ. Môi trường sống không lành mạnh khi bậc phụ huynh gây ra tình trạng căng thẳng trong gia đình: Vấn đề tài chính hoặc nghề nghiệp của phụ huynh dẫn tới cãi nhau. Bệnh tật hiểm nghèo của thành viên trong gia đình. Tình trạng ly thân hoặc ly dị. Nguồn: WebMD Cập nhật tin tức y dược tại quầy thuốc
Cách điều trị trẻ mọc răng đơn giản tại nhà

Cách điều trị trẻ mọc răng đơn giản tại nhà

Trẻ mọc răng thường có dấu hiệu như trẻ quấy khóc, hơi sốt nhẹ hoặc "ngứa răng" muốn cắn cái gì đó. Trẻ mọc răng quấy khóc. Hãy cùng quaythuoc tìm hiểu về cách điều trị trẻ mọc răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả dưới đây: Chà nướu cho trẻ bằng ngón tay sạch hoặc sử dụng vòng mọc răng lạnh để chà nhẹ nhàng lên phần nướu của trẻ chuẩn bị mọc răng trong khoảng 2 phút dù bé có không thích hoặc phản ứng. Sử dụng vòng mọc răng để cho bé cắn, nhai cho bớt "ngứa răng" do làm giảm áp ực khi răng nhú lên. Lưu ý trong giai đoạn này nên trông chừng bé cẩn thận tránh để bé nhai dây điện, đồ vật có hóa chất nguy hiểm và đồ vật bẩn không vệ sinh an toàn. Có thể sử dụng thuốc giảm đau có bán sẵn trên tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên thị trường như paracetamol, ibuprofen. Lưu ý không dùng asprin cho trẻ nhỏ vì có thể dẫn tới hội chứng Reye. Sử dụng các chế phẩm để giúp cho trẻ mọc răng đang có nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên trước khi sủ dụng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể sử dụng thuốc cũng như các chế phẩm hiệu quả mà an toàn. Giúp răng khỏe mạnh hơn: Ở trẻ nhỏ thì răng sữa rất yếu và dễ dẫn tới tình trạng sâu răng nếu không được bảo vệ cẩn thận. Ngay từ khi mọc răng thì các mẹ nên dùng những miếng vải mềm hoặc những miếng gạc để có thể làm sạch răng miệng của trẻ. Và khi trẻ mọc được nhiều răng thì nên sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh cho trẻ. Lưu ý chỉ sử dụng nước để vệ sinh và chải thôi nhé! Khi cho trẻ ăn hoặc uống sữa nên vệ sinh ngay sau đó và hạn chế sử dụng cho trẻ vào ban đêm. Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ để xử lý kịp thời khi có vấn đề. Nếu điều trị bằng các cách trên trong vài ngày mà không thấy trẻ đỡ hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì nên đưa trẻ đi viện để được bác sĩ khám và kiểm tra. Ngoài ra nên đi khám bác sĩ nếu trẻ nhà bạn xuất hiện tình trạng: 18 tháng mà chưa mọc răng. Sâu răng từ khi còn bé. Hư hỏng răng hoặc nướu. Dị tật bẩm sinh về răng miệng Kết: Hãy chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng cho trẻ để có được hàm răng chắc khỏe!
Triệu chứng và cách giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

Triệu chứng và cách giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng

Mọc răng ở trẻ nhỏ thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi. Nhưng nếu trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thử 3-12 thì cũng là 1 điều hết sức bình thường. Và thời gian để hoàn thiện hàm răng sữa là khoảng 3 năm tuổi với hàm răng khoảng 20 chiếc răng sữa. Và ở trẻ nhỏ thì thông thường răng cửa dưới sẽ mọc trước và sau 1-2 tháng sau thì răng cửa dưới mới phát triển. Cùng quầy thuốc tìm hiểu triệu chứng và cách để giúp cho trẻ dễ chịu hơn khi mọc răng. Trẻ mọc răng quấy khóc. Vậy thì triệu chứng của trẻ mọc răng là gì? Trẻ quấy khóc: Ở trẻ mọc răng thì thường xuất hiện tình trạng quấy khóc hơn so với bình thường. Tình trạng này do sưng tấy và đau nhức khi mà răng chuẩn bị nhú ra khỏi nướu. Những triệu chứng này thường bắt đầu khoảng 3-5 ngày trước khi răng nhú lên và thường hết khi mà răng của bé nhú xong. Tuy nhiên thì ở 1 vài trẻ thì tình trạng mọc răng quấy khóc có thể không diễn ra. Trẻ ngứa răng thích cắn: Bé có thể cắn vào ngón tay hoặc 1 số đồ chơi nào đó giúp giảm áp lực trong nướu. Và với tình trạng chuẩn bị mọc răng thì thường bé sẽ biếng ăn thậm chí là không ăn uống gì và cố thì sau đó cũng chớ hết ra. Chảy nước dãi khi bé mọc răng: Khi bé mọc răng có thể dẫn tới tình trạng bé chảy nước miếng quanh miệng có thể dẫn tới phát ban trên cằm, mặt và ngực của chúng. Nếu thấy xuất hiện tình trạng này thì các phụ huynh đừng quá lo lắng mà hãy kiểm tra răng lợi của trẻ trước bởi vì đó có thể là triệu chứng bé đang mọc răng. Sốt: Bé mọc răng thường kèm theo triệu chứng sốt và quấy khóc ở trẻ. Chính vì vậy nếu trẻ đang trong độ tuổi mọc răng mà đột nhiên sốt không rõ nguyên nhân có thể các mẹ nên nghĩ tới có thể bé đang mọc răng. Cách giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng: Rửa sạch ngón tay sau đó chà nhẹ nhàng lên nướu của bé trong khoảng 2 phút. Việc này có thể sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm bớt tình trạng đau và khó chịu khi mọc răng. Cho em bé sử dụng vòng mọc răng để giúp bé có thể thoải mái nhai giảm tình trạng "ngứa răng". Vòng mọc răng. Nếu thực sự bé quá quấy khóc, hoặc sốt có thể sử dụng giảm đau hạ sốt Paracetamol cho trẻ. Lưu ý hạn chế sử dụng thuốc khá nếu không được chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ của thuốc. Lưu ý: FDA cảnh cáo việc sử dụng gel mọc răng trên nướu của bé để giảm đau không nên sử dụng do có thể dẫn tới cổ hòng bé tê liệt, khó nuốt hơn và có nhiều tác hại ngoài ý muốn tới trẻ. Theo: NCI
Nguyên nhân dẫn tới bé biếng ăn

Nguyên nhân dẫn tới bé biếng ăn

Bé biếng ăn chậm tăng cân, bé hay ốm vặt luôn là nỗi lo đối với các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con cái của mình. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Và chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ để có thể biết chính xác lý do gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ để có thể có biện pháp xử lý cho phù hợp. Bé biếng ăn. 1. Bé biếng ăn sinh lý: Đôi khi vấn đề sinh lý gây ra tình trạng bé tự nhiên vẫn ăn uống bình thường nhưng trong 1 tuần hoặc hơn ăn uống giảm sút và không muốn ăn dù có cố gắng thế nào. Sau đó thì chúng ta lại thấy trẻ ăn uống bình thường. Nguyên nhân được lý giải có thể là do bé biết lẫy, ngồi, đi, .. và đặc biệt là tình trạng bé mọc răng rất dễ gây ra vấn đề biếng ăn này ở trẻ. 2. Biếng ăn do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc: Các vấn đề bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn của trẻ như: Viêm đường hô hấp: Viêm họng Viêm amidan Viêm mũi Bệnh răng miệng: Sâu răng Viêm lợi Viêm nướu Bệnh đường tiêu hóa: Loạn khuẩn đường ruột Ngoài ra thì việc sử dụng 1 số loại thuốc để trị bệnh cũng có thể dẫn tới biếng ăn ở trẻ. 3. Biếng ăn do gây tâm lý cho trẻ: Các bậc phụ huynh thường có xu hướng nôn nóng và hay cáu gắt khi cho trẻ ăn có thể dẫn tới những hành động không đúng như: ép trẻ ăn, lừa trẻ, không cho bé làm việc mà mình thích như: bắt bú bình, bắt ngồi yên khi ăn, ép bé ăn nhiều,.. Những sức ép đó của cha mẹ vô tình làm cho bé tâm lý không thoải mái và sợ sệt dẫn tới tình trạng phản tác dụng và khiến trẻ chán ăn. 4. Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn cho trẻ rất là quan trọng, chúng vừa phải đủ chất mà lại vừa phải ngon miệng để kích thích trẻ ăn uống nhiều hơn. Chính vì vậy ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì các bậc phụ huynh cũng nên để ý hơn trong việc đổi mới các món ăn. Đồng thời với đó thì cũng cần phải chăm chút trong hình thức cũng như cách chế biến món ăn. Chúng góp phần không nhỏ trong việc kích thích ăn uống của trẻ đấy nhé :) 5. Biếng ăn không rõ nguyên nhân: Có những khi tình trạng biếng ăn của trẻ không thể xác định được rõ là nguyên nhân từ đâu. Ví dụng như những trẻ này từ lúc sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú (còn gọi là biếng ăn bẩm sinh). Biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kĩ để có thể có các biện pháp xử lý kịp thời. Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc.
5 nguyên nhân gây ho ở trẻ và cách phân biệt

5 nguyên nhân gây ho ở trẻ và cách phân biệt

Bé bị ho liên tục và đặc biệt hay ho về đêm làm ảnh hưởng sức khỏe của bé cũng như chính các bậc phụ huynh. Bé hay ho. Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết đối với trẻ hay bị ho nhé: 1. Có thể bé bị hen suyễn: Triệu chứng của hen suyễn đặc trưng là ho dai dẳng và ho nhiều, nặng về đêm kèm theo tình trạng thở nhanh, khò khè. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để có thể chẩn đoán trẻ có bị hen phế quản hay không? Nếu đúng thì cần được điều trị ngay và kịp thời kèm các biện pháp không sử dụng thuốc như thay đổi lối sống, thói quen cho hợp lý để có thể điều trị được bệnh. 2. Viêm tiểu phế quản khiến cho bé bị ho: Với trường hợp này thì bé thường có triệu chứng là: ho có đờm, khò khè, hơi thở nhanh và nông, đôi khi rất khó khăn. Có thể gặp biểu hiện khác như triệu chứng bệnh cúm: hắt hơi, sổ mũi, sốt 39 độ Trong trường hợp này nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. 3. Trẻ bị ho do cảm lạnh Biểu hiện là hắt hơi sổ mũi, sốt nhẹ tầm 38.50. Có thể ho có đờm và chảy nước mắt. Trường hợp này: Giữ ấm cho trẻ và thường xuyên vệ sinh mũi trẻ bằng nước vệ sinh mũi muối biển hiện nay khá thông dụng trên thị trường. 4. Viêm tắc thanh quản Biểu hiện của trẻ bị viêm tắc thanh quản là tiếng ho chát chúa, khô khốc và thường vào bạn đêm  Những biểu hiện khác: Căn bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên. Trong trường hợp này thì nên cho trẻ tắm ướt khoảng 5-7 phút để làm ẩm thanh quản của bé. Khi về đêm thì ủ ấm cho trẻ và nếu ho nặng có thể sử dụng thuốc điều điều trị. Các mẹ lưu ý căn bệnh này thường chỉ kéo dài 3-4 ngày thôi nhé. 5. Cảm cúm Bé có biểu hiện mệt mỏi chán ăn, ho khan hoặc có đờm, khản giọng, hơi sốt và sổ mũi. Trong trường hợp này các mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc để trị cảm cúm và thêm thuốc hạ sốt nếu quá cao. Giữ ấm cho trẻ để tránh bị nặng thêm. Hãy chú ý để có thể phân biệt được những bệnh có thể gây ra tình trạng ho của trẻ và có cách điều trị kịp thời và hiệu quả nhất! Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc  
Bé hay ốm vặt: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bé hay ốm vặt: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đứa trẻ của gia đình thường xuyên ốm vặt khi có các yếu tố bất lợi tác động lên dù là khá đơn giản. Việc đó khiến cho cha mẹ rất lo lắng và không thể tập trung cho công việc được. Bé hay ốm vặt. Vậy hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp để cải thiện tình trạng này nhé: Nguyên nhân bé hay ốm vặt: 1. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên dễ bị tác động: Trẻ nhỏ thì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện nên thường rất yếu và rất dễ chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài. Và với những trẻ nhỏ được bú sữa mẹ thì sẽ có sức đề kháng cao hơn do khi bú sữa mẹ thì kháng thể sẽ truyền từ mẹ sang con giúp bảo vệ trẻ và thúc đẩy hệ miễn dịch của bé phát triển hơn. Ngoài ra thì ở trẻ nhỏ cũng có tỉ lệ nhỏ trẻ bị mắc chứng rối loạn rung nạp lactose nên không ăn được sữa dẫn tới trẻ biếng ăn và đau bụng, buồn nôn, trớ, táo bón,.. 2. Sử dụng thuốc (đặc biệt kháng sinh) với trẻ: Kháng sinh là thuốc được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh thì đáng ở mức báo động đỏ. Các bạn có thể xem chi tiết tại: Báo động tình trạng sử dụng kháng sinh hiện nay Và việc sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ thì đặc biệt cần lưu ý vì tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây loạn khuẩn ruột rất hay xảy ra do kháng sinh có thể diệt những vi khuẩn trí trên đường tiêu hóa của trẻ. Và khi trẻ sử dụng kháng sinh thì phụ huynh luôn luôn phải chú ý quân tâm để có thể xử lý kịp thời tình trạng trên. 3. Thiếu vi chất dinh dưỡng Hệ miễn dịch đã chưa hoàn thiện lại công thêm việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm cho trẻ rất hay bị ốm. Nguyên nhân tình trạng này chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết của phụ huynh về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thường chỉ được làm theo cảm tính mà không có 1 chế độ khoa học cụ thể nào để áp dụng. Hoặc cũng có thể do nguyên nhân là thực phẩm không đảm bảo: không tươi ngon, bảo quản không tốt,... Hiện nay nước ta tình trạng trẻ thiếu khoáng chất, vitamin với tỉ lệ ngày càng cao. Bệnh lý do thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm thiếu khoáng chất và nhóm thiếu vitamin. Nhóm thứ nhất thiếu vitamin: Chúng ta biết rằng các vitamin ảnh hưởng như thế nào đối với hệ miễn dịch trên cơ thể con người. Việc thiếu hụt các vitamin A, B, C dẫn tới hệ miễn dịch kém phát triển và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ và cả sự phát triển của chúng. Nhóm tiếp theo là trẻ bị thiếu sắt, kẽm, selen (khoáng chất): Thường hay xảy ra ở những bé độ tuổi ăn dặm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do trẻ ăn thịt, cá hay nhả bã, hoặc cũng có thể do trẻ không chịu ăn rau, trái cây. Thiếu sắt nặng trẻ có thể dẫn tới thiếu máu. Đối với các bệnh nhi thiếu kẽm, selen sự thiếu hụt này ảnh hưởng nhiều tới miễn dịch. Bé hay chán ăn, mệt mỏi, dễ ốm vặt, nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa, viêm da, lở miệng. Cách phòng ngừa để giúp trẻ hết ốm vặt: "Sữa mẹ là sự nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ", chính vì vậy mà các bà mẹ nên cho trẻ bú đến khi đến tuổi cai sữa để giúp bé phát triển toàn diện hệ miễn dịch. Chú ý tiêm phòng đầy đủ cho trẻ Giữ gìn vệ sinh cho trẻ bằng cách: tắm sữa tắm, xà bông tiệt khuẩn, không cho trẻ nghịch bẩn dẫn tới mất vệ sinh làm vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể. Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh và luôn giữ cho trẻ ấm không được để lạnh. Không nên lạm dụng thuốc tây y cho trẻ đặc biệt là kháng sinh vì chúng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến trẻ sau này khi trưởng thành. Tăng cường cho trẻ vận động để cơ thể khỏe mạnh hơn. Sử dụng các chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch hiện nay như: Các sản phẩm tăng cường miễn dịch hiện nay trên thị trường cho trẻ: Epidolle của Hàn Quốc Thymomodulin là thuốc tăng cường miễn dịch đã được các tổ chức y tế thế giới và rất nhiều bác sĩ tại Việt nam kê đơn để giúp tăng cường miễn dịch ở người có hệ miễn dịch kém. Epidolle là sản phẩm chứa Thymomodulin của Hàn Quốc và được phân phối tại Việt Nam được sử dụng rất nhiều cho những trẻ hay ốm và sức đề kháng kém. Thymos - Thuốc tăng cường miễn dịch của Hàn Quốc Đây là sản phẩm cũng đang lưu hành trên thị trường Việt Nam giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch được nhập khẩu Hàn Quốc sử dụng cho trẻ rất nhiều. CTT Ăn Ngon DHA: Đây là sản phẩm chứa thành phần DHA, Lysin, Thymomodulin (Giúp tăng cường miễn dịch) và hỗn hợp Vitamin giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển cơ thể hiệu quả hơn với việc bổ sung nhiều dưỡng chất. Để được tư vấn cụ thể các bạn có thể liên hệ Call/Zalo: 0973998288 nhé! Cập nhật tin tức y dược mới nhất tại quầy thuốc
Không ăn sáng có thể làm tăng đường huyết với tiểu đường type 2

Không ăn sáng có thể làm tăng đường huyết với tiểu đường type 2

Bắt đầu 1 ngày mới mà không ăn sáng không phải là 1 điều tốt đối với bất kì ai, nhưng những nghiên cứu mới đây lại cho rằng với những bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì việc bỏ qua bữa sáng lại có thể khiến cho đường huyết của bệnh nhân tăng cao trong phần còn lại của ngày. Trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi những người có bệnh tiểu đường bỏ qua bữa ăn sáng, lượng đường trong máu của họ vào giờ ăn trưa là cao hơn vào một ngày họ ăn bữa ăn sáng 37%. Và mức độ đường trong máu vẫn còn cao hơn ở bữa ăn tối vào ngày các tình nguyện viên nghiên cứu bỏ qua bữa ăn sáng là 27%. Đây là sự liên quan rất lớn bởi vì hiện nay tình trạng bỏ bữa sáng đang ngày càng tăng dẫn ở tất cả các nước hiện nay. Hơn nữa, cô cho biết, lượng đường trong máu cao sau bữa ăn gắn liền với một sự suy giảm nhanh chóng chức năng của tế bào beta. Tế bào beta là những tế bào tuyến tụy sản xuất insulin, hormone cần thiết cho cơ thể để phân giải Hydrat carbon trong cơ thể. Biểu đồ nồng độ đỉnh của đường huyết tăng cao cũng có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch phát triển hơn. Kết quả của nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Diabetes Care. Jakubowicz và nhóm của bà cho thấy rằng: ăn một bữa ăn sáng đầy đủ và tốt và một bữa ăn tối nhẹ có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường hơn. Trong một nghiên cứu được công bố trong tháng 2 trên Diabetologia, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người bị bệnh tiểu đường type 2 người ăn bữa sáng đầy đủ và một bữa ăn tối nhẹ có lượng đường trong máu thấp hơn 20% so với những người đã có một bữa ăn sáng ít và bữa tối lớn. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tuyển chọn 22 người mắc bệnh tiểu đường type 2. Độ tuổi trung bình của họ là 57 tuổi. Họ chỉ số khối cơ thể (BMI) là chỉ hơn 28. BMI là ước tính sơ bộ bao nhiêu chất béo cơ thể một người có, và chỉ số BMI là 28 nghĩa là một người thừa cân, nhưng không bị béo phì. Trong hai ngày, tất cả những người tham gia ăn cùng một bữa ăn mỗi bữa ăn - sữa, cá ngừ, bánh mì và một thanh sô cô la ăn sáng, Jakubowicz cho biết. Vào một ngày nọ, họ ăn ba bữa ăn - sáng, bữa trưa và bữa tối. Vào ngày thứ hai, họ bỏ qua bữa ăn sáng, nhưng đã ăn trưa và bữa tối. Vào ngày họ ăn ba bữa, đỉnh glucose trung bình sau khi ăn trưa là 192 miligam/DL (mg / dL). Sau khi ăn tối, đó là 215 mg / dL, nghiên cứu tiết lộ. Nhưng vào ngày không có ăn sáng, đỉnh cao glucose trung bình đã lên tới 268 mg / dL sau khi ăn trưa và đến 298 mg / dL sau bữa ăn tối, các nhà nghiên cứu cho biết. (Mức đường huyết bình thường là dưới 126 mg / dL.) Maudene Nelson, một nhà giáo dục về bệnh tiểu đường và được chứng nhận chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Columbia ở thành phố New York, cũng lưu ý rằng việc bỏ qua bữa ăn sáng dẫn đến tiết glucagon nhiều hơn, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Jakubowicz cho biết protein là một thành phần quan trọng của bất kỳ bữa ăn sáng. Cô cho biết nó hỗ trợ trong "tập trung trí tuệ" và giúp bạn cảm thấy no. Nelson cho biết nguồn cung cấp protein bao gồm trứng, sữa chua, phô mai hoặc đậu. Bà cho biết, cá ngừ được cung cấp trong nghiên cứu này cũng là một nguồn protein tốt, và cô ấy nói ham nạc, tốt thấp natri, có thể là một lựa chọn thường xuyên. Nelson cũng đề nghị bổ sung thêm trái cây hoặc ngũ cốc nguyên hạt để ăn sáng. Nhưng hầu hết các loại ngũ cốc không có đủ chất xơ là một lựa chọn tốt cho những người bị bệnh tiểu đường type 2, cô nói. Lời khuyên cuối cùng Jakubowicz 'cho những người bị bệnh tiểu đường type 2 đơn giản là: "Không bao giờ bỏ bữa sáng."
Biếng ăn tâm lý - triệu chứng và hậu quả nếu không điều trị

Biếng ăn tâm lý - triệu chứng và hậu quả nếu không điều trị

Cùng tìm hiểu về chứng chán ăn tâm lý (tiếng anh: ANOREXIA NERVOSA) hiện nay đang khá nhiều người mắc phải. Cùng quaythuoc.org tìm hiểu về chứng chán ăn tâm lý. Chứng biếng ăn tâm lý. Vậy chán ăn tâm lý là gì? Chán ăn tâm lý (anorexia nervosa) hay còn được gọi là chứng biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống nghiêm trọng khiến bạn lo lắng về trọng lượng cơ thể, bạn có thể bị ám ảnh về tình trạng tăng cân và muốn giảm cân, ăn ít hơn. Và những bệnh nhân trên thường tập luyện quá mức để có thể tiêu thụ lượng calo trong cơ thể giúp giảm cân. Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc để giảm cân, để ăn kiêng. Bạn có thể tự phán xét chính mình về những gì mà mình ăn và có thể cảm thấy tinh thần xuống dốc thảm hại nếu nhỡ ăn quá đà. Những triệu chứng của bệnh chán ăn tâm lý (anorexia nervosa): Giảm cân nhanh chóng. Ăn ít hơn so với bình thường. Suy nghĩ nhiều về hàm lượng calo trong thức ăn. Cảm thấy lo sợ khi có tiệc lớn hoặc việc phải ăn nhiều với người khác. Bạn dễ cáu hoặc buồn bã vì thiếu thắc ăn và nghĩ rằng giai đoạn trước đó coi như bỏ phí (đối với con gái) còn với con trai thì có thể dẫn tới rối loạn cương dương. Ám ảnh với kích thước cơ thể của mình so với người khác. Cảm thấy cơ thể ớn lạnh. Lông tóc phát triển nhanh hơn bình thường. Nếu bạn không ăn uống đầy đủ có thể dẫn tới: Ngủ không ngon giấc. Tập trung khó khăn Cảm thấy chán nản Giảm hứng thú trong các việc. Cảm thấy yếu Táo bón Không thể có thai. Có thể dẫn tới tình trạng giòn xương. Biếng ăn là một chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng và nếu không được điều trị, bạn có thể trở nên bị suy dinh dưỡng và có những vấn đề lâu dài về thể chất như loãng xương, một sự suy yếu của xương. Tuy nhiên, nó có thể cho bạn phục hồi với sự giúp đỡ và điều trị. Nếu bạn hoặc người thân bị chứng rối loạn ăn uống thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn hiệu quả về vấn đề này.
Những lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú

Những lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú

Việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn thận và lưu ý để tránh những vấn đề đáng tiếc.  Các bạn có thể tham khảo:  6 lưu ý về sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú Quầy thuốc giới thiệu các bạn các yếu tố quyết định lượng thuốc cho trẻ khi dùng cho phụ nữ cho con bú: 1. Việc dùng thuốc của mẹ Thuốc gì? Liều dùng và đường dùng ra sao. Đặc điểm dược động học của mẹ. 2. Việc bài tiết sữa của mẹ: Lượng sữa tiết ra. Thành phần và PH của sữa 3. Tính chất của sữa: Phân tử lượng. pKa. Tính tan trong lipid. Mức độ liên kết protein. 4. Việc bú mẹ của trẻ: Lượng sữa trẻ bú Thời điểm trẻ bú Những thuốc nào chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú:   Amphetamin Cyclosporin Cyclophosphamid Isoniazid Lithium Theophyllin Ethosuxamid  Methotrexat Metronidazol Amiodaron Ergotamin Phenobarbital Bromocriptin Carbimazol Propylthiouracil Một số thuốc thường dùng an toàn cho trẻ khi sử dụng cho phụ nữ có thai: Nhóm thuốc an toàn: Antacid Nhuận tràng thẩm thấu Các Cephalosporin Progestogen Các thuốc xông hít: Salbutamol Các Penicillin Vaccin (trừ đậu mùa) Vitamin (Trừ vitamin A, D liều cao) Các thuốc an toàn: Ceterizin Clotrimazol Cromoglycat Diclofenac Heparin Ibuprofen Insulin Sắt bổ sung Lactulose Levothyroxin Loratadin Nystatin Paracetamol Warfarin   Chúc các mẹ sử dụng thuốc tốt khi đang mang thai để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ!
6 lưu ý khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú

6 lưu ý khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú

Sữa là thực phẩm tốt nhất cung cấp dinh dưỡng tối ưu nhất dành cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Chúng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để đề phòng các nhiễm khuẩn và làm cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra sữa còn giúp cho tăng sự kết nối tình "mẫu - tử" và là nguồn dinh dưỡng tự nhiên của người mẹ giúp giảm chi phí đáng kể so với sử dụng sữa ngoài. Tuy nhiên thì với các bà mẹ đang cho con bú thì việc sử dụng thuốc là phải hết sức đáng lưu ý Hãy cùng quầy thuốc điểm qua 6 lưu ý về sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: 1. Đối với phụ nữ đang cho con bú thì việc sử dụng thuốc nên được hạn chế tối đa vì đa phần các thuốc đều có thể qua tuyến sữa để tác dụng trực tiếp lên người mẹ. 2. Nếu bắt buộc phải uống thuốc thì nên chọn những thuốc an toàn đối với trẻ con đang bú và có thể thải trừ nhanh ra khỏi cơ thể để không tích tụ trong cơ thể trẻ có thể gây nguy hiểm cho trẻ. 3. Đối với những phụ nữ đang cho con bú thì nên tránh việc phải sử dụng thuốc với liều cao để điều trị. Và phác đồ điều trị nên dùng trong thời gian ngắn nhất, ngừng sử dụng thuốc hay sau khi có hiệu quả để có thể đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. 4. Thời điểm uống thuốc của các mẹ nên là sau khi cho trẻ bú xong vì như vậy thì thuốc sẽ có nhiều thời gian để chuyển hóa và thải trừ giúp giảm bớt liều lượng và nồng độ thuốc vào tuyến sữa để tác dụng lên trẻ đang bú. 5. Với thuốc việc bắt buộc phải sử dụng thuốc mà thuốc đó chống chỉ định trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cần phải cho trẻ uống sửa ngoài và vắt bỏ sữa của mẹ đi. Vì nếu sử dụng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ. Khi đã điều trị xong thì cũng nên đợi 1 thời gian sau mới có thể cho trẻ tiếp tục bú để đảm bảo an toàn cho trẻ (thường là thời gian bằng 4 lần thời gian bán thải t1/2). 6. Cân nhắc kĩ càng giữa nguy cơ và lợi ích khi quyết định sử dụng thuốc cho cả mẹ và con để có thể ra quyết định đúng đắn nhất. Không nghe theo những người không có chuyên môn về vấn đề sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Hãy cẩn thận chăm sóc sức khỏe của chính mình và trẻ nhỏ khi vẫn còn trong thời gian cho con bú cũng như có thai!
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP HIỆN NAY

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP HIỆN NAY

Bệnh tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến. Và đáng lo ngại hơn là rất nhiều người bị bệnh tăng huyết áp mà không hề biết rằng mình bị mắc bệnh. Chính vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra để có thể phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP HIỆN NAY: Chỉ số huyết áp của mỗi người có thể khác nhau tùy thời điểm. Chính vì vậy muốn kết quả được chính xác nhất thì cần phải đo huyết áp tại nhiều thời điểm khác nhau và đo nhiều lần để tính trung bình cộng. Những kĩ thuật để đo huyết áp thông dụng hiện nay: 1. Huyết áp kế thủy ngân Huyết áp kế thủy ngân. Trong nhiều năm thì máy đo huyết áp thủy ngân vẫn mang độ chính xác hơn các phương pháp khác và sự chênh lệch của các thiết bị khác nhau là không đang kể và rất đang tin cậy. 2. Huyết áp kế bằng hơi Huyết áp kế bằng hơi. Đây là thiết bị đo huyết áp thông dụng hiện nay mà các bác sĩ vẫn sử dụng tại phòng khám và bệnh viện. Để sử dụng thiết bị này cần phải có chút kĩ thuật để có thể xác định được chỉ số huyết áp chính xác nhất. Với huyết áp kế bằng hơi thì sẽ bền vững hơn, ổn định hơn. 3. Huyết áp kế phối hợp Thiết bị này được phát triển dựa trên sự gắn kết thiết bị điện tử và phương pháp nghe tạo nên HA kế phối hợp. Cột thủy ngân được thay thế bằng thang đo điện tử và HA được đo dựa trên kỹ thuật nghe. Huyết áp kế phối hợp đang dần dần thay thế HA kế thủy ngân. 4. Dao động kế Dao động kế. Việc sử dụng máy đo huyết áp dao động kế thì chúng ta có thể sử dụng vào bất kì vị trí nào ở trên tay mà không cần phải chính xác như các phương pháp ở trên. Do các chỉ số được quy định thông qua thuật toán nên có thể đo được chính xác huyết áp tâm thu và tâm trương. Tuy nhiên phương pháp này khá hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân cao tuổi do không chính xác lắm. Hãy sử dụng các biện pháp đo huyết áp phù hợp để có thể kiểm tra được các chỉ số hàng ngày của cơ thể. Ngăn ngừa các biến chứng và phát hiện sớm để điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp.
15 dấu hiệu có thể bạn đang mắc phải bệnh đâu nửa đầu

15 dấu hiệu có thể bạn đang mắc phải bệnh đâu nửa đầu

Gần 30 triệu người tại Hoa Kỳ bị đau nửa đầu, phụ nữ bị tình trạng đau nửa đầu cao gấp 3 lần số đàn ông mắc phải căn bệnh này. Đau nửa đầu là tình trạng đau đầu dữ dội, thường ở một bên đầu. Các triệu chứng có thể khác nhau từ người này sang người khác. Dưới đây là 15 dấu hiệu để xác định các chứng đau nửa đầu. 1. Tình trạng thoáng qua (Hay còn gọi là Aura) Một số người bị tình trạng đau nửa đầu thoáng qua. Tình trạng thoáng qua phổ biến nhất là ánh sáng chớp (flashing lights), ám điểm nhấp nháy (scintillating scotomata), và các quang phổ công sự (fortification spectra) Aura điển hình thường kéo dài từ 5 phút đến 1h tùy trường hợp.  Một số bệnh nhân có aura mà không có một chứng đau nửa đầu kiểu đau đầu hoặc đau đầu nào cả. 2. Trầm cảm, dễ bị kích thích, và hay hưng phấn: Thay đổi tâm trạng có thể là một dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Tiến sĩ Calhoun, một nhà nghiên cứu Hà Lan nói: "Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy rất chán nản hoặc đột nhiên tâm trạng xuống dốc không có lý do."  "Cũng có những người lại thấy tâm trạng mình hưng phấn và lên cao quá mức".  Báo cáo của tiến sĩ tại Academy of Neurology 2010 chỉ ra rằng trầm cảm trung bình hoặc nặng làm tăng nguy cơ đau nửa đầu từng hồi và dẫn trở thành bệnh mạn tính. 3. Thiếu đi một giấc ngủ ngon: Thức dậy mệt mỏi hoặc khó đi vào giấc ngủ là những vấn đề thường gặp ở những người bị chứng đau nửa đầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa thiếu ngủ và tần suất, cường độ của chứng đau nửa đầu. Khi chúng ta bị đau nửa đầu thì sẽ rất khó khăn để có được 1 đêm ngủ ngon giấc. Edmund Messina, MD, giám đốc y tế của bệnh viện đau Michigan, ở miền Đông Lansing nói rằng: "Rất nhiều người bị tình trạng mất ngủ như là 1 biến chứng của chứng đau nửa đầu". Và tình trạng ngược lại cũng diễn ra, tình trạng mất ngủ cũng dễ dẫn tới đau nửa đầu. 4. Nghẹt mũi hoặc chảy nước mắt Một số bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu có triệu chứng bị xoang mũi: nghẹt mũi, chảy nước mũi, mí mắt rũ xuống hoặc rách. Một nghiên cứu lớn cho thấy, trong số những người phàn nàn đau đầu do xoang, thì có tới gần 90% bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu. (Nghiên cứu được tài trợ bởi GlaxoSmithKline). 5. Ham muốn:  Theo tiến sĩ Messina thì ở 1 số bệnh nhân đau nửa đầu thì trước mỗi cơn đau nửa đầu tấn công họ hay thèm ăn 1 số đồ ăn nhất định như socola, kem,.. 6. Nhói đau ở một hoặc cả hai bên đầu Nhói đau là một dấu hiệu kinh điển của chứng đau nửa đầu. Tình trạng nhói thường cảm thấy ở một bên của đầu. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến của bệnh nhân với chứng đau nửa đầu của trung tâm National Headache Foundation cho thấy 50% trong tổng số tham gia cho rằng họ "luôn luôn" có tình trạng nhói ở một bên đầu, trong khi 34% nói rằng họ "thường xuyên" có triệu chứng này. 7. Đau mắt Tiến sĩ Messina nói: Mọi người thường nghĩ rằng nguyên nhân đau là do mỏi mắt và họ sẽ đi kiểm tra đôi mắt của mình. Tuy nhiên thì cũng không làm tình trạng đau đầu được cải thiện hơn. 8. Đau cổ Trong một cuộc khảo sát trực tuyến của bệnh nhân với chứng đau nửa đầu của trung tâm National Headache Foundation cho thấy 38% bệnh nhân đau nửa đầu "luôn luôn" bị đau cổ và 31% "thường xuyên" bị đau cổ trong chứng đau nửa đầu. 9. Đi tiểu thường xuyên Nếu bạn đi tiểu rất nhiều, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp bị đau nửa đầu. Đó là một trong nhiều triệu chứng mọi người trải nghiệm ngay trước khi một cơn đau nửa đầu. Những dấu hiệu cảnh báo, còn được gọi là giai đoạn tiền của chứng đau nửa đầu, có thể đến ít nhất là một giờ hoặc nhiều như hai ngày trước khi bắt đầu đau nhức đầu. 10. Ngáp Trong một nghiên cứu năm 2006 trên tạp chí Cephalalgia, khoảng 36% bệnh nhân đau nửa đầu báo cáo ngáp là một trong những dấu hiệu của một cơn đau nửa đầu sắp xảy ra. 11. Buồn nôn hoặc ói mửa Theo số liệu từ American Migraine Study II của Mỹ đã có một cuộc điều tra mail của hơn 3.700 người bị chứng đau nửa đầu, 73% bị buồn nôn và 29% có nôn. Một phân tích mới đây  nhận thấy những người thường xuyên buồn nôn thì dẫn tới tình trạng bệnh càng nặng hơn và khó để điều trị hơn so với người không bị. 12. Hoạt động làm đau nặng hơn: Hoạt động thường xuyên như đi bộ hoặc leo cầu thang có thể làm cho cơn đau nửa đầu tồi tệ hơn. Một số chứng đau nửa đầu được gây ra bởi tập thể dục (chạy, cử tạ) hoặc gắng sức (hoạt động tình dục). Những người bị đau đầu khi gắng sức gây ra đòi hỏi phải workup kỹ lưỡng để loại trừ nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như chứng phì động mạch não. 13. Khó nói ra tiếng Không thể có được những lời ra? Khó khăn để diễn thuyết có thể là một dấu hiệu của một cơn đau nửa đầu. 14. Hoa mắt, chóng mặt: Một loại đau nửa đầu, gọi là đau nửa đầu ở đáy (basilar-type migraine), có thể gây chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực. 15. Mệt mỏi, nôn nao Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn bệnh nhân đau nửa đầu và thấy rằng họ thường có triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, suy nhược, chóng mặt, choáng váng, và mất năng lượng trong giai đoạn sau cơn đau nửa đầu bên phải.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ