Biểu hiện và cách điều trị thoái hóa khớp vai

   Thoái hóa khớp vai là một bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở những người ngoài 30 tuổi, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bả vai và cánh tay. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh thoái hóa khớp vai qua bài viết sau đây.

Thoái hóa khớp vai là bệnh gì?

 Khớp vai là vị trí dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể, vì khớp vai là khớp có phạm vi vận động lớn nhất. Một trong những tổn thương hay gặp ở vùng khớp vai là thoái hóa khớp cùng vai đòn là. Tổn thương này có thể khiến cho bệnh nhân bị đau và hạn chế một phần vận động của khớp vai.

Khớp vai có quan hệ chặt chẽ với dây thần kinh cổ và phần lưng trên, vùng khớp vai đảm nhiệm chức năng quan trọng là xoay chuyển và hoạt động quan trọng của cánh tay. Vì vậy, thoái hóa khớp vai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai

Một số nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai như:

  • Tuổi tác: theo thời gian, tuổi càng cao càng dễ xảy ra quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là những người vận động, xoay chuyển khớp vai nhiều. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người từ độ tuổi 50.
  • Giới tính: thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới
  • Di truyền: những người sinh ra có cơ địa khớp vai không khỏe mạnh sẽ dễ bị thoái hóa hơn người bình thường.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, không khoa học có thể ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa khớp vai. Việc uống nhiều bia rượu, thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khớp vai.
  • Chấn thương: trong sinh hoạt thường ngày gây ra trật khớp, gãy xương, tập luyện quá sức hay chấn thương trong quá trình lao động, tập luyện thể thao có thể gây tổn thương cho khớp vai, lâu ngày dẫn tới bị viêm nhiễm và thoái hóa.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày: ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi vẹo vai, hay gồng gánh… cũng là nguyên nhân gây đau khớp vai. Công nhân, lao động thường xuyên phải mang vác nặng là đối tượng dễ bị tổn thương do khớp vai phải chịu nhiều áp lực. Xương và sụn khớp vai ngày càng chịu nhiều sức ép, lâu dần bị bào mòn và sinh ra đau nhức, thoái hóa.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai

Các biểu hiện của bệnh viêm khớp vai:

  • Cứng khớp: sau khi ngủ dậy khớp vai cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động.
  • Các cơn đau xuất hiện có thể nhẹ hoặc nhói đau khi vận động hoặc trong khi tập thể dục thể thao
  • Tiếng lắc rắc khi cử động khớp vai.
  • Vai bị sưng, đau quanh vị trí khớp vai.
  • Vai yếu và teo cơ: cảm thấy vai của mình yếu đi. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển thì vai còn bị teo cơ, không còn rắn chắc như bình thường.

 

 

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp vai:

  • Vật lý trị liệu: người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp “đắp bùn”, hoặc điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm hỗ trợ.
  • Điều trị bằng thuốc: viêm khớp vai có thể được điều trị bằng thuốc, ví dụ như: SamincapsHyruanGlucon 250mg
  • Phương pháp phẫu thuật:  trong một số trường hợp bệnh nặng, bác sỹ có thể chị định phậu thuật cắt bao khớp, nối gân thường

Cách phòng bệnh thoái hóa khớp vai

  • Bạn nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hormone thực vật và có tính kháng viêm cao, như đậu tương, hoa quả, các loại dầu cá.
  • Cần tập thể dục thể thao hàng ngày như: đạp xe, đi bộ, bơi… cần chú ý không vận động quá sức và thời gian tham gia tập luyện từ 20- 30 phút.
  • Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai

  • Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai.

  • Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp.

Trên đây là cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp vai mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ