Những điều cần biết về bệnh loãng xương

   Loãng xương là một bệnh lý phổ biến và đáng lo ngại ở nước ta, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về loãng xương qua bài viết sau đây.

Loãng xương là bệnh gì?

  • Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương. Bất kỳ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gãy xương do loãng xương, thường gặp ở xương hông, cột sống và cổ tay. Trong một số trường hợp gãy xương không lành lại được, đặc biệt là xương hông.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh loãng xương như:

  • Công việc: hay mang vác các vật nặng quá sức, lao động vất vả

  • Sinh hoạt: ít vận động, lối sống không hợp lý, hút thuốc lá, uồng nhiều rượu bia

  • Giới tính: bệnh loãng xường thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới

  • Di truyền: nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương.

  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi. Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

  • Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.

Biểu hiện của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương được biểu hiện bằng các triệu chứng như:

  • Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng là do mật độ xương bị giảm khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp hay là gãy lún

  • Đau nhức đầu xương: cảm giác đau nhức các đầu xương, cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân

  • Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

  • Ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Cách điều trị bệnh loãng xương

  • Điều trị không dùng thuốc: điều trị bằng các phương pháp như: xoa bóp bấm huyệt,
  • Điều trị bằng thuốc đông y: Các bài thuốc có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ khoáng chất trong quá trình mất xương, đem tới hiệu quả trong điều trị. 
  • Điều trị bằng thuốc tây: một số loại thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương như: Fosamax plus 5600mgVitamine D3 B.O.NMiacalcic 50 IU/ml

Cách phòng bệnh loãng xương

  • Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa.

  • Giữ trọng lượng cơ thể mức tiêu chuẩn, tránh tình trạng thừa cân cũng không thiếu cân.

  • Thực hiện thường xuyên các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu. Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.

  • Bỏ hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.

  • Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

Trên đây là một số điều về bệnh loãng xương mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.

 

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ