Tràn dịch màng khớp là bệnh như thế nào?

   Tràn dịch màng khớp là bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh tràn dịch màng khớp qua bài viết sau đây.

Tràn dịch màng khớp là bệnh gì?

Tràn dịch màng khớp thường gặp ở người trung niên và người trên 50 tuổi, là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Do đó, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.

Nguyên nhân dẫn đến tràn dịch màng khớp

Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch màng khớp như:

  • Do chấn thương: chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,...
  • Các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,...
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.

Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng khớp

Tràn dịch màng khớp có thể nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Đau nhức khớp: cơn đau nhức âm ỉ tại vùng khớp, tần suất cơn đau có thể kéo vài vài chục phút rồi biến mất, không giảm bớt đau ngay cả khi thay đổi tư thế.
  • Mất cân bằng khớp : tràn dịch khớp gối thường chỉ xuất hiện ở một bên, nên khi so sánh 2 bên khớp bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng bị tràn dịch có kích thước lớn hơn do bao khớp dày lên.
  • Nổi mẩn đỏ khớp: đây là tình trạng rối loại nội tiết, xảy ra khi lượng dịch khớp tăng nhanh quá mức ảnh hưởng đến cấu trúc da bên ngoài. Một số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này, số khác có thể chỉ xuất hiện các mảng đỏ ngoài da.
  • Sưng khớp khối: Khi dịch khớp sản sinh nhiều, tại vị trí khớp sẽ bị phù nề và sưng phồng lên, kèm theo đó là cảm giác nóng đỏ. Triệu chứng này khá nổi bật và dễ nhận thấy sự khác biệt so với phần khớp còn lại.

Cách điều trị bệnh tràn dịch màng khớp

Điều trị không dùng thuốc:

  • Vật lý trị liệu: Châm cứu, chườm ngải, tia hồng ngoại… giúp giảm đau và chống xơ cứng, kích thích sự trao đổi chất.
  • Điều trị tràn dịch khớp gối xâm lấn:  sử dụng dụng cụ chuyên dụng để chọc hút bớt chất dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, dịch khớp sẽ sớm xuất hiện trở lại.

Điều trị bằng thuốc Nam:

  • Bài thuốc từ củ đinh lăng: Dùng khoảng 50g củ đinh lăng tươi, thái lát nhỏ rồi đun lấy nước uống trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tháng sẽ thấy hiện tượng tràn dịch khớp gối thuyên giảm rõ rệt.
  • Bài thuốc từ cây trinh nữ: Bưởi bung, đinh lăng, cam thảo, rễ cúc tần mỗi thứ 20g, rễ trinh nữ 30g… Sao nóng nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống sau ăn 30 phút.
  • Bài thuốc từ tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ và dầu dừa mỗi thứ 2 muỗng, 2 lòng đỏ trứng gà ta, tất cả đều khuấy đều rồi uống trước khi ăn để giảm tình trạng viêm sưng khớp.

Điều trị bằng thuốc Tây:

  • Thuốc giảm đau: Tylenol và Ibuprofen… là những loại thuốc giảm đau phổ biến được sử dụng sau thời điểm hút dịch khớp hoặc khi lượng dịch chưa tiết ra nhiều.
  • Điều trị tràn dịch khớp gối bằng thuốc kháng sinh: Được sử dụng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và sưng viêm.
  • Thuốc Corticosteroids: Giảm đau kháng viêm mạnh trong thời gian ngắn.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:

  • Thay khớp gối: Trong trường hợp khớp gối bị phá hủy, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để thay khớp gối.

Cách phòng tránh tràn dịch màng khớp

Nghỉ ngơi và nâng cao, băng và tập thể dục phù hợp.

Như với bất kỳ chấn thương, áp lạnh nên được áp dụng cho các khu vực bị ảnh hưởng chỉ trong 15 đến 20 phút tại một thời điểm, và không bao giờ trực tiếp lên da. Đặt túi nước đá vào khăn hoặc vải.

Trên đây là một số điều về bệnh tràn dịch màng khớp mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ