Mẹo trị mụn tại nhà hiệu quả mà không để lại vết thâm

Mẹo trị mụn tại nhà hiệu quả mà không để lại vết thâm

Mụn là vấn đề đáng lo ngại của nhiều chàng trai, cô gái, khiến họ tự ti với vẻ ngoài của mình. Để giải quyết tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu những cách trị mụn đơn giản mà hiệu quả tại nhà qua bài viết sau đây nhé! Nguyên nhân vì đâu mà có mụn? Mụn là tình trạng da bị viêm gây ra các đốm mụn trên mặt, cổ. Mụn có thể là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn sần, mụn ẩn và đặc biệt phổ biến nhất là mụn trứng cá. Thông thường người ở tuổi dậy thì khi tuyễn bã nhờn bắt đầu hoạt động mạnh thì da mặt mụn là khá phổ biến.  Tuy nhiên mụn cũng xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác. Tuy da mụn không nguy hiểm nhưng có khả năng ảnh hưởng tới vẻ ngoài gây mất tư tin khi giao tiếp. Ngoài ra, da mụn thâm không biết chăm sóc sẽ dễ để lại sẹo trên da. Cấu tạo của da mặt là lỗ chân lông kết nối với các tuyến dầu dưới da. Tuyến dầu kết nối các  tuyến với lỗ chân lông. Đây là các túi nhỏ sản xuất ra chất nhờn trên da. Đây còn được gọi là bã nhờn, giúp đưa tế bào chết qua các nang lông trên bề mặt da. Da mụn khi mà nang lông bị tắc và dầu tích tụ dưới da. Các tế bào chết của da, bã nhờn và lông trên mặt tạo nên nhân mụn. Mụn rất dễ bị nhiễm khuẩn và sưng đỏ trên da. Nghiên cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng và tần suất mụn trên da là do loại vi khuẩn trên da gây ra. Thay đổi nội tiết tố gây da mụn Có nhiều yếu tố gây da mụn nhưng nguyên nhân chính được cho là gia tăng nồng độ hormone androgen. Đây là một loại hormone bắt đầu tăng lên khi bước vào tuổi dậy khì. Ở nữ giới thì được chuyển thành estrogen. Khi androgen tăng mạnh dẫn đến các tuyến dầu dưới da phát triển. Khi đó, bã nhờn được tạo quá nhiều gây phá vỡ thành tế bào trong lỗ chân lông khiến vi khuẩn phát triển gây mụn. Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới da mụn: Di truyền: Khi gia đình có thành viên từng bị mụn Sử dụng thuốc có chứa androgen và lithium Sử dụng mỹ phẩm có tính dầu Căng thẳng thường xuyên Trước hay sau kỳ kinh nguyệt Những cách điều trị mụn đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà 1.Nghệ – bột nghệ Nghệ luôn có mặt trong danh sách làm đẹp từ hàng nghìn năm về trước. Và đối với việc trị mụn, nghệ luôn có tác dụng hiệu quả. Tác dụng: Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và dưỡng chất, thúc đẩy quá trình phục hồi liền sẹo và giảm thâm. Cách dùng: Trộn 1.5 muỗng bột nghệ với nước. Thoa hỗn hợp lên vùng bị mụn, để khô rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày 3 lần. Ngoài trộn trực tiếp ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ với 1 thìa nước ép rau tạo mùi để dùng làm hỗn hợp mặt nạ đắp mụn. 2.Cà chua Tác dụng: Cà chua có chứa rất nhiều thành phần vi lượng, thúc đẩy quá trình phục hồi tái tạo da và giúp da chống lại oxy hóa Cách dùng: Nghiền nát trái cà chua chín, lấy phần thịt đắp lên mặt. Thư giãn sau 25 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da sau khi đắp cà. Nếu bạn đang cần tìm cách trị mụn cám, đầu đen hiệu quả, thì bạn hãy áp dụng cà chua nhé. 3. Mật ong Tác dụng: Mật ong là một hợp chất dưỡng da rất hiệu quả. Một số loại mật ong còn chứa axit amino và methylglyoxal, giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên da. Cách dùng: Hòa 3 thìa mật ong cùng 4 muỗn cốt chanh tươi. Bôi lên vùng da bị mụn trong 25 phút, sau đó rửa nhanh lại với nước lạnh. Kiên trì và thực hiện trong vòng 1 tháng, để cảm nhận được sự khác biệt 4.Nha đam Tác dụng: nha đam là giúp phục hồi, tái tạo da và trị mụn hiệu quả. Cách dùng: Lấy 1 nhánh nha đam rửa thật sạch sau đó ta lấy lớp gel bên trong của lá. Chà nhẹ lấy phần gel bôi lên vùng da bị mụn. Rồi đợi khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng nha đam giúp làn da mịn màng, và giúp lỗ chân lông se khít,  đặc biệt rất hiệu quả với việc trị mụn bọc, mụn viêm. 5.Tỏi Tỏi là vị thuốc quý trong đông y và tây y. Một trong những tác dụng tốt nhất của tỏi là trị mụn và kháng khuẩn. Tác dụng: Mụn có thành phần chính gồm lưu huỳnh, tác dụng kháng sinh kháng nấm và sát khuẩn. Kích thích quá trình tái cấu trúc và lành da. Cách dùng: Để khôi phục lại làn da láng mịn, bạn cắt đôi tép tỏi và dùng mặt bên trong và chà xát lên chổ bị mụn. Thực hiện trong vòng từ 6 – 7 phút trước khi rửa sạch. Ngoài tác dụng là trị mụn, ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày còn giúp cơ thể thải được độc tố trong máu. Nhờ vậy các vết mụn nhọt sẽ mau lành hơn và hạn chế được sẹo thâm. 6.Kem đánh răng Nghe có vẻ lạ, nhưng nó rất hiệu quả khi trị mụn bằng kem đánh răng và phương pháp này cũng đang được đa số mọi người sử dụng. Nhất là rất hiệu quả với những loại mụn như mụn ẩn dưới da, mụn cám, mụn đầu đen. Tác dụng: Kem đánh răng có chứa chât silica chống viêm. Khi thoa lên chổ bị mụn, chất này sẽ giúp da chống lại các vi khuẩn gây ra mụn và hỗ trợ trong quá trình hồi phục những hư tổn do mụn gây ra. Ngoài ra chất Sodium pyrophosphate trong kem đánh răng có công dụng loại bỏ một ít lượng canxi dư thừa trong da, và cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn. Đem đến nhiều hiệu quả sát khuẩn tốt và làm khô cồi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Cách dùng: Rửa sạch da mặt bằng nước ấm rồi sau đó thoa một ít kem đánh răng nguyên chất chấm lên những chổ đang bị mụn. Nếu các bạn có làn da nhạy cảm thì hãy nên đi rửa mặt sau khi bôi kem từ 10-15 phút. Còn da bình thường thì các bạn cứ để từ khoảng độ 1- 2 giờ rồi rửa mặt sạch lại với nước ấm. Các bạn hãy duy trì thực hiện đều đặn các vùng bị mụn sẽ giảm đi cực kì nhanh chóng. 7.Trứng gà Tác dụng: Trứng gà chứa nhiều vitamin B và thành phần chống oxy hóa. công dụng dưỡng da và trị mụn. Cách dùng lòng trắng trứng gà trị mụn ẩn dưới da ở mũi, má, cằm: Vệ sinh mặt trước sau đó cho lòng trắng trứng gà vào 1 chén sạch. Đánh đều lên,, cho thêm 2 muỗng mật ong và trộn đều. Thoa hỗn hợp  lên khắp mặt, khoảng 15 – 20 phút và sau đó rửa sạch lại. Thực hiện mỗi tuần từ 2 đến 3 lần, bạn sẽ cảm nhận được làn da khỏe đẹp và tươi sáng. 8.Khổ qua (mướp đắng) Tác dụng: Mướp đắng giúp làm sạch da, giảm sưng, triệt cồi mụn và loại bỏ các tế bào chết ở trên da. Cách dùng: Mướp đắng cạo bỏ sạch ruột, rửa sạch và ngâm với muối trong 20 phút. Sau đó ta lấy 1/2 trái thái lát ra và xay thật nhuyễn. Lọc bỏ bã, lấy phần nước và đem trộn cùng với mật ong. Rửa mặt sạch sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, và đắp hỗn hợp 25 phút. Thực hiện liên tục 1 lần/tuần. Kiên trì thực hiện 2 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả hơn hẳn. 9.Rau diếp cá Tác dụng: rau diếp cá có chứa hợp chất kháng khuẩn tốt, giúp sát trùng và giúp lành vết thương nhanh chóng. Cách dùng: Đầu tiên bạn lấy 2 nắm rau diếp cá đem rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt. Thoa lên vùng da bị mụn từ 10-15 phút, khi nào thấy da khô thì rửa lại với nước sạch. Lưu ý: sau khi áp dụng các phương pháp trên thì bạn phải kết hợp với các phương pháp chăm sóc da mặt hiệu quả để tránh mụn quay trở lại bằng cách: Rửa mặt thật sạch, dùng khẩu trang khi đa ra ngoài nắng, nếu bạn kỹ hơn thì có thể dùng các loại sữa rữa mặt kiềm nhơn hoặc các loại thuốc thảo dược xông mặt bằng thiên nhiên để loại bỏ các tế bào chết, tái tạo làn da và thông thoáng các lỗ chân lông ngăn ngừa mụn. 10.Khoai tây Tác dụng: khoai tây rất giàu chất vitamin A, được sử dụng để điều trị mụn thâm ngay tại nhà Cách dùng: Khoai tây sau khi rửa sạch, ta lột vỏ rồi đem xay nhuyễn. Trộn cùng với sữa chua để tạo nên hỗn hợp sền sệt. Sau đó chúng ta đăp hỗn hợp khoai tây trên da khoản 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Ngoài ra mặt nạ khoai tây còn có công dụng cải thiện được sắc tố da, giúp làm mờ các vết thâm một cách nhanh chóng. Trả lại cho bạn một làn da sáng mịn và chắc khỏe..
Phương pháp điều trị bệnh Meniere

Phương pháp điều trị bệnh Meniere

Cùng quầy thuốc tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh Meniere sau khi đã tìm hiểu rõ về: Dấu hiệu bệnh Meniere Nguyên nhân gây bệnh Meniere Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Meniere Phương pháp điều trị bệnh Meniere Hiện tại chưa có phương pháp chữa lành bệnh Meniere, nhưng nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân Meniere đáp ứng với các phương pháp điều trị, mặc dù mất thính lực lâu dài thì khó ngăn chặn. Điều trị chóng mặt Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng trong cơn chóng mặt để làm giảm bớt mức độ trầm trọng: Thuốc giảm triệu chứng chóng mặt buồn nôn: Betaserc của Abbot Betahistine Tanganil 500 Thuốc chống say tàu xe để giảm cảm giác chóng mặt, kiểm soát buồn nôn và nôn như là: Meclizine(Antivert) Diazepam(Valium) Thuốc chống buồn nôn như promethazine giúp kiểm soát buồn và nôn, nôn trong giai đoạn chóng mặt. Thuốc điều trị lâu dài Bác sĩ có thể kê thuốc để giảm ứ dịch (thuốc lợi tiểu): triamterene kết hợp với hydrochlorothiazide (Dyazide, Maxzide). Giảm lượng chất lỏng trong cơ thể có thể giúp điều chỉnh thể tích và áp lực dịch tai trong của bạn. Đối với vài người,thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng và tần suất các triệu chứng bệnh Meniere. Vì thuốc lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu nhiều lần hơn nên bạn có thể sẽ thiếu hụt một số loại muối khoáng nhất định, chẳng hạn như Kali. Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi tuần với ba hoặc bốn phần các loại thực phẩm giàu Kali như chuối, dưa đỏ, cam, rau chân vịt và khoai lang. Phương pháp và quá trình điều trị không can thiệp Một số bệnh nhân Meniere có thể đáp ứng với phương pháp điều trị không can thiệp khác, chẳng hạn như: Phục hồi chức năng: Nếu bạn có cảm giác mất thăng bằng ngoài cơn chóng mặt, bạn có thể thấy được lợi ích từ điều trị phục hồi chức năng tiền đình. Liệu pháp này có thể bao gồm các bài tập và các hoạt động mà bạn thực hiện trong các buổi trị liệu hay tại nhà với mục đích giúp cơ thể và não bạn lấy lại khả năng xử lý thông tin thăng bằng một cách chính xác. Dùng máy trợ thính: Thiết bị trợ thính có thể cải thiện thính giác của người bệnh Meniere. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia thính học để thảo luận lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp với bạn nhất. Tạo áp lực dương bằng thiết bị Meniett: Được dùng cho những cơn chóng mặt khó điều trị, liệu pháp này tạo ra một áp lực dương tới vùng tai giữa để cải thiện sự trao đổi dịch tai.Thiết bị Meniett là một máy phát xung để tạo ra áp lực tới ống tai thông qua một ống thông gió.  Máy được sử dụng tại nhà,thường là ba lần một ngày, mỗi lần 5 phút. Báo cáo ban đầu về thiết bị Meniett cho thấy sự cải thiện các triệu chứng chóng mặt, ù tai và căng tai, nhưng hiệu quả lâu dài của phương pháp này chưa được xác định. Tiêm thuốc vào tai giữa Thuốc được tiêm vào tai giữa, sau đó hấp thu vào tai trong có thể cải thiện triệu chứng chóng mặt: Gentamicin: một loại kháng sinh độc cho tai trong làm giảm chức năng thăng bằng của một tai, và tai còn lại của bạn đảm nhận trách nhiệm giữ thăng bằng. Quá trình dùng thuốc có thể được thực hiện trong thời gian gây tê cục bộ trong phòng khám bác sĩ. Thuốc thường làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn chóng mặt. Tuy nhiên, có nguy cơ người được điều trị sẽ bị mất thính lực hơn nữa. Steroid: chẳng hạn như dexamethasone, cũng có thể giúp kiểm soát các cơn chóng mặt ở một vài bệnh nhân. Quá trình dùng thuốc cũng có thể được thực hiện với sự hỗ trợ gây tê tại chỗ từ bác sĩ. Dù dexamethasone có thể hơi kém hiệu quả hơn so với gentamicin nhưng dexamethasone lại ít có khả năng gây ra mất thính lực hơn so với gentamicin. Phẫu thuật Nếu các cơn chóng mặt liên quan đến bệnh Meniere gây suy nhược nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn, gồm các phương pháp: Phẫu thuật giải áp túi nội bạch huyết: Túi nội bạch huyết đóng vai trò điều hòa dịch tai trong. Phẫu thuật này có thể giúp giảm bớt chóng mặt nhờ làm giảm sản xuất dịch hoặc làm tăng sự hấp thụ dịch.Khi giải áp túi nội bạch huyết, một phần của xương được cắt bỏ khỏi túi. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ đồng thời đặt một ống dẫn để dẫn phần dịch thừa ra khỏi tai trong của bạn. Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình(dây VIII): Phẫu thuật này nhằm cắt dây thần kinh liên kết các cảm giác về thăng bằng và vận động của tai trong với não(dây VIII)giúp chữa được triệu chứng chóng mặt trong khi vẫn duy trì thính lực của tai. Phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ: Trong thủ thuật này, bác sĩ cắt bỏ phần cân bằng của tai trong,do đó loại bỏ cả hai chức năng cân bằng và thính giác của tai bị ảnh hưởng. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi tai đã bị mất thính lực hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Chăm sóc tại nhà Một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh Meniere, bạn có thể cân nhắc các phương pháp sau để sử dụng khi bị chóng mặt: Lập tức ngồi hay nằm khi bạn cảm thấy chóng mặt: Trong cơn chóng mặt, tránh những điều có thể làm các triệu chứng nặng thêm như hạn chế di chuyển, tránh tiếp xúc với đèn sáng, xem tivi hay đọc sách. Nghỉ ngơi trong và sau thời gian chóng mặt Hãy nhận thức khả năng bạn mất thăng bằng: Té ngã có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng. Bật đèn sáng đủ khi bạn thức dậy giữa đêm, cân nhắc sửa dụng gậy chống khi đi nếu bạn cảm thấy mất thăng bằng thường xuyên. Tránh lái xe hay vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt: Nếu cơn chóng mặt xảy đến khi bạn đang lái xe hay vận hành máy móc, khả năng tai nạn và tổn thương sẽ xảy ra. Thay đổi thói quen ăn uống Thay đổi thói quen ăn uống có thể giảm lượng dịch tích tụ ở tai trong. Bác sĩ có thể đề nghị bạn duy trì chế độ ăn uống nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh Meniere. Ăn uống điều độ: Phân bổ thực phẩm và đồ uống đều trong ngày góp phần điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Bạn nên ăn lượng thức ăn giống nhau trong mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể ăn 5­6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính mỗi ngày. Giảm lượng muối: Thực phẩm và nước uống chứa hàm lượng muối cao có thể làm tăng lượng nước giữ trong cơ thể. Bạn nên sử dụng không quá 1500 mg muối mỗi ngày. Tránh ăn bột ngọt(mì chính): Một vài sản phẩm đóng gói và thức ăn hàng quán có chứa bột ngọt, là một dạng muối. Bột ngọt có thể làm tăng lượng nước giữ trong cơ thể. Bạn nên kiểm tra thành phần hay hỏi người phục vụ quán nếu món ăn bạn muốn gọi có chứa bột ngọt. Thay đổi các thói quen khác Có nhiều bằng chứng cho thấy lối sống của bạn có thể làm bệnh Meniere tệ hơn hay nó là tác nhân khởi phát triệu chứng của bệnh Meniere. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thay đổi các thói quen sau để giảm các triệu chứng cũng như ngăn chặn khởi phát bệnh Meniere. Tránh sử dụng caffeine: Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine như socola,cà phê,trà và một số loại nước ngọt có chứa chất kích thích có thể làm các triệu chứng bệnh nặng thêm. Chẳng hạn caffeine có thể làm tiếng ù tai trở nên lớn hơn. Không hút thuốc: Tránh nicotine có thể làm giảm triệu chứng của bệnh Meniere. Giảm áp lực và lo lắng: Áp lực và lo lắng là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh Meniere rất khó xác định. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy giảm bớt áp lực và lo lắng có thể làm giảm độ trầm trọng của các triệu chứng và giúp bạn có thể đối phó với bệnh.Các liệu pháp tâm lý trị liệu có thể giúp bạn xác định tác nhân gây ra áp lực và lo lắng. Dùng thuốc để giảm lo lắng cũng có thể có ích. Tránh các tác nhân gây dị ứng: Nhiều báo cáo cho thấy mối liên quan giữa dị ứng và bệnh Meniere. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và dùng thuốc chống dị ứng có thể làm giảm bệnh Meniere. Tránh bị đau nửa đầu (Migraine): Ngày càng có nhiều tài liệu cho thấy mối tương quan giữa bệnh Meniere và bệnh đau nửa đầu, điều này cho thấy giảm bớt cơn đau nửa đầu có thể làm giảm bệnh Meniere. Nhóm hỗ trợ để đối đầu với bệnh: Bệnh Meniere có thể ảnh hưởng sự giao tiếp giữa bạn bạn bè hay gia đình,giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Bạn có thể cảm nhận sự đồng cảm và khích lệ từ nhóm hỗ trợ. Các thành viên trong nhóm có thể cung cấp thông tin, tài liệu giúp bạn đối đầu với bệnh. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn với nhóm hỗ trợ tại địa phương, hoặc có thể bạn sẽ tự tìm thông tin về các nhóm ở địa phương bạn sinh sống từ Hiệp hội rối loạn tiền đình.  
Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere

Ở các bài trước quầy thuốc đã giới thiệu với các bạn: Triệu chứng và dấu hiệu bệnh Meniere Nguyên nhân gây bệnh Meniere Ở đây quầy thuốc sẽ tiếp tục trình bày với các bạn về Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere theo Mayoclinic: Bệnh Meniere sẽ được bác sĩ chẩn đoán khi: Bạn có hai cơn chóng mặt tự phát,mỗi cơn kéo dài 20 phút hay lâu hơn. Mất thính lực đã được đánh giá bằng kiểm tra thính lực ít nhất một lần. Ù tai hoặc đầy tai. Đã loại bỏ các nguyên nhân khác có thể gây ra các vấn đề này. Nếu bạn có dấu hiệu hay triệu chứng có liên quan tới bệnh Meniere,bác sĩ sẽ hỏi về những than phiền của bạn và yêu cầu bạn làm các xét nghiệm để đánh giá chức năng của tai trong và những xét nghiệm để tầm soát những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng mà bạn mắc phải. Khám tổng quát và và hỏi về tiền sử Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và hỏi bạn câu hỏi về: Tính nghiêm trọng,thời gian và tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Tiền sử của bạn đối với các bệnh nhiễm trùng hay dị ứng. Các thuốc hay liệu pháp điều trị bạn đang sử dụng. Các vấn đề về tai trước đó. Sức khỏe tổng quát của bạn. Tiền sử bệnh lý ở tai trong trong gia đình bạn. Đánh giá thính lực: Bài kiểm tra thính lực sẽ đánh giá mức độ bạn cảm nhận âm thanh ở các cao độ và âm lượng khác nhau,cũng như cách bạn phân biệt các âm thanh tương tự nhau. Bài kiểm tra không những cho biết khả năng nghe của bạn mà còn giúp xác định nguồn gốc của các vấn đề thính lực là ở tai trong hay ở dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa tai trong và não. Đánh giá chức năng thăng bằng: Giữa các cơn chóng mặt, trạng thái thăng bằng trở lại bình thường cho hầu hết người mắc bệnh Meniere. Tuy nhiên, có thể có những vấn về thăng bằng vẫn tiếp diễn ở mức độ nào đó. Có nhiều xét nghiệm có thể dùng để đánh giá chức năng tai trong. Vài hay tất cả các bài kiểm tra cho kết quả bất thường ở người mắc bệnh Meniere. Ghi hình rung giật nhãn cầu (Videonystagmography­VNG): Bài kiểm tra này đánh giá chức năng giữ thăng bằng bằng cách đánh giá chuyển động mắt. Các thụ thể cảm giác cân bằng ở tai trong được liên kết với cơ điều khiển chuyển động của mắt về tất cả các hướng. Sự kết nối này làm cho bạn có thể di chuyển đầu trong khi giữ mắt mình vẫn tập trung vào một điểm. Trong bài kiểm tra VNG,nước nóng lạnh hoặc không khí nóng­lạnh được đưa vào ống tai.Các số đo của những cử động không tự chủ của mắt đáp ứng lại kích thích này được thực hiện bằng cặp kính video đặc biệt. Bài kiểm tra này bất thường có thể cho thấy có bất thường ở tai trong. Bài kiểm tra trên ghế xoay: Tương tự như VNG,bài kiểm tra này xác định chức năng tai trong dựa trên chuyển động mắt.Trong bài kiểm tra này,tác nhân kích thích tai trong được tạo ra từ một ghế xoay đặc biệt được điểu khiển chính xác từ máy tính. Điện thế gợi tính cơ tiền đình(VEMP): Phương pháp VEMP đo lường chức năng của cơ quan nhận cảm về chuyển động tăng tốc nằm ở tiền đình của tai trong. Các thụ thể này cũng khá nhạy đối với âm thanh. Khi chúng đáp ứng với âm thanh, những dao động co thắt nhỏ ở cổ và cơ mắt xuất hiện và có thể đo được. Những co thắt này đóng vai trò gián tiếptrong việc khảo sát chức năng tai trong. Biểu đồ tư thế(Posturography) Kiểm tra này được thực hiện bằng máy tính, có thể cho thấy bạn phải dựa vào phần nào nhiều nhất trong các thành phần của hệ thống thăng bằng gồm: Thị giác, chức năng tải trọng, hay cảm giác từ da, cơ, gân và khớp và thành phần nào đã gây ra vấn đề. Trong khi đeo dây đai an toàn, bạn đứng chân trần trên nền và giữ cơ thể thăng bằng trong nhiều điều kiện khác nhau. Các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác: Các xét nghiệm khác có thể được dùng để loại trừ các rối loạn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh Meniere, như khối u trong não hay xơ cứng rải rác. Các xét nghiệm này bao gồm: Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này dùng sóng điện từ và từ trường để tạo ra hình ảnh các mô mềm trong cơ thể. Nó có thể tạo ra hình ảnh cắt lớp mỏng một chiều hay hình ảnh 3 chiều của não bạn. Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này dùng tia X để tạo ra ảnh cắt lớp của các cấu trúc bên trong cơ thể. Đo thính lực dựa trên đáp ứng của phần trung khu thính giác ở thân não(Auditory brainstem response audiometry). Kiểm tra này được thực hiện trên máy tính nhằm kiểm tra các dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác của não bộ. Nó có thể giúp phát hiện sự hiện diện của khối u gây ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh thính giác
Nguyên nhân gây bệnh Meniere

Nguyên nhân gây bệnh Meniere

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh Meniere. Nếu các bạn chưa tìm hiểu có thể tham khảo tại đây. Vậy thì nguyên nhân gây ra bệnh Meniere là gì? Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh Meniere nhé! Hiện nay trên thế giới nguyên nhân gây ra bệnh Meniere vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng. Bệnh Meniere thường được giải thích và được nhiều chuyên gia chấp nhận là do sự bất thường về thể tích hoặc thành phần của chất dịch ở tai trong. Tai trong là gì? Tai trong là một tập hợp các đường và hốc nằm ở trong xương đá, có những hốc kết nối với nhau gọi là mê nhĩ (tức là “mê đạo” trong lỗ tai). Phần bên ngoài của tai trong được tạo thành từ xương (gọi là mê nhĩ xương). Phần bên trong là một cấu trúc màng mềm (mê nhĩ màng) của tai trong có hình dạng tương tự nhưng nhỏ hơn như mê nhĩ xương,nhưng nhỏ hơn,là những cái bọc bằng màng mềm(gọi là mê nhĩ màng). Mê nhĩ màng có chứa chất lỏng gọi là nội dịch và được lót bởi các tế bào có lông đáp ứng với những chuyển động của nội dịch. Để các cơ quan cảm giác ở tai trong hoạt động chính xác, chất nội dịch cần giữ thể tích, áp suất và thành phần hóa học nhất định. Những yếu tố làm thay đổi tính chất của nội dịch ở tai trong có thể gây ra bệnh Meniere. Các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân hay các nguy cơ tiềm ẩn, bao gồm: Sự dẫn lưu dịch ở tai trong bất thường ở tai trong, có thể do tắc nghẽn hay bất thường về giải phẫu cấu trúc Đáp ứng miễn dịch bất thường. Dị ứng. Nhiễm virus. Rối loạn di truyền. Chấn thương đầu. Đau nửa đầu Migraine. Do không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác định, nên có khả năng là bệnh Meniere được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều tác nhân.  
Triệu chứng và dấu hiệu bạn mắc bệnh Meniere

Triệu chứng và dấu hiệu bạn mắc bệnh Meniere

Bệnh Meniere là một rối loạn của tai trong gây ra các cảm giác mà bạn cảm thấy như thể bạn đang quay (chóng mặt), và mất thính lực, ù tai (ù tai), và đôi khi cảm giác no hoặc áp lực trong tai của bạn. Hầu hết các trường hợp, bệnh Meniere chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Bệnh Meniere có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 và 50. Nó được coi là một bệnh mãn tính, nhưng phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp giảm các triệu chứng và giảm thiểu các tác động lâu dài đến cuộc sống của bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Meniere bao gồm: Chóng mặt: là cảm giác bản thân bị đu đưa, quay tròn nhiều lần hoặc là có cảm giác căn phòng, đồ đạc chuyển động xung quanh mình. Triệu chứng này xảy ra không báo trước, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ hay lâu hơn, thậm chí kéo dài đến 24 giờ. Những cơn chóng mặt nghiêm trọng có thể gây buồn nôn và nôn. Điếc (mất thính lực): là tình trạng mất khả năng nghe được âm thanh. Trong bệnh Meniere, điếc xảy ra dao động theo thời gian, tức là bạn có thể nghe âm thanh lúc được lúc mất, thường thấy gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng cuối cùng, phần lớn người bệnh sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ù tai (tiếng kêu trong tai): người bệnh thường nghe thấy những tiếng rung, ù, ầm ầm, tiếng huýt sáo hay cả tiếng rít ở trong tai. Cảm giác tai bị đầy hoặc bị căng: là cảm giác tai bị bít lại hoặc căng tức. Cơn kịch phát điển hình của bệnh thường bắt đầu : bằng cảm giác đầy tai hay ù tai tăng dần và thính lực giảm dần; kèm theo buồn nôn, hoặc nôn. Một cơn bệnh có thể kéo dài từ 20 phút tới 4 giờ, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Cơn chóng mặt đầu tiên thường dữ dội, những lần sau thường nhẹ hơn, và có thể hết chóng mặt biến mất. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng, tần suất xảy ra và thời gian của cơn kịch phát rất đa dạng, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Bạn có thể có những cơn chóng mặt thường xuyên, cảm giác ù tai nhiều nhưng các triệu chứng khác thì khá nhẹ hoặc bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt và mất thính lực nhẹ, nhưng ù tai rất thường xuyên làm bạn mất ngủ. Nếu bạn gặp phải bất kì dấu hiệu nào ở trên các bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tực để được điều trị và chữa trị kịp thời. Hoặc các bạn có thể nghe tư vấn bởi Dược Sĩ của chúng tôi về bệnh qua hotline 01649607769 gặp Dược Sĩ An  
Thiểu năng tuần hoàn não và cách chữa trị sau 20 ngày

Thiểu năng tuần hoàn não và cách chữa trị sau 20 ngày

Hiểu đúng về bệnh “Thiểu năng tuần hoàn não” Thiểu năng tuần hoàn não là một hội chứng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi và có xu hướng phát triển cả ở người trung niên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang tai biến mạch máu não làm việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đồng thời để lại nhiều di chứng cho người bệnh hoặc có thể dẫn đến tử vong. Hiểu đúng về bệnh “Thiểu năng tuần hoãn não” sẽ giúp người bệnh có thể chủ động phòng ngừa cũng như tuân thủ điều trị khi mắc phải hội chứng này. Thế nào là thiểu năng tuần hoàn não? Thiểu năng tuần hoàn não là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng gây ra do tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, trong đó không có tổn thương thần kinh khu trú. Nguyên nhân thường do mảng xơ vữa làm hẹp dần động mạch nuôi não, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới não. Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não rất phong phú, biểu hiện khác nhau tùy theo vị trí của vùng não bị thiếu máu. Nhìn chung, những biểu hiện thường gặp bao gồm: nhức đầu vùng trán, căng nặng đầu, thường xuyên chóng mặt đặc biệt khi quay đầu và ngửa cổ, mất ngủ, hay tỉnh dậy lúc nửa đêm, hay quên những sự việc mới xảy ra, giảm trí nhớ, dễ xúc động, rối loạn cảm xúc. Những biểu hiện này không xuất hiện cùng một lúc và cũng không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ những triệu chứng này, đồng thời các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não là không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh lý khác hoặc được cho là dấu hiệu cơ thể có rối loạn và mất cân bằng tạm thời nên thường bị bỏ qua. Khi người bệnh đến với bác sĩ thì các triệu chứng đã khá rõ nét cho chẩn đoán bệnh, tức là chuyển sang thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, làm cho việc điều trị khó khăn hơn và cần thời gian dài hơn. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não như thế nào? Thiểu năng tuần hoàn não không phải là một tình trạng bệnh cấp tính, tuy nhiên lại có tính chất dai dẳng và khó điều trị khỏi dứt điểm. Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị tận gốc sẽ đem lại hiệu quả cao, tránh tái phát. Các biện pháp điều trị hiện nay gồm nội khoa và ngoại khoa (phẫu thuật), tuy nhiên biện pháp nội khoa là xu hướng chính, bao gồm các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Từ nguyên nhân và cơ chế thiếu máu cung cấp cho não mà chủ yếu là do mảng xơ vữa động mạch não thì đích điều trị sẽ phải tấn công vào cơ chế gây bệnh này. Các biện pháp không dùng thuốc: Những biện pháp này sẽ có vai trò làm hạn chế tác động của các yếu tố gây nguy hại như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu,…bao gồm chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ lao động. Người bệnh cần ăn hạn chế muối, mỡ động vật, giảm lượng calo đưa vào, thường xuyện hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức, bỏ các thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, sinh hoạt tình dục quá mức, xúc cảm quá mạnh, v.v… Biện pháp dùng thuốc: Các thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính cũng cần tác động vào cơ chế gây thiếu máu não. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với công dụng khác nhau. Người bệnh cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi mua để được sử dụng thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Một xu hướng mới trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não gần đây là sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật do thuốc loại này đáp ứng được yêu cầu điều trị lâu dài, ít độc cũng như phù hợp với chuyển hóa của cơ thể người có tuổi. Một trong những sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng rất kĩ lưỡng cũng như được nhiều bệnh nhân tin dùng là sản phẩm Tuần hoàn não Vinfa. Đây là sản phẩm được phát triển từ bài thuốc nam của PGS. Mai Tất Tố - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội và đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Quân đội 103 trong luận văn của Bác sĩ Bùi Xuân Tuyết. Kết quả cho thấy bài thuốc gồm 5 vị: ngưu tất, đương quy, hồng hoa, hoài sơn, cam thảo giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nặng đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ trong thiểu năng tuần hoàn não; cải thiện rõ các hoạt động của điện não, các chỉ số lưu huyết não, làm giảm cholesterol và triglycerid máu đồng thời không gây ra bất kì tai biến cũng như tác dụng phụ nào cho người bệnh khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng và cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi đến số 01649607769 để được đội ngũ thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh của bạn. 
Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận trong tai và não giúp cân bằng kiểm soát và chuyển động của mắt. Nếu hệ thống tiền đình có vấn đề thì xảy ra những triệu chứng những dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình như sau: Lưu ý răng không phải tất cả mọi người bị rối loạn tiền đình đều có tất cả các triệu chứng trên mà cũng có thể xảy ra các triệu chứng khác hoặc có 1 vài triệu chứng. Điều quan trọng là chúng ta cần lưu ý những triệu chứng, dấu hiệu trên để hết sức lưu ý nếu gặp phải. Hoa mắt chóng mặt: Những người bị rối loạn tiền đình thường có triệu chứng là thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt. Bệnh nhân thường xuyên bị cảm giác quay cuồng, hoặc một ảo giác nào đó về sự chuyển động của thế giới xung quanh.  Choáng váng, cảm giác trôi nổi, đung đưa Cảm giác bị trọng lượng rất nặng đè nén hoặc bị kéo theo một hướng Mất cân bằng và định hướng không gian: Tự dưng xuất hiện tình trạng mất cân bằng, vấp ngã, khó đi thẳng hay quay một góc Thao tác tự nhiên trở nên vụng về hoặc khó phối hợp so với bình thường Khó khăn duy trì tư thế thẳng; luôn có xu hướng nhìn xuống để xác nhận vị trí của mặt đất Đầu có thể luôn giữ ở một vị trí nghiêng Có xu hướng chạm hoặc giữ lại một cái gì đó khi đứng, hoặc chạm vào hoặc giữ đầu trong khi ngồi Nhạy cảm với những thay đổi về bề mặt đi bộ hoặc giày dép Đau cơ và khớp (do phải vật lộn với sự cân bằng) Thị giác: Khó tập trung hoặc quan sát 1 đối tượng nào đó và khi quan sát thì dường như các đối tượng cứ nhảy loạn lên trong đầu hoặc mờ mờ ảo ảo không thể nhìn rõ, thậm chí còn nhìn 1 mà ra 2, 3 giống như phân thân vậy. Khó chịu khi gặp phải môi trường đông đúc như khi tham gia giao thông, ở các đám đông, cửa hàng nào đó. Nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng chói, và di chuyển hoặc nhấp nháy đèn; đèn huỳnh quang có thể đặc biệt phiền hà Nhạy cảm với một số loại màn hình máy tính và TV kỹ thuật số Có xu hướng tập trung vào đối tượng gần đó; tăng cảm giác khó chịu khi tập trung tại một khoảng cách Tăng mù đêm; đi đứng khó khăn trong bóng tối Thính lực: Mất thính lực; thính giác bị bóp méo hoặc biến động Ù tai (ù, ầm ầm, hoặc tiếng ồn khác trong tai) Nhạy cảm với tiếng ồn, môi trường ồn ào Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng Nhận thức: Khó tập trung và chú ý; dễ dàng bị phân tâm Hay quên và mất hiệu lực bộ nhớ ngắn hạn Nhầm lẫn, mất phương hướng, khó thấu hiểu hướng dẫn hoặc hướng dẫn Khó theo dõi trong cuộc hội thoại, các cuộc họp, vv, đặc biệt khi có tiếng ồn nền hoặc phong trào Tinh thần mệt mỏi Tâm lý: Giảm khả năng tự chủ, tự tin, lòng tự trọng Lo lắng, hoảng sợ, cảm thấy bị cô lập xã hội Hay phiền muộn Các triệu chứng khác: Buồn nôn hoặc nôn mửa Say tàu xe Nhức đầu Nói lắp Nhạy cảm với sự thay đổi áp suất hay nhiệt độ và dòng gió Đau, áp lực, hoặc các triệu chứng khác với những thay đổi chế độ ăn uống (ví dụ, natri cao) Nếu các bạn có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng mình bị rối loạn tiền đình thì phải đi khám bác sĩ ngay để có thể được điều trị kịp thời hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 01649607769 để được tư vấn về bệnh và cách điều trị bệnh nhanh hơn và cụ thể hơn
Mất ngủ kinh niên và cách điều trị dứt điểm mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên và cách điều trị dứt điểm mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên - trình trạng bệnh đang khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam nhất là với những người tầm trung và cao tuổi. Vậy mất ngủ kinh niên là gì? Làm sao để có thể giải quyết tình trạng mất ngủ kinh niên dứt điểm. Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu về bệnh mất ngủ kinh niên nhé. Tình trạng mất ngủ kinh niên là người bệnh thường xuyên bị mất ngủ với khoảng thời gian hơn 1 tháng trở đi mà rất khó tìm hiểu nguyên nhân khiến cho tinh thần sức khỏe ngày càng suy giảm nghiêm trọng kèm theo đối là thần kinh suy nhược. Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên từ phương pháp vật lý không dùng thuốc cho tới phương pháp sử dụng thuốc và các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Quầy thuốc xin liệt kê 1 vài phương pháp điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên hiện nay cho các bạn. 1. Phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên không dùng thuốc: Thư giãn: Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ do quá lo lắng dẫn tới khó ngủ và mất ngủ thì có thể thử tự điều trị bằng phương pháp thư giãn cơ thể này nhé. Một thực tế chỉ ra rằng nguồn gốc của việc mất ngủ hầu hết là do tình trạng Stress xảy ra chính vì vậy mà thư giãn cơ thể cũng là phương pháp có thể điều trị được tình trạng mất ngủ hiệu quả. Bài tập thư giãn cơ thể bạn có thể làm bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu dưới đây: Hít thở: Thở ra hoàn toàn qua miệng của bạn. Hít vào bằng mũi khi đếm đến bốn. Nín thở và đếm đến bảy. Thở ra bằng miệng và đếm đến tám. Lặp lại chu kỳ ba lần. Tập thể dục: Tập thể dục có thể khiến bạn thư giãn hơn và làm tình trạng mất ngủ kinh niên giảm đi rõ rệt vừa khiến cơ thể khỏe mạnh khi làm việc mà vừa dễ ngủ. Tập thể dục mức độ vừa phải mỗi ngày khoảng 20-30 phút hoặc nếu bận rộng cố gắng sắp xếp tuần 3-4 lần đều đặn. Thiền, Yoga: Thiền, yoga, và phản hồi sinh học có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Bạn có thể học và thực hiện rất đơn giản thông qua mạng internet các kênh phổ biến và hướng dẫn miễn phí như youtube, google, facebook,... Thói quen tốt: Hãy chuẩn bị kĩ càng từ thói quen đến các hoạt động của mình để có thể ngủ ngon hơn và tốt hơn. Nên trang trí phòng với không gian thoáng mát, thư giản và ấm cúng không quá sáng gây chói mắt khó ngủ. Không xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi quyết định đi ngủ. Có thể tạo cho mình thói quen đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cố gắng duy trì lịch trình ngủ ổn định và đúng giờ nhất. Tránh ăn uống đồ có chứa chất kích thích như caffein, rượu, thuốc lá trước khi ngủ. 2. Phương pháp sử dụng thuốc: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc có thể điều trị tình trạng mất ngủ từ hoạt chất hóa học hay từ các bài thuốc y học cổ truyền như: Với thuốc tân dược có thể kể đến: Thuốc an thần benzodiazepine như triazolam (Halcion), estazolam, lorazepam (Ativan), temazepam (Restoril), flurazepam, và quazepam (Doral) và thuốc an thần không benzodiazepine như zolpidem (Ambien, Intermezzo), eszopiclone (Lunesta), và zaleplon ( Sonata) là loại thuốc có thể giúp kích thích ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nghiện với việc sử dụng kéo dài. Ngoài ra họ có thể nguy hiểm nếu bạn dùng chúng với rượu hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể gây buồn ngủ buổi sáng, mặc dù tác dụng phụ nói chung là ít nghiêm trọng với các phi benzodiazepin.  Belsomra (suvorexant) là các chất đối kháng thụ thể orexin đầu tiên được phê duyệt. Orexins là những hóa chất có liên quan trong việc điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức và đóng một vai trò trong việc giữ người tỉnh táo. Belsomra làm thay đổi hành động của orexin trong não. Doxepin (Silenor) được phê chuẩn để điều trị những người có khó khăn duy trì giấc ngủ. Silenor có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách chặn các thụ thể histamin. Không nên dùng thuốc này, trừ khi bạn có thể nhận được đầy đủ bảy hay tám giờ ngủ. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bạn, và đáp ứng với điều trị. Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng ở những người bị trầm cảm để giúp giấc ngủ. Họ không được chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ. Đây có thể gây buồn ngủ vào ban ngày hay tác dụng phụ khác. Ramelteon (Rozerem) là một thuốc mất ngủ mà hoạt động khác với các thuốc an thần khác. Nó là ít có khả năng gây buồn ngủ vào buổi sáng hoặc là gây nghiện. Các sản phẩm từ thảo dược và bài thuốc cổ truyền: Trên thị trường hiện nay phải kể đến khá nhiều sản phẩm khá nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ như: BoniHappy của Canada, Goldream của Viễn Bằng, Hoạt huyết Vinfa bài thuốc của PGS Mai Tất Tố Đại Học Dược Hà Nội,... Để chọn lựa cách điều trị mất hiệu quả và phù hợp với từng người, bạn nên xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ. Sau đó sử dụng phương pháp dễ áp dụng nhất có thể giải quyết tốt các yếu tố dẫn đến mất ngủ kinh niên. Lưu ý khi điều trị mất ngủ bạn nên kiên trì áp dụng theo thời gian quy định và sử dụng đúng lưu lượng quy định Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh mất ngủ kinh niên các bạn có thể liên hệ chúng tôi theo số Call/Zalo: 0973998288
Phương pháp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi

Phương pháp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi

Theo các nghiên cứu mới đây năm 2010 của trường Đại Học Y Dược Huế về bệnh ung thư phổi thì cho thấy rằng đây là bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả 2 giới hiện nay và có tỉ lệ tử luôn đừng đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi thường gặp nhất với bệnh Ung thư phổi là khoảng từ 50-59 tuổi và nam có tỉ lệ gặp là cao hơn gấp 2,5 lần. Những số liệu trên để cho thấy rằng đây là 1 căn bệnh rất nguy hiểm và mọi người cần phải tìm hiểu về bệnh ung thư phổi <== tại đây để có thể đề phòng và ngăn ngừa bệnh từ sớm. Cùng quầy thuốc tìm hiểu về cách thức chẩn đoán và các giai đoạn của bệnh Ung thư phổi dưới đây: 1. Chẩn đoán: Chụp X – quang ngực, siêu âm nội phế quản, chụp cắt lớp (CT scan), và chụp chiếu xạ positron (PET) là phương pháp chẩn đoán có giá trị nhất. Kỹ thuật kết hợp chụp cắt lớp và phát xạ (PET/CT) cho độ chính xác cao hơn trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ so với  CT hay PET đơn độc. Đặc điểm bệnh học của ung thư phổi được xác định thông qua kiểm tra tế bào học mẫu đờm và/ hoặc sinh thiết khối u bằng nội soi phế quản, nội soi trung thất (mediastinoscopy), sinh thiết phổi qua da  hoặc sinh thiết phổi hở (open – lung biopsy). Tất cả bệnh nhân cần phải được thăm khám thực thể và bệnh sử kỹ lưỡng để xác định dấu hiệu và những triệu chứng của khối u chính, mức độ lây lan, di căn, các hội chứng cận ung thư, khả năng chịu đựng được phẩu thuật hay hóa trị liệu. Hình ảnh x-quang phổi. Ảnh: internet 2. Các giai đoạn bệnh: Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng một hệ thống phân chia giai đoạn TNM dựa trên kích thước và phạm vi của khối u chính (T), sự xuất hiện các hạch bạch huyết vùng (N), và đã di căn hay chưa (M). Một hệ thống đơn giản hơn thường được sử dụng để so sánh các cách điều trị. Giai đoạn I: gồm các khối u tại phổi, không có sự lây lan bạch huyết, Giai đoạn II: gồm các khối u lớn với các hạch bạch huyết quanh phế quản cùng bên hoặc tại rốn phổi, Giai đoạn III: có sự xuất hiện của các hạch bạch huyết vùng và nơi khác tham gia Giai đoạn IV: gồm các khối u di căn xa. Cách phân chia 2 giai đoạn được sử dụng rộng rãi cho ung thư phổi tế bào nhỏ. Loại ung thư giới hạn được hạn chế trong ở một bên khoang ngực và có thể được gói gọn trong một cổng phóng xạ đơn. Các thể bệnh khác được xếp vào loại mở rộng. Hy vọng cách chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh ung thư phổi dưới đây có thể giúp ích cho các bạn! Người dịch: SVD5.Lê Công Tuấn Anh, ĐH Y Dược Huế Người hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Khánh Vân, BV FV- tp HCM Nguồn: Pharmacotherapy Handbook 8th edition 
Định nghĩa, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi

Định nghĩa, sinh lý bệnh và biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư phổi

1. Định nghĩa Ung thư phổi là một khối u rắn có nguồn gốc từ các tế bào biểu mô phế quản. Chương này phân biệt giữa ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), do chúng khác nhau về nguồn gốc và đáp ứng điều trị. Hình ảnh ung thư phổi. Nguồn: internet. 2. Sinh lý bệnh Ung thư biểu mô phổi phát sinh từ các tế bào biểu mô phế quản bình thường trải qua nhiều tổn thương di truyền và có khả năng biểu hiện ra nhiều kiểu hình. Sự hoạt hóa các proto-oncogene (gen tiền ung thư), sự bất hoạt hay đột biến các gen triệt khối u và sự sản xuất các yếu tố tăng trưởng tự tiết (autocrine) đã góp phần gây tăng sinh tế bào và biến đổi ác tính. Các biến đổi ở mức độ phân tử như sự biểu hiện quá mức của c – KIT trong ung thư phổi tế bào nhỏ và thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng có tác động đến tiên lượng và đáp ứng điều trị của bệnh. Khoảng 80% ung thư phổi có nguyên nhân từ thuốc lá. Các yếu tố nguy cơ khác bao  gồm: tiếp xúc với các chất gây ung thư đường hô hấp (như bụi amiang và benzen ), các yếu tố di truyền, và tiền sử các bệnh về phổi (như COPD và hen phế quản). Phân loại bệnh gồm: Ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15% trong tổng số), Ung thư phổi biểu mô không phải tế bào nhỏ Ung thư phổi biểu mô tuyến (chiếm 50%), Ung thư phổi  biểu mô tế bào vảy (ít hơn 30%) và Ung thư phổi biểu mô tế bào lớn. 3. Biểu hiện lâm sàng  Dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi ban đầu thường gặp nhất là ho, khó thở, đau ngực hay khó chịu, có thể có ho ra máu. Nhiều bệnh nhân có kèm các triệu chứng toàn thân như chán ăn, sụt cân,  mệt mỏi. Ung thư phổi có thể gây ra các tổn thương thần kinh nếu di căn lên não, gây đau xương, gãy xương  thứ cấp nếu di căn đến xương hoặc tác động đến gan gây rối loạn chức năng gan. Hội chứng cận ung thư thường đi kèm với ung thư phổi gồm: chứng suy mòn (suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần), tăng canxi huyết, hội chứng tăng tiết ADH quá mức và hội chứng Cushing. Những hội chứng trên có thể là dấu hiệu đầu tiên của một khối u ác tính tiềm ẩn. Nguồn: DS. Nguyễn Thị Khánh Vân, BV FV- TP HCM - dựa trên tài liệu Pharmacotherapy Handbook 8th edition (2012)
Các thuốc mới điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD hiện nay

Các thuốc mới điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD hiện nay

Các thuốc mới điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD hiện nay COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở Hoa Kì và các nước phát triển trên thế giới. Các Guidelines hiện nay thì thường khuyên cáo điều trị dựa trên nhiều yếu tố như: Số đợt cấp diễn ra, quy mô và triệu chứng của bệnh, mức độ hạn chế luồng khí lưu thông. Các nhóm thuốc chính để điều trị bệnh COPD là: Nhóm chủ vận (kích thích) beta (Tác dụng dài hoặc ngắn). Nhóm đối kháng muscarinic và các corticoid dạng hít Trong những năm trở lại đây khoa đã có 1 vài tiến bộ trong các nhóm thuốc điều trị bệnh COPD, không chỉ có các thuốc mới ra đời và được phê duyệt trong điều trị mà chính những thuốc cũ được sử dụng cũng được cải tiến bằng các dụng cụ, dạng chế phẩm tốt hơn cho những bệnh nhân COPD. Dưới đây là những lợi thế của loại thuốc mới cũng như 1 số thông tin cơ bản để bác sĩ xác định thuốc nào là tốt nhất cho bệnh nhân 1. Short-acting beta-agonists (SABAs) SABA là thuốc thường được sử dụng để điều trị đợt cấp 1 cơn COPD nặng do các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng nhanh chóng và làm giãn đường hô hấp nhanh. Phản ứng đợt cấp COPD với SABA thường thấp hơn so với 1 cơn hen cấp. 1.1. Albuterol sulfate (Proair Respiclick) Đây là một dụng cụ mới của thuốc albuterol hiện có, một thuốc SABA thường được kê đơn hiện nay. FDA chấp thuận việc sử dụng các hệ thống phân phối Respiclick vào ngày 31/3/2015. Ngược lại với các thiết bị định liều hít truyền thống (MDI), Proair Respiclick là dụng cụ hít bột khô cứu hộ đầu tiên trên thị trường. Một lợi thế lớn của dụng cụ hít bột (DPI) là bệnh nhân không cần phải có sự phối hợp tay và hơi thở giống như các thiết bị truyền thống MDIs do DPIs được kích hoạt bằng hơi thở. Việc phối hợp động tác hít thở và tay của MDI thì có thể gây khó khăn với bệnh nhân với 1 cơn COPD cấp tính trong khi thiết bị phun thì lại chi phí cao và khó sử dụng. Sử dụng thiết bị DPI có thể cải thiện khả năng phân phói albuterol và mang lại hiệu quả cao hơn trong những tình huống cấp tính. Hiện nay, Proair Respiclick chỉ được chấp thuận sử dụng ở những bệnh nhân 12 tuổi trở lên. Những người có chức năng phổi suy giảm, những người không thể hít mạnh và / hoặc sâu không nên sử dụng. Cũng giống như các dạng bào chế khác của albuterol thì tác dụng phụ thường gặp là tim đập nhanh, run rẩy. 2. Long-acting beta-agonists (LABAs) Cả LABA và LAMA đều được sử dụng như là phương pháp điều trị duy trì lâu dài trong quản lý COPD. Chúng rất hữu ích ở những bệnh nhân COPD mức độ từ trung bình đến nặng. Những thuốc trên được chứng minh là cải thiện chức năng phổi và giảm các triệu chứng nhưng không tác động được đến tỉ lệ tử vong: 2.1. Indacterol (Arcapta Neohaler) Indacaterol là một LABA được chấp thuận bởi FDA ngày 01/07/2011, và được tiếp thị dưới cái tên độc quyền Arcapta Neohaler. Thuốc chỉ được sử dụng trong COPD và không được chỉ định trong Hen Phế Quản. Lợi thế lớn Arcapta Neohaler là liều dùng mỗi ngày một lần. Những dữ liệu hiện tại của thuốc này chứng minh rằng chúng có thể cải thiện chức năng phổi tốt hơn Salmeterol và formoterol 2 lần/ngày. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu và buồn nôn. 2.2. Olodaterol (Striverdi Respimat) Đây là một loại thuốc mới với một hệ thống phân phối mới. Nó đã được chấp thuận bởi FDA vào ngày 31/07/2014 Giống như indacaterol, olodaterol được sử dụng liều 1 lần/ngày. Cả hai loại thuốc cho thấy hiệu quả tương tự trong điều trị COPD. Dụng cụ Respimat là 1 dụng cụ phun sương di chuyển chậm mà không sử dụng máy đẩy giống như MDI truyền thống. Điều này giúp các thuốc theo các đường cong tự nhiên của cổ họng dễ dàng hơn và đi sâu vào trong phổi. Bằng chứng cũng cho thấy sự sụt giảm lắng đọng trong miệng và cổ họng được nhìn thấy với cả MDI và DPIs. Và Respimat là hữu ích cho những bệnh nhân có chức năng phổi giảm. Olodaterol thì chọn lọc hơn với thụ thể β2 trên β1 hơn formoterol hoặc salmeterol, do đó ít dẫn tới nhịp tim nhanh trên bệnh nhân so với LABA cũ, điều này đặc biệt tốt cho những bệnh nhân mà không thể chịu đựng bất kì tác động của nhịp tim do các bệnh mắc kèm. Tác dụng phụ: Co thắt phế quản ngược, hạ Kali máu, chóng mặt, tăng đường huyết.
Các triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết (hay còn gọi là Dengue) là bệnh do 4 loại virus sốt xuất huyết gây ra. Các virus này là những virus gây ra tình trạng nhiễm trùng ở phía Tây của sông Nile và tình trạng sốt vàng da. Sốt xuất huyết dengue. Ước tính trên thế giới mỗi năm có khoảng 96 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Hầu hết các trường hợp này thường xảy ra ở khu vực nhiệt đới do điều kiện thuận lợi để phát triển 4 loại virus gây bệnh. Các nước có nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng sốt xuất huyết là: Ấn Độ Đông Nam Á Miền Nam Trung Quốc Đài Loan Các đảo Thái Bình Dương Các quốc gia vùng Caribe (trừ Cuba và quần đảo Cayman) Mexico Châu phi Trung và Nam Mỹ (trừ Chile, Paraguay và Argentina) Virus sốt xuất huyết thường nhiễm vào cơ thể thông quan các vết cắn của muỗi Aedes. Những con muỗi này chứa virus dengue và khi cắn sẽ truyền nhiễm cho chúng ta và bệnh sốt xuất huyết không có khả năng truyền nhiễm từ người sang người. Các triệu chứng của sốt xuất huyết Các triệu chứng của sốt xuất huyết thường bắt đầu sau 4-6 ngày sau khi nhiễm và kéo dài tới 10 ngày. Các triệu chứng bao gồm: Sốt cao đột ngột. Nhức đầu nặng Đau phía sau mắt Đau cơ và khớp Mệt mỏi Buồn nôn Nôn Phát ban da, xuất hiện từ 2-5 ngày sau khi khởi phát sốt Chảy máu nhẹ (như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, hoặc dễ bị bầm tím) Và đôi khi các triệu chứng trên khi nhẹ dễ nhầm lẫn với tình trạng ốm thông thường mà mọi người hay gặp nên không được để ý lắm. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể các triệu chứng tiền triển dẫn đến xuất huyết ồ ạt, shock và tử vong (Hội chứng shock Dengue - DSS) đặc biệt là trẻ em. Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc tái phát sốt xuất huyết lần 2 trở đi được cho là nguy cơ cao hơn bị xuất huyết. Chẩn đoán sốt xuất huyết: Để có thể chẩn đoán xác định bệnh sốt xuất huyết thì các bác sĩ cũng như nhân viên y tế cần phải xét nghiệm xác định virus và các kháng thể đối với nó. Và nếu bạn bị phát bệnh sau khi du lịch hoặc di chuyển qua vùng nhiệt đới thì nên nói cho bác sĩ để họ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán bệnh. Điều trị sốt xuất huyết Không có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Và chúng ta chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh: Sử dụng Paracetamol để giảm đau hạ sốt cho bệnh nhân. Tuyệt đối không dùng aspirin do có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Nghỉ ngơi uống nhiều nước. Ngăn chặn sốt xuất huyết Không có thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết. Cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này là ngăn chặn muỗi bị nhiễm bệnh cắn, đặc biệt là nếu bạn đang sống hoặc đi du lịch tới một khu vực nhiệt đới bằng cách: Tránh xa khu vực dân cư đông dân cư nếu có thể. Sử dụng thuốc chống muỗi, ngay cả trong nhà. Khi ở ngoài trời, mặc áo sơ mi dài tay và quần dài. Khi ở trong nhà, sử dụng điều hòa không khí nếu có. Nếu khu vực ngủ không được sàng lọc hoặc máy lạnh, sử dụng màn chống muỗi. Nếu bạn có những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết hãy đi khám ngay lập tức. Thường xuyên tìm và vệ sinh quanh nhà với những nơi tụ nước dễ là nơi muỗi sinh sản. Nếu trong nhà bị sốt xuất huyết báo ngay cơ quan y tế để có thể đến để tìm và ngăn chặn ổ bệnh khỏi bị phát dịch.
Nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ

Nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ

Cùng quaythuoc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ Đột quỵ ở người già. 1. Các yếu tố nguy cơ: Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một số làm tăng nguy cơ đau tim. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm: Lối sống Thừa cân hoặc béo phì Hoạt động thể chất Uống nhiều rượu hoặc say Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine Nguy cơ về các bệnh mắc kèm: Cao huyết áp - nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng với chỉ số huyết áp cao hơn 120/80mm Hg. Chính vì vậy nên điều chỉnh mức huyết áp mục tiêu cho hợp lý dựa vào tuổi tác cũng như bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp khác. Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Cholesterol cao. Bệnh tiểu đường. Khó thở khi ngủ: rối loạn giấc ngủ. Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường. Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ của đột quỵ bao gồm: Tiền sử gia đình bệnh tim mạch, đột quỵ. Trên 55 tuổi. Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ đã bị thường sẽ bị nặng hơn và dễ nguy hiểm hơn đàn ông. 2. Các biến chứng của cơn đột quỵ: Biến chứng của 1 cơn đột quỵ có thể nặng nhẹ, tạm thời hoặc vĩnh viễn còn tùy thuộc loại đột quỵ và thời gian bệnh nhân được điều trị (điều trị sớm có thể sẽ ít bị biến chứng nặng hơn). Các biến chứng bao gồm: Tê liệt hoặc không vận động được cơ bắp: Với những người bị đột quỵ có thể sau đó sẽ bị liệt toàn thân hoặc 1 bộ phận nào đó của cơ thể như liệt 1 bên mặt hoặc 1 cánh tay. Với tình trạng biến chứng này có thể áp dụng vật lý trị liệu đối với bệnh nhân để cải thiện tình trạng và phục hồi dần dần. Khó nói, khó nuốt: Đột quỵ có thể khiến cơ thể khó kiểm soát được các cơ miệng, cổ họng dẫn tới khó ăn, khó nuốt và khó nói. Ngoài ra chúng cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân có thể dẫn tới mất trí nhớ làm cho bệnh nhân khó suy nghĩ. Vấn đề tình cảm: Những người đã bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn việc kiểm soát cảm xúc của họ, hoặc họ có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. Đau đớn: Người đột quỵ có thể bị đau, tê, hoặc cảm giác lạ trong các bộ phận của cơ thể do biến chứng của đột quỵ. Ví dụ, nếu một cơn đột quỵ gây ra cho bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể phát triển một cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay. Nhạy cảm với sự thay đổi: Với người đột quỵ thì khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ đặc biệt là cảm giác cực lạnh sau cơn đột quỵ. Biến chứng này gọi là hội chứng đau trung ương. Và với hội chứng này thì cần phải điều trị vật lý trị liệu để chữa khỏi Khả năg tự chăm sóc bản thân và thay đổi hành vi: Đột quỵ có thể khiến bệnh nhân trở nên sống khép kín hơn hoặc bốc đồng hơn. Họ không thể tự chăm lo cho sức khỏe của bản thân và cần phải được giúp đỡ trong các công việc hàng ngày. Như với bất kỳ chấn thương não nào khác sự thành công của điều trị các biến chứng sẽ khác nhau đối với mỗi người khác nhau!
Các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ

Các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ

Cùng tìm hiểu các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não nhé: Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm gây tổn thương tế bào não do cung cấp thiếu oxy và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới chết các tế bào nào. Đột quỵ thiếu máu cục bộ. Một cơn đột quỵ có do tắc động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hoặc vỡ một mạch máu (xuất huyết đột quỵ). Một số người thì có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não của họ được gọi là cơn thiếu máu thoáng qua, hay TIA. Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Khoảng 85% bệnh nhân đột quỵ là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân thiếu máu cục bộ là do động mạch não hẹp hoặc bị nghẽn gây suy giảm nghiêm trọng dòng máu tới não. Các đột quỵ phổ biến nhất bao gồm: Đột quỵ huyết khối: Xảy ra do hình thành cục máu đông ở động mạch cung cấp máu cho não bộ. Tình trạng này xuất hiện do có các mảng bám (chất béo) lắng đọng và tích tụ lại trong động mạch và dẫn tới giảm lưu lượng máu. Đột quỵ tắc mạch: Xảy ra do 1 cục máu đông hoặc các mảnh vỡ từ não bộ khiến các động mạch não hẹp hơn.   Đột quỵ xuất huyết Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi 1 mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ ra. Nguyên nhân có thể là do không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, sử dụng quá liều thuốc chống đông cũng như thành mạch yếu dễ vỡ. Nguyên nhân ít gặp hơn là vỡ nhiều mạch máu mỏng do dị dạng động tĩnh mạch lúc mới sinh. Các loại đột quỵ xuất huyết bao gồm: Xuất huyết trong não: Xuất huyết nội so khiến cho máu tràn vào các tế bào cũng như mô não xung quanh gây hại các tế bào não. Nguyên nhân thường là do cao huyết áp, chấn thương, dị dạng mạch máu, sử dụng các thuốc làm mỏng thành mạch. Xuất huyết dưới màng nhện (Subarachnoid hemorrhage): Động mạch trên hoặc gần bề mặt của não bị vỡ ra và tràn vào không gian giữa bề mặt não và hộp sọ. Xuất huyết dạng này thường dẫn tới 1 cơn đau đầu đột ngột và dữ dội. Xuất huyết dưới màng nhện thường được biết đến là do chứng phình động mạch. Sau khi xuất huyết thì các mạch máu não bạn mở rộng và hẹp bất thường (co thắt mạch)  Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) - được biết đến như một cơn đột quỵ nhỏ có triệu chứng giống như cơn đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn. Cơn đột quỵ thoáng qua là do thời gian cung cấp máu cho não bộ giảm trong thời gian dưới 5 phút. Giống như một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, TIA xảy ra khi một cục máu đông hoặc mảnh vỡ khối lượng máu đến một phần của bộ não của bạn. TIA không gây ra triệu chứng kéo dài do chỉ là tắc nghẽn tạm thời. TIA có thể cảnh cáo nguy cơ đột quỵ cục bộ chính vì vậy mà bạn cần phải được thăm khám và điều trị để tránh tổn thương sau này  
Triệu chứng và dấu hiệu có thể bạn đang bị tai biến mạch máu não

Triệu chứng và dấu hiệu có thể bạn đang bị tai biến mạch máu não

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi mà việc cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm nghiêm trọng khiến cho não bộ không có đủ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng và nếu kéo dài vài phút sẽ dẫn tới tình trạng các tế bào não bị chết. Tai biến mạch máu não. Hiện nay thì nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời gian thì có thể giảm thiểu tối đa tổn thương và các biến chứng sau này. Triệu chứng của tai biến mạch máu não: Cần phải lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có thể xử lý tình huống tốt nhất tránh kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng và nguy hiểm cho bệnh nhân: Gặp vấn đề trong việc nói và hiểu: Bệnh nhân gặp vấn đề trong việc nói như nói níu lưỡi và không thể hiểu những gì mà mọi người nói. Tê liệt hoặc bị tê ở mặt, tay, chân: Có thể bệnh nhân đột quỵ sẽ đột ngột bị tê, hoặc liệt ở mặt, tay, chân. Vào lúc đó thì hãy cố gắng để giơ 2 tay bệnh nhân lên qua đầu và nếu có 1 cánh tay rơi xuống thì nguy cơ cao là người đó đang bị gặp cơn đột quỵ. Tương tự như vậy thì 1 bên mồm cũng méo xệch đi khi cười. Gặp vấn đề khi nhìn bằng 1 hoặc cả 2 mặt: Đột nhiên nhìn mọi việc mờ đi hoặc tối sầm mắt lại không nhìn thấy gì. Nhức đầu: Bệnh nhân đột quỵ có thể xảy ra tình trạng đột nhiên đau đầu dữ dội, kèm theo nôn mửa, chóng mặt Khó khăn trong việc đi bộ cũng như di chuyển: Bạn có thể vấp ngã hay bị chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp. Khi nào cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay: Hãy đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức nếu thấy dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn đột quỵ thậm chí ngay cả khi triệu chứng lúc có lúc không như sau: Về mặt: Yêu cầu người đó cười xem 1 bên mặt có xệ đi không? Về tay: Giơ 2 tay bệnh nhân lên và 1 cánh tay rơi xuống Nói: Đột nhiên khó khăn khi nói và cứ lặp đi lặp lại cụm từ đơn giản và khi nói thì níu lưỡi Nếu test các dấu hiệu trên mà gặp phải thì cần đưa đi viện ngay lập tức vì mỗi phút trôi qua khả năng biến chứng càng lớn và càng nguy hiểm cho bệnh nhân. Và nên canh chừng bệnh nhân cẩn thận cho đến khi được sự hỗ trợ của bác sĩ.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ