Cetabudol 325/37.5 OPV

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Chuyển phát toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg). Đơn thuê ship ngoài khách tự thanh toán phí ship


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2024-06-15 13:31:14

Thông tin dược phẩm

Số đăng ký:
VD-21667-14
Hoạt chất:
Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Viên nén
Đóng gói:
Hộp 10 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng:
24 tháng

Video

Cetabudol 325/37.5 OPV là sản phẩm gì?

  • Cetabudol 325/37.5 OPV là một loại thuốc được nghiên cứu sản xuất với mục đích làm giảm đau cấp tính cho người bệnh. Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong vận động, con người khó tránh khỏi các loại chấn thương từ nhẹ đến nặng, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ, đau lưng,... lúc này thuốc Cetabudol 325/37.5 OPV sẽ giúp làm giảm thiểu và làm dịu tác động của những cơn đau trên. Thuốc có sự phối hợp của hai hoạt chất Paracetamol và Tramadol HCl, cả hai thành phần đều hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nhanh chóng phát huy tác dụng sau khi uống. Vì tính an toàn nên thuốc phù hợp với đối tượng bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Thành phần của Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Paracetamol: 325mg.
  • Tramadol HCl: 37,5mg.

Dạng bào chế

  • Viên nén bao phim.

Công dụng - Chỉ định của Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Được dùng để điều trị giảm đau cấp tính trong thời gian ngắn (5 ngày trở xuống).

Cách dùng – liều dùng của Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
  • Liều dùng: 
    • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:
      • Liều khởi đầu: Uống 2 viên/ ngày. Liều dùng có thể được tăng lên khi cần nhưng không quá 8 viên/ngày (tương đương với 300 mg tramadol va 2600 mg paracetamol).
      • Điều chỉnh liều dùng phụ thuộc vào mức độ đau và đáp ứng ở từng bệnh nhân.
      • Uống cách mỗi 6 giờ một lần.
    • Người lớn tuổi:
      • Dùng liều hàng ngày.
      • Ở bệnh nhân trên 75 tuổi: khoảng cách giữa các liều dùng tối thiểu 6 giờ, do thời gian bán hủy tăng khoảng 17%.
    • Bệnh nhân suy thận: Vì thuốc có chứa tramadol nên không chỉ định cho những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine thấp hơn 10ml/phút). Tăng khoảng cách giữa các liều dùng mỗi 12 giờ ở các bệnh nhân suy thận trung bình (độ thanh thải creatinine từ 10 đến 30 ml/phút).

Chống chỉ định của Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân ngộ độc rượu, thuốc ngủ, các thuốc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nhóm opioid và thuốc hướng tâm thần.
  • Chống chỉ định ở những bệnh nhân đang dùng các thuốc ứng chế men monoaminooxidase (MAO) hay mới ngưng thuốc trong vòng 2 tuần.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Bị động kinh không kiểm soát.
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.

Lưu ý khi sử dụng Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Thận trọng với các bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatine thấp hơn 10 ml/phút.
  • Thận trọng khi dùng CETABUDOL ở những bệnh nhân phụ thuộc opioid, những bệnh nhân bị chấn thương sọ não, co giật, rối loạn đường mật, có tình trạng shock, thay đổi ý thức không rõ lý do, có bề những vấn đề ảnh hưởng đến hệ hô hấp hay rối loạn chức năng hô hấp, tăng áp lực nội sọ não.
  • Những phản ứng do ngưng thuốc có thể xảy ra tương tự như quá trình cai nghiện thuốc phiện.
  • Khi dùng tramadol với enflurane và nitrous oxide được báo cáo làm nhanh tỉnh lại trong phẫu thuật.
  • Uống rượu có thể làm tăng ngộ độc gan, đặc biệt là khi dùng đồng thời với paracetamol.

Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Tramadol có thể gây chóng mặt và buồn ngủ, đặc biệt khi có uống rượu và dùng các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Không nên vận hành máy móc tàu xe khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ của Cetabudol 325/37.5 OPV

  • Rất thường gặp: chóng mặt, buồn ngủ.
  • Thường gặp: đau đầu, run ray, li lẫn, thay đổi tâm trạng (lo lắng, hồi hộp, sảng khoái), rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, táo bón, khô miệng, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đổ mồ hôi, ngứa. 
  • Ít gặp: tăng huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp không tự nguyện, dị cảm, ù tai, trầm cảm, ảo giác, ác mộng, mất trí nhớ, khó thở, khó nuốt, run rẩy, nóng bừng mặt, đau ngực.
  • Hiếm gặp: co giật, phụ thuộc thuốc, lạm dụng, nhìn mờ, thay đổi về khẩu vị,  yếu cơ, suy hô hấp, hoảng loạn, lo lắng, ảo giác, dị cảm, ù tai và các triệu chứng bất thường về thần kinh trung ương.

Tương tác

  • Dùng đồng thời thuốc với các thuốc ức chế CYP2D6 như: fluoxetin, paroxetin, và amitriptyline có thể dẫn tới việc ức chế chuyển hóa của tramadol.
  • Các thuốc ức chế chuyển hóa của CYP3A4 (ketoconazole and erythromycin), rifampin va St. John's Wort khi dùng với Cetabudol có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa tramadol, kết quả là làm thay đổi tác động của tramadol.
  • Thận trọng khi dùng Cetabudol với Triptant trong điều trị đau nửa đầu.
  • Carbamazepin làm tăng chuyển hóa của tramadol, nếu phối hợp 2 thuốc thì phải tăng liều tramadol lên gấp 2 lần.
  • Warfarin: Tramadol làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.
  • Quinidin ức chế chọn lọc isoenzym, do đó khi dùng quinidin và tramadol có thể làm tăng nồng độ của tramadol va lam giảm nồng độ của M1.

Xử trí khi quên liều

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo.

Xử trí khi quá liều

  • Triệu chứng:
    • Tramadol: những hậu quả nghiêm trọng của việc dùng tramadol quá liều có thể là suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim và tử vong.
    • Paracetamol: dùng liều rất cao paracetamol có thể gây độc cho gan trên một số bệnh nhân. Các triệu chứng sớm có thể xảy ra sau khi gan bị tổn thương do quá liều paracetamol gồm: kích ứng đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt, toát mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau 48 đến 72 giờ sau khi uống thuốc
  • Xử trí: 
    • Tramadol: tùy theo mức độ quá liều mà có cách xử trí khác nhau. Trước tiên phải đảm bảo đường thở, duy trì tình trạng thông khí tốt, điều trị tích cực, chống co giật bằng thuốc nhóm barbiturat và dẫn xuất benzodiazepine. Nếu ngộ độc tramadol theo đường uống có thể cho uống than hoạt để loại bỏ sự hấp thu tramadol. Hiện nay chưa có thuốc giải đặc hiệu. Dùng naloxon để giải độc ít mang lại hiệu quả, trái lại làm tăng khả năng gây co giật. Biện pháp lọc máu sử dụng trong ngộ độc tramadol cũng không có hiệu quả.
    • Paracetamol: Tuy thuộc vào nồng độ trong huyết tương. Acetylcystein bảo vệ gan nếu dùng trong khoảng 24 giờ kể từ khi quá liều Paracetamol (hiệu quả nhất nếu dùng trong khoảng 8 giờ). Liều uống đầu tiên là 140 mg/kg (liều tải), sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Than hoạt hoặc rửa dạ dày có thể được thực hiện để giảm sự hấp thu của Paracetamol.

Bảo quản

  • Ở nhiệt độ dưới 300C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

Hạn sử dụng

  • 24 tháng.

Quy cách đóng gói 

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

  • Công ty cổ phần dược phẩm OPV.

Sản phẩm tương tự

Tài liệu tham khảo: dichvucong.dav.gov.vn/


Câu hỏi thường gặp

Các bạn có thể dễ dàng mua Cetabudol 325/37.5 OPV tại Trường Anh Pharm bằng cách:

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h
  • Mua hàng trên website: https://quaythuoc.org
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline: 0971.899.466
  • Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin hiện tại và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc tương tác khác nhau ở mỗi người, chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên y tế. Luôn luôn nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà bạn đang dùng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ