Đau dây thần kinh liên sườn diễn ra như thế nào?

Đau dây thần kinh liên sườn diễn ra như thế nào?

   Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý thường gặp, rất dễ để chẩn đoán. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cần được điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại được chất lượng cuộc sống. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu về bệnh đau dây thần kinh liên sườn qua bài viết sau đây. Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì? Dây thần kinh liên sườn có nguồn gốc từ đoạn tủy ngực từ D1 đến D12. Sau tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch (động mạch và tĩnh mạch) nằm ngay bờ dưới của mỗi xương sườn. Do đó khi xuất hiện các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Đặc biệt các dây thần kinh liên sườn nằm ở vị trí nông nên dễ bị ngoại cảnh tác động. Nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn như: Thoái hóa đốt sống ngực, cột sống Ung thư đốt sống, lao cột sống ngực U tủy sông Nhiễm khuẩn dây thần kinh liên sườn, viêm đa rễ thần kinh hoặc viêm đa dây thần kinh Bệnh lý thần kinh Bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân khác như: thời tiết, vận động sai tư thế, tuổi tác Biểu hiện của đau dây thần kinh liên sườn Biểu hiện của đau dây thần kinh liên sườn như: đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn tương ứng, có cảm giác tức ngực, đau ngực, sau lan ra theo đường đi các dây thần kinh liên sườn đến vùng cạnh sống. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây thần kinh liên sường như: Thoái hoá cột sống ngực Ung thư cột sống ngực hoặc lao cột sống Bệnh lý tủy sống Chấn thương cột sống Đau dây thần kinh liên sườn do zona Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát ​ Cách điều trị của đau dây thần kinh liên sườn Điều trị không dùng thuốc: Châm các huyệt a thị: vùng rễ nơi thần kinh xuất phát, vùng nách giữa (nơi thần kinh đi qua) và điểm đau nhất. Có thể châm huyệt Nội quan, Dương lăng tuyền. Xoa bóp: Miết dọc theo liên sườn, ấn day vùn rễ nơi thần kinh xuất phát. Điều trị bằng thuốc Tây: một số thuốc thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn như: Thuốc giảm đau như: Paracetamol, Diclofenac; Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin; Thuốc giãn cơ như: Myonal, Mydocalm, dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này. Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn: Cây rau má: Xay khoảng 100g rau má với 1 lít nước sau đó lọc lấy nước uống. Dùng bã rau má đem sao vàng với rượu hoặc muối để chườm trực tiếp lên vùng đau nhức. Cây cỏ xước: Cỏ xước 20g, ý dĩ 20g, lá lốt 16g, đỗ trọng 16g, 12g lá thông, thiên niên kiện, tô mộc, củ ráy khô, ngải cứu và cẩu tích. Sắc tất cả nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi còn 2/3 ấm lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lá lốt: Sắc 200g lá lốt tươi với 1 lít nước. Mỗi ngày sử dụng 2-3 lần. Hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ lá lốt sau đó đem sao vàng với rượu hoặc muối, đắp trực tiếp lên vị trí đau. Giá đỗ: 100g giá đỗ nấu cùng 1 lít nước sau đó lấy nước uống, giá dùng nấu canh sườn non hoặc chân giò để bồi bổ chức năng khớp. Cách phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn Hạn chế vận động sai tư thế Tránh gây ra các chấn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh, xương khớp, Tránh mang vác nặng, tránh làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến xương khớp. Điều trị dứt điểm các bệnh là nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn như bệnh thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, u cột sống, nhiễm trùng cột sống Trong những ngày thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cơ thể, không ở nơi có gió lùa. Tiếp xúc với người có bệnh truyền nhiễm phải có dụng cụ bảo hộ. Tiêm phòng lao cho trẻ nhỏ để khi lớn lên hạn chế nguy cơ mắc bệnh lao – bệnh có khả năng gây đau dây thần kinh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Kiểm soát những yếu tố nguy cơ gây đau thần kinh liên sườn như tiêm vắc xin phòng thủy đậu, vắc xin herpes zoster hoặc zona; chú ý lái xe an toàn, mang dụng cụ thể thao bảo vệ thích hợp… Kết hợp tập yoga, dưỡng sinh Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh Trên đây là một số điều về bệnh đau dây thần kinh liên sườn mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Những điều cần biết về bệnh đau vai gáy

Những điều cần biết về bệnh đau vai gáy

   Đau dây vai gáy là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Nếu không điều trị tận gốc đau vai, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh đau vai gáy qua bài viết sau đây. Đau vai gáy là bệnh gì? Bệnh đau vai gáy là là căn bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và các mạch máu ở vùng vai gáy, gây ra các cơn đau xuất hiện khi các cơ vùng vai gáy co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hay quay đầu. Các cơn đau thường diễn ra vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Người ta phân bệnh đau vai gáy thành 2 loại: cấp tính và mạn tính. Đau vai gáy cấp tính: Xuất phát bệnh từ những chấn thương của cơ và các dây chằng hoặc sau những tai nạn, chấn thương hoặc trong khi ngủ nằm không đúng tư thế khiến cơ căng giãn quá mạnh. Những tổn thương của dây chằng thường sẽ khỏi từ vài ngày đến vài tuần nhờ chất dinh dưỡng đi từ máu đến các cơ khá nhiều. Có thể kết hợp biện pháp chữa trị bằng tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau trong thời gian làm lành những tổn thương. Đau vai gáy mạn tính:  Là tình trạng đau vùng cổ vai gáy diễn ra lâu dài và kèm theo các triệu chứng như đau lan về một tay cùng cảm giác tê, dị cảm. Khi quan sát thấy những dấu hiệu do những tổn thương thực thể nên kiểm tra lâm sàng chuyên biệt giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai gáy Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau vai gáy như: Sinh hoạt sai tư thế: dựa đầu vào ghế, nằm ngủ gối đầu cao, nằm nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây đau nhức và cứng vùng cổ, vai, gáy Công việc: thói quen tắm đêm; gồi lâu trước quạt, máy lạnh; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy. Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ. Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy. Các bệnh lý xương khớp: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai…Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.     Triệu chứng của bệnh đau vai gáy Các triệu chứng đau vai gáy thường gặp như: Thường cơn đau xuất hiện sau khi ngủ dậy, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế, hay sau khi làm việc nặng quá sức Các cơn đau sẽ càng tăng khi đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ. Cơn đau vai gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động. Ngoài ra còn có các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, hoa mắt… Cách điều trị của bệnh đau vai gáy Điều trị vật lí: có thể dùng các biện pháp kéo cột sống cổ bằng sức nặng, dùng ròng rọc hoặc đeo túi hơi xung quanh cổ, các bài tập hỗ trợ điều trị giảm thiểu các cơn đau. Sử dụng thuốc uống: các loại thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen), thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược. Sử dụng thuốc tiêm: tiêm corticosteroid giúp giảm đau bằng cách tiêm cạnh rễ thần kinh, tại các mặt khớp của đốt sống cổ, tiêm vào cơ hoặc khớp vai. Phương pháp phẫu thuật nhằm giải ép cho rễ của thân kinh hoặc tủy sống. Phòng bệnh đau vai gáy Tránh các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh. Hạn chế nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên  vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc. Thường xuyên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,… Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Clucosamine & Chondroitin,… Tránh các thức ăn nhanh, nhiều dẫu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Trên đây là một số điều về bệnh đau vai gáy mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Đau dây thần kinh toạ là bệnh như thế nào?

Đau dây thần kinh toạ là bệnh như thế nào?

   Đau dây thần kinh tọa à một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Nếu không điều trị tận gốc đau dây thần kinh tọa, có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động của người bệnh. Hãy cùng Trường Anh tìm hiểu kiến thức về bệnh đau dây thần kinh toạ qua bài viết sau đây. Đau dây thần kinh toạ là bệnh gì? Đau thần kinh tọa là sự chèn ép dây thần kinh có đặc điểm đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân.  Cần phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đau thần kinh tọa, vì có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dây thần kinh toạ Một số guyên nhân gây đau thần kinh tọa như: Đau dây thần kinh toạ thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh. Chấn thương và bệnh lý: Chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u) Bệnh đái tháo đường: làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh. Hiếm gặp: dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Béo phì: bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa. Nghề nghiệp:  công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này. Ngồi kéo dài: những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động. Triệu chứng của đau thần kinh tọa Các triệu chứng đau thần kinh tọa như: Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân, đau khoeo chân, đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái, đau lan tới lòng bàn chân tận hết ở ngón út. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng, chỉ đau dọc chân. Cơn đau từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân. Khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh, nhưng nó đặc biệt có khả năng đi theo một con đường từ lưng thấp đến mông và mặt sau đùi và bắp chân. Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, đau hoặc đau dữ dội. Nó có thể tồi tệ hơn khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ngồi lâu có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Đôi khi nó có thể cảm thấy như một cú giật hoặc điện giật. Trong một số trường hợp bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Có thể bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác. Phòng ngừa Đau thần kinh tọa Một số biện pháp phòng bệnh đau thần kinh toạ Đều đặn luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng Chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó. Hạn chế làm việc như mang vác nặng quá sức. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời. Biện pháp điều trị bệnh Đau thần kinh tọa Điều trị không dùng thuốc: Nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu. Vật lý trị liệu:  Massage liệu pháp. Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống. Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống. Châm cứu. Nắn khớp xương. Chườm lạnh: có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch. Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh. Điều trị bằng thuốc: Tùy mức độ đau mà dùng hoặc phối hợp các thuốc giảm đau như: paracetamol, NSAID (thận trọng các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận). Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Trong trường hợp nặng có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin. Thuốc giảm đau thần kinh Thuốc giãn cơ Các thuốc vitamin nhóm B Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT. Phương pháp phẫu thuật: Trong trường hợp 2 phương pháp trên không có hiệu quả hoặc có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng: Phẫu thuật lấy nhân đệm Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống. Trên đây là một số điều về bệnh đau thần kinh toạ mà bạn cần biết tới, những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe và biết được mình đang gặp vấn đề gì và sớm điều trị và cải thiện tình hình sức khỏe.
Phương pháp điều trị bệnh Meniere

Phương pháp điều trị bệnh Meniere

Cùng quầy thuốc tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh Meniere sau khi đã tìm hiểu rõ về: Dấu hiệu bệnh Meniere Nguyên nhân gây bệnh Meniere Các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Meniere Phương pháp điều trị bệnh Meniere Hiện tại chưa có phương pháp chữa lành bệnh Meniere, nhưng nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân Meniere đáp ứng với các phương pháp điều trị, mặc dù mất thính lực lâu dài thì khó ngăn chặn. Điều trị chóng mặt Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng trong cơn chóng mặt để làm giảm bớt mức độ trầm trọng: Thuốc giảm triệu chứng chóng mặt buồn nôn: Betaserc của Abbot Betahistine Tanganil 500 Thuốc chống say tàu xe để giảm cảm giác chóng mặt, kiểm soát buồn nôn và nôn như là: Meclizine(Antivert) Diazepam(Valium) Thuốc chống buồn nôn như promethazine giúp kiểm soát buồn và nôn, nôn trong giai đoạn chóng mặt. Thuốc điều trị lâu dài Bác sĩ có thể kê thuốc để giảm ứ dịch (thuốc lợi tiểu): triamterene kết hợp với hydrochlorothiazide (Dyazide, Maxzide). Giảm lượng chất lỏng trong cơ thể có thể giúp điều chỉnh thể tích và áp lực dịch tai trong của bạn. Đối với vài người,thuốc lợi tiểu giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng và tần suất các triệu chứng bệnh Meniere. Vì thuốc lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu nhiều lần hơn nên bạn có thể sẽ thiếu hụt một số loại muối khoáng nhất định, chẳng hạn như Kali. Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi tuần với ba hoặc bốn phần các loại thực phẩm giàu Kali như chuối, dưa đỏ, cam, rau chân vịt và khoai lang. Phương pháp và quá trình điều trị không can thiệp Một số bệnh nhân Meniere có thể đáp ứng với phương pháp điều trị không can thiệp khác, chẳng hạn như: Phục hồi chức năng: Nếu bạn có cảm giác mất thăng bằng ngoài cơn chóng mặt, bạn có thể thấy được lợi ích từ điều trị phục hồi chức năng tiền đình. Liệu pháp này có thể bao gồm các bài tập và các hoạt động mà bạn thực hiện trong các buổi trị liệu hay tại nhà với mục đích giúp cơ thể và não bạn lấy lại khả năng xử lý thông tin thăng bằng một cách chính xác. Dùng máy trợ thính: Thiết bị trợ thính có thể cải thiện thính giác của người bệnh Meniere. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia thính học để thảo luận lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp với bạn nhất. Tạo áp lực dương bằng thiết bị Meniett: Được dùng cho những cơn chóng mặt khó điều trị, liệu pháp này tạo ra một áp lực dương tới vùng tai giữa để cải thiện sự trao đổi dịch tai.Thiết bị Meniett là một máy phát xung để tạo ra áp lực tới ống tai thông qua một ống thông gió.  Máy được sử dụng tại nhà,thường là ba lần một ngày, mỗi lần 5 phút. Báo cáo ban đầu về thiết bị Meniett cho thấy sự cải thiện các triệu chứng chóng mặt, ù tai và căng tai, nhưng hiệu quả lâu dài của phương pháp này chưa được xác định. Tiêm thuốc vào tai giữa Thuốc được tiêm vào tai giữa, sau đó hấp thu vào tai trong có thể cải thiện triệu chứng chóng mặt: Gentamicin: một loại kháng sinh độc cho tai trong làm giảm chức năng thăng bằng của một tai, và tai còn lại của bạn đảm nhận trách nhiệm giữ thăng bằng. Quá trình dùng thuốc có thể được thực hiện trong thời gian gây tê cục bộ trong phòng khám bác sĩ. Thuốc thường làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn chóng mặt. Tuy nhiên, có nguy cơ người được điều trị sẽ bị mất thính lực hơn nữa. Steroid: chẳng hạn như dexamethasone, cũng có thể giúp kiểm soát các cơn chóng mặt ở một vài bệnh nhân. Quá trình dùng thuốc cũng có thể được thực hiện với sự hỗ trợ gây tê tại chỗ từ bác sĩ. Dù dexamethasone có thể hơi kém hiệu quả hơn so với gentamicin nhưng dexamethasone lại ít có khả năng gây ra mất thính lực hơn so với gentamicin. Phẫu thuật Nếu các cơn chóng mặt liên quan đến bệnh Meniere gây suy nhược nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn, gồm các phương pháp: Phẫu thuật giải áp túi nội bạch huyết: Túi nội bạch huyết đóng vai trò điều hòa dịch tai trong. Phẫu thuật này có thể giúp giảm bớt chóng mặt nhờ làm giảm sản xuất dịch hoặc làm tăng sự hấp thụ dịch.Khi giải áp túi nội bạch huyết, một phần của xương được cắt bỏ khỏi túi. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ đồng thời đặt một ống dẫn để dẫn phần dịch thừa ra khỏi tai trong của bạn. Phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình(dây VIII): Phẫu thuật này nhằm cắt dây thần kinh liên kết các cảm giác về thăng bằng và vận động của tai trong với não(dây VIII)giúp chữa được triệu chứng chóng mặt trong khi vẫn duy trì thính lực của tai. Phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ: Trong thủ thuật này, bác sĩ cắt bỏ phần cân bằng của tai trong,do đó loại bỏ cả hai chức năng cân bằng và thính giác của tai bị ảnh hưởng. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi tai đã bị mất thính lực hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Chăm sóc tại nhà Một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp giảm bớt triệu chứng của bệnh Meniere, bạn có thể cân nhắc các phương pháp sau để sử dụng khi bị chóng mặt: Lập tức ngồi hay nằm khi bạn cảm thấy chóng mặt: Trong cơn chóng mặt, tránh những điều có thể làm các triệu chứng nặng thêm như hạn chế di chuyển, tránh tiếp xúc với đèn sáng, xem tivi hay đọc sách. Nghỉ ngơi trong và sau thời gian chóng mặt Hãy nhận thức khả năng bạn mất thăng bằng: Té ngã có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọng. Bật đèn sáng đủ khi bạn thức dậy giữa đêm, cân nhắc sửa dụng gậy chống khi đi nếu bạn cảm thấy mất thăng bằng thường xuyên. Tránh lái xe hay vận hành máy móc nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt: Nếu cơn chóng mặt xảy đến khi bạn đang lái xe hay vận hành máy móc, khả năng tai nạn và tổn thương sẽ xảy ra. Thay đổi thói quen ăn uống Thay đổi thói quen ăn uống có thể giảm lượng dịch tích tụ ở tai trong. Bác sĩ có thể đề nghị bạn duy trì chế độ ăn uống nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh Meniere. Ăn uống điều độ: Phân bổ thực phẩm và đồ uống đều trong ngày góp phần điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Bạn nên ăn lượng thức ăn giống nhau trong mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể ăn 5­6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính mỗi ngày. Giảm lượng muối: Thực phẩm và nước uống chứa hàm lượng muối cao có thể làm tăng lượng nước giữ trong cơ thể. Bạn nên sử dụng không quá 1500 mg muối mỗi ngày. Tránh ăn bột ngọt(mì chính): Một vài sản phẩm đóng gói và thức ăn hàng quán có chứa bột ngọt, là một dạng muối. Bột ngọt có thể làm tăng lượng nước giữ trong cơ thể. Bạn nên kiểm tra thành phần hay hỏi người phục vụ quán nếu món ăn bạn muốn gọi có chứa bột ngọt. Thay đổi các thói quen khác Có nhiều bằng chứng cho thấy lối sống của bạn có thể làm bệnh Meniere tệ hơn hay nó là tác nhân khởi phát triệu chứng của bệnh Meniere. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn thay đổi các thói quen sau để giảm các triệu chứng cũng như ngăn chặn khởi phát bệnh Meniere. Tránh sử dụng caffeine: Thực phẩm và đồ uống chứa caffeine như socola,cà phê,trà và một số loại nước ngọt có chứa chất kích thích có thể làm các triệu chứng bệnh nặng thêm. Chẳng hạn caffeine có thể làm tiếng ù tai trở nên lớn hơn. Không hút thuốc: Tránh nicotine có thể làm giảm triệu chứng của bệnh Meniere. Giảm áp lực và lo lắng: Áp lực và lo lắng là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh Meniere rất khó xác định. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy giảm bớt áp lực và lo lắng có thể làm giảm độ trầm trọng của các triệu chứng và giúp bạn có thể đối phó với bệnh.Các liệu pháp tâm lý trị liệu có thể giúp bạn xác định tác nhân gây ra áp lực và lo lắng. Dùng thuốc để giảm lo lắng cũng có thể có ích. Tránh các tác nhân gây dị ứng: Nhiều báo cáo cho thấy mối liên quan giữa dị ứng và bệnh Meniere. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và dùng thuốc chống dị ứng có thể làm giảm bệnh Meniere. Tránh bị đau nửa đầu (Migraine): Ngày càng có nhiều tài liệu cho thấy mối tương quan giữa bệnh Meniere và bệnh đau nửa đầu, điều này cho thấy giảm bớt cơn đau nửa đầu có thể làm giảm bệnh Meniere. Nhóm hỗ trợ để đối đầu với bệnh: Bệnh Meniere có thể ảnh hưởng sự giao tiếp giữa bạn bạn bè hay gia đình,giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Bạn có thể cảm nhận sự đồng cảm và khích lệ từ nhóm hỗ trợ. Các thành viên trong nhóm có thể cung cấp thông tin, tài liệu giúp bạn đối đầu với bệnh. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn với nhóm hỗ trợ tại địa phương, hoặc có thể bạn sẽ tự tìm thông tin về các nhóm ở địa phương bạn sinh sống từ Hiệp hội rối loạn tiền đình.  
Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere

Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere

Ở các bài trước quầy thuốc đã giới thiệu với các bạn: Triệu chứng và dấu hiệu bệnh Meniere Nguyên nhân gây bệnh Meniere Ở đây quầy thuốc sẽ tiếp tục trình bày với các bạn về Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Meniere theo Mayoclinic: Bệnh Meniere sẽ được bác sĩ chẩn đoán khi: Bạn có hai cơn chóng mặt tự phát,mỗi cơn kéo dài 20 phút hay lâu hơn. Mất thính lực đã được đánh giá bằng kiểm tra thính lực ít nhất một lần. Ù tai hoặc đầy tai. Đã loại bỏ các nguyên nhân khác có thể gây ra các vấn đề này. Nếu bạn có dấu hiệu hay triệu chứng có liên quan tới bệnh Meniere,bác sĩ sẽ hỏi về những than phiền của bạn và yêu cầu bạn làm các xét nghiệm để đánh giá chức năng của tai trong và những xét nghiệm để tầm soát những nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng mà bạn mắc phải. Khám tổng quát và và hỏi về tiền sử Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và hỏi bạn câu hỏi về: Tính nghiêm trọng,thời gian và tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Tiền sử của bạn đối với các bệnh nhiễm trùng hay dị ứng. Các thuốc hay liệu pháp điều trị bạn đang sử dụng. Các vấn đề về tai trước đó. Sức khỏe tổng quát của bạn. Tiền sử bệnh lý ở tai trong trong gia đình bạn. Đánh giá thính lực: Bài kiểm tra thính lực sẽ đánh giá mức độ bạn cảm nhận âm thanh ở các cao độ và âm lượng khác nhau,cũng như cách bạn phân biệt các âm thanh tương tự nhau. Bài kiểm tra không những cho biết khả năng nghe của bạn mà còn giúp xác định nguồn gốc của các vấn đề thính lực là ở tai trong hay ở dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa tai trong và não. Đánh giá chức năng thăng bằng: Giữa các cơn chóng mặt, trạng thái thăng bằng trở lại bình thường cho hầu hết người mắc bệnh Meniere. Tuy nhiên, có thể có những vấn về thăng bằng vẫn tiếp diễn ở mức độ nào đó. Có nhiều xét nghiệm có thể dùng để đánh giá chức năng tai trong. Vài hay tất cả các bài kiểm tra cho kết quả bất thường ở người mắc bệnh Meniere. Ghi hình rung giật nhãn cầu (Videonystagmography­VNG): Bài kiểm tra này đánh giá chức năng giữ thăng bằng bằng cách đánh giá chuyển động mắt. Các thụ thể cảm giác cân bằng ở tai trong được liên kết với cơ điều khiển chuyển động của mắt về tất cả các hướng. Sự kết nối này làm cho bạn có thể di chuyển đầu trong khi giữ mắt mình vẫn tập trung vào một điểm. Trong bài kiểm tra VNG,nước nóng lạnh hoặc không khí nóng­lạnh được đưa vào ống tai.Các số đo của những cử động không tự chủ của mắt đáp ứng lại kích thích này được thực hiện bằng cặp kính video đặc biệt. Bài kiểm tra này bất thường có thể cho thấy có bất thường ở tai trong. Bài kiểm tra trên ghế xoay: Tương tự như VNG,bài kiểm tra này xác định chức năng tai trong dựa trên chuyển động mắt.Trong bài kiểm tra này,tác nhân kích thích tai trong được tạo ra từ một ghế xoay đặc biệt được điểu khiển chính xác từ máy tính. Điện thế gợi tính cơ tiền đình(VEMP): Phương pháp VEMP đo lường chức năng của cơ quan nhận cảm về chuyển động tăng tốc nằm ở tiền đình của tai trong. Các thụ thể này cũng khá nhạy đối với âm thanh. Khi chúng đáp ứng với âm thanh, những dao động co thắt nhỏ ở cổ và cơ mắt xuất hiện và có thể đo được. Những co thắt này đóng vai trò gián tiếptrong việc khảo sát chức năng tai trong. Biểu đồ tư thế(Posturography) Kiểm tra này được thực hiện bằng máy tính, có thể cho thấy bạn phải dựa vào phần nào nhiều nhất trong các thành phần của hệ thống thăng bằng gồm: Thị giác, chức năng tải trọng, hay cảm giác từ da, cơ, gân và khớp và thành phần nào đã gây ra vấn đề. Trong khi đeo dây đai an toàn, bạn đứng chân trần trên nền và giữ cơ thể thăng bằng trong nhiều điều kiện khác nhau. Các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác: Các xét nghiệm khác có thể được dùng để loại trừ các rối loạn có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh Meniere, như khối u trong não hay xơ cứng rải rác. Các xét nghiệm này bao gồm: Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này dùng sóng điện từ và từ trường để tạo ra hình ảnh các mô mềm trong cơ thể. Nó có thể tạo ra hình ảnh cắt lớp mỏng một chiều hay hình ảnh 3 chiều của não bạn. Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này dùng tia X để tạo ra ảnh cắt lớp của các cấu trúc bên trong cơ thể. Đo thính lực dựa trên đáp ứng của phần trung khu thính giác ở thân não(Auditory brainstem response audiometry). Kiểm tra này được thực hiện trên máy tính nhằm kiểm tra các dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác của não bộ. Nó có thể giúp phát hiện sự hiện diện của khối u gây ảnh hưởng đến chức năng của dây thần kinh thính giác
Nguyên nhân gây bệnh Meniere

Nguyên nhân gây bệnh Meniere

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh Meniere. Nếu các bạn chưa tìm hiểu có thể tham khảo tại đây. Vậy thì nguyên nhân gây ra bệnh Meniere là gì? Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu về nguyên nhân của bệnh Meniere nhé! Hiện nay trên thế giới nguyên nhân gây ra bệnh Meniere vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng. Bệnh Meniere thường được giải thích và được nhiều chuyên gia chấp nhận là do sự bất thường về thể tích hoặc thành phần của chất dịch ở tai trong. Tai trong là gì? Tai trong là một tập hợp các đường và hốc nằm ở trong xương đá, có những hốc kết nối với nhau gọi là mê nhĩ (tức là “mê đạo” trong lỗ tai). Phần bên ngoài của tai trong được tạo thành từ xương (gọi là mê nhĩ xương). Phần bên trong là một cấu trúc màng mềm (mê nhĩ màng) của tai trong có hình dạng tương tự nhưng nhỏ hơn như mê nhĩ xương,nhưng nhỏ hơn,là những cái bọc bằng màng mềm(gọi là mê nhĩ màng). Mê nhĩ màng có chứa chất lỏng gọi là nội dịch và được lót bởi các tế bào có lông đáp ứng với những chuyển động của nội dịch. Để các cơ quan cảm giác ở tai trong hoạt động chính xác, chất nội dịch cần giữ thể tích, áp suất và thành phần hóa học nhất định. Những yếu tố làm thay đổi tính chất của nội dịch ở tai trong có thể gây ra bệnh Meniere. Các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân hay các nguy cơ tiềm ẩn, bao gồm: Sự dẫn lưu dịch ở tai trong bất thường ở tai trong, có thể do tắc nghẽn hay bất thường về giải phẫu cấu trúc Đáp ứng miễn dịch bất thường. Dị ứng. Nhiễm virus. Rối loạn di truyền. Chấn thương đầu. Đau nửa đầu Migraine. Do không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác định, nên có khả năng là bệnh Meniere được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều tác nhân.  
Triệu chứng và dấu hiệu bạn mắc bệnh Meniere

Triệu chứng và dấu hiệu bạn mắc bệnh Meniere

Bệnh Meniere là một rối loạn của tai trong gây ra các cảm giác mà bạn cảm thấy như thể bạn đang quay (chóng mặt), và mất thính lực, ù tai (ù tai), và đôi khi cảm giác no hoặc áp lực trong tai của bạn. Hầu hết các trường hợp, bệnh Meniere chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Bệnh Meniere có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở độ tuổi từ 20 và 50. Nó được coi là một bệnh mãn tính, nhưng phương pháp điều trị khác nhau có thể giúp giảm các triệu chứng và giảm thiểu các tác động lâu dài đến cuộc sống của bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Meniere bao gồm: Chóng mặt: là cảm giác bản thân bị đu đưa, quay tròn nhiều lần hoặc là có cảm giác căn phòng, đồ đạc chuyển động xung quanh mình. Triệu chứng này xảy ra không báo trước, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ hay lâu hơn, thậm chí kéo dài đến 24 giờ. Những cơn chóng mặt nghiêm trọng có thể gây buồn nôn và nôn. Điếc (mất thính lực): là tình trạng mất khả năng nghe được âm thanh. Trong bệnh Meniere, điếc xảy ra dao động theo thời gian, tức là bạn có thể nghe âm thanh lúc được lúc mất, thường thấy gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng cuối cùng, phần lớn người bệnh sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ù tai (tiếng kêu trong tai): người bệnh thường nghe thấy những tiếng rung, ù, ầm ầm, tiếng huýt sáo hay cả tiếng rít ở trong tai. Cảm giác tai bị đầy hoặc bị căng: là cảm giác tai bị bít lại hoặc căng tức. Cơn kịch phát điển hình của bệnh thường bắt đầu : bằng cảm giác đầy tai hay ù tai tăng dần và thính lực giảm dần; kèm theo buồn nôn, hoặc nôn. Một cơn bệnh có thể kéo dài từ 20 phút tới 4 giờ, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần. Cơn chóng mặt đầu tiên thường dữ dội, những lần sau thường nhẹ hơn, và có thể hết chóng mặt biến mất. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng, tần suất xảy ra và thời gian của cơn kịch phát rất đa dạng, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Bạn có thể có những cơn chóng mặt thường xuyên, cảm giác ù tai nhiều nhưng các triệu chứng khác thì khá nhẹ hoặc bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt và mất thính lực nhẹ, nhưng ù tai rất thường xuyên làm bạn mất ngủ. Nếu bạn gặp phải bất kì dấu hiệu nào ở trên các bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tực để được điều trị và chữa trị kịp thời. Hoặc các bạn có thể nghe tư vấn bởi Dược Sĩ của chúng tôi về bệnh qua hotline 01649607769 gặp Dược Sĩ An  
Thiểu năng tuần hoàn não và cách chữa trị sau 20 ngày

Thiểu năng tuần hoàn não và cách chữa trị sau 20 ngày

Hiểu đúng về bệnh “Thiểu năng tuần hoàn não” Thiểu năng tuần hoàn não là một hội chứng bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi và có xu hướng phát triển cả ở người trung niên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang tai biến mạch máu não làm việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đồng thời để lại nhiều di chứng cho người bệnh hoặc có thể dẫn đến tử vong. Hiểu đúng về bệnh “Thiểu năng tuần hoãn não” sẽ giúp người bệnh có thể chủ động phòng ngừa cũng như tuân thủ điều trị khi mắc phải hội chứng này. Thế nào là thiểu năng tuần hoàn não? Thiểu năng tuần hoàn não là một hội chứng gồm nhiều triệu chứng gây ra do tình trạng thiếu máu cung cấp cho não, trong đó không có tổn thương thần kinh khu trú. Nguyên nhân thường do mảng xơ vữa làm hẹp dần động mạch nuôi não, từ đó làm giảm lưu lượng máu tới não. Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não rất phong phú, biểu hiện khác nhau tùy theo vị trí của vùng não bị thiếu máu. Nhìn chung, những biểu hiện thường gặp bao gồm: nhức đầu vùng trán, căng nặng đầu, thường xuyên chóng mặt đặc biệt khi quay đầu và ngửa cổ, mất ngủ, hay tỉnh dậy lúc nửa đêm, hay quên những sự việc mới xảy ra, giảm trí nhớ, dễ xúc động, rối loạn cảm xúc. Những biểu hiện này không xuất hiện cùng một lúc và cũng không phải bệnh nhân nào cũng có đầy đủ những triệu chứng này, đồng thời các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não là không điển hình, dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện bệnh lý khác hoặc được cho là dấu hiệu cơ thể có rối loạn và mất cân bằng tạm thời nên thường bị bỏ qua. Khi người bệnh đến với bác sĩ thì các triệu chứng đã khá rõ nét cho chẩn đoán bệnh, tức là chuyển sang thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, làm cho việc điều trị khó khăn hơn và cần thời gian dài hơn. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não như thế nào? Thiểu năng tuần hoàn não không phải là một tình trạng bệnh cấp tính, tuy nhiên lại có tính chất dai dẳng và khó điều trị khỏi dứt điểm. Nếu tìm được nguyên nhân và điều trị tận gốc sẽ đem lại hiệu quả cao, tránh tái phát. Các biện pháp điều trị hiện nay gồm nội khoa và ngoại khoa (phẫu thuật), tuy nhiên biện pháp nội khoa là xu hướng chính, bao gồm các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Từ nguyên nhân và cơ chế thiếu máu cung cấp cho não mà chủ yếu là do mảng xơ vữa động mạch não thì đích điều trị sẽ phải tấn công vào cơ chế gây bệnh này. Các biện pháp không dùng thuốc: Những biện pháp này sẽ có vai trò làm hạn chế tác động của các yếu tố gây nguy hại như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu,…bao gồm chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ lao động. Người bệnh cần ăn hạn chế muối, mỡ động vật, giảm lượng calo đưa vào, thường xuyện hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức, bỏ các thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu, sinh hoạt tình dục quá mức, xúc cảm quá mạnh, v.v… Biện pháp dùng thuốc: Các thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính cũng cần tác động vào cơ chế gây thiếu máu não. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với công dụng khác nhau. Người bệnh cần hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi mua để được sử dụng thuốc phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Một xu hướng mới trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não gần đây là sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật do thuốc loại này đáp ứng được yêu cầu điều trị lâu dài, ít độc cũng như phù hợp với chuyển hóa của cơ thể người có tuổi. Một trong những sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng rất kĩ lưỡng cũng như được nhiều bệnh nhân tin dùng là sản phẩm Tuần hoàn não Vinfa. Đây là sản phẩm được phát triển từ bài thuốc nam của PGS. Mai Tất Tố - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội và đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Quân đội 103 trong luận văn của Bác sĩ Bùi Xuân Tuyết. Kết quả cho thấy bài thuốc gồm 5 vị: ngưu tất, đương quy, hồng hoa, hoài sơn, cam thảo giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nặng đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ trong thiểu năng tuần hoàn não; cải thiện rõ các hoạt động của điện não, các chỉ số lưu huyết não, làm giảm cholesterol và triglycerid máu đồng thời không gây ra bất kì tai biến cũng như tác dụng phụ nào cho người bệnh khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng và cách điều trị thiểu năng tuần hoàn não, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi đến số 01649607769 để được đội ngũ thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm tư vấn trực tiếp về tình trạng bệnh của bạn. 
Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình

Những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận trong tai và não giúp cân bằng kiểm soát và chuyển động của mắt. Nếu hệ thống tiền đình có vấn đề thì xảy ra những triệu chứng những dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình như sau: Lưu ý răng không phải tất cả mọi người bị rối loạn tiền đình đều có tất cả các triệu chứng trên mà cũng có thể xảy ra các triệu chứng khác hoặc có 1 vài triệu chứng. Điều quan trọng là chúng ta cần lưu ý những triệu chứng, dấu hiệu trên để hết sức lưu ý nếu gặp phải. Hoa mắt chóng mặt: Những người bị rối loạn tiền đình thường có triệu chứng là thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt. Bệnh nhân thường xuyên bị cảm giác quay cuồng, hoặc một ảo giác nào đó về sự chuyển động của thế giới xung quanh.  Choáng váng, cảm giác trôi nổi, đung đưa Cảm giác bị trọng lượng rất nặng đè nén hoặc bị kéo theo một hướng Mất cân bằng và định hướng không gian: Tự dưng xuất hiện tình trạng mất cân bằng, vấp ngã, khó đi thẳng hay quay một góc Thao tác tự nhiên trở nên vụng về hoặc khó phối hợp so với bình thường Khó khăn duy trì tư thế thẳng; luôn có xu hướng nhìn xuống để xác nhận vị trí của mặt đất Đầu có thể luôn giữ ở một vị trí nghiêng Có xu hướng chạm hoặc giữ lại một cái gì đó khi đứng, hoặc chạm vào hoặc giữ đầu trong khi ngồi Nhạy cảm với những thay đổi về bề mặt đi bộ hoặc giày dép Đau cơ và khớp (do phải vật lộn với sự cân bằng) Thị giác: Khó tập trung hoặc quan sát 1 đối tượng nào đó và khi quan sát thì dường như các đối tượng cứ nhảy loạn lên trong đầu hoặc mờ mờ ảo ảo không thể nhìn rõ, thậm chí còn nhìn 1 mà ra 2, 3 giống như phân thân vậy. Khó chịu khi gặp phải môi trường đông đúc như khi tham gia giao thông, ở các đám đông, cửa hàng nào đó. Nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng chói, và di chuyển hoặc nhấp nháy đèn; đèn huỳnh quang có thể đặc biệt phiền hà Nhạy cảm với một số loại màn hình máy tính và TV kỹ thuật số Có xu hướng tập trung vào đối tượng gần đó; tăng cảm giác khó chịu khi tập trung tại một khoảng cách Tăng mù đêm; đi đứng khó khăn trong bóng tối Thính lực: Mất thính lực; thính giác bị bóp méo hoặc biến động Ù tai (ù, ầm ầm, hoặc tiếng ồn khác trong tai) Nhạy cảm với tiếng ồn, môi trường ồn ào Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng Nhận thức: Khó tập trung và chú ý; dễ dàng bị phân tâm Hay quên và mất hiệu lực bộ nhớ ngắn hạn Nhầm lẫn, mất phương hướng, khó thấu hiểu hướng dẫn hoặc hướng dẫn Khó theo dõi trong cuộc hội thoại, các cuộc họp, vv, đặc biệt khi có tiếng ồn nền hoặc phong trào Tinh thần mệt mỏi Tâm lý: Giảm khả năng tự chủ, tự tin, lòng tự trọng Lo lắng, hoảng sợ, cảm thấy bị cô lập xã hội Hay phiền muộn Các triệu chứng khác: Buồn nôn hoặc nôn mửa Say tàu xe Nhức đầu Nói lắp Nhạy cảm với sự thay đổi áp suất hay nhiệt độ và dòng gió Đau, áp lực, hoặc các triệu chứng khác với những thay đổi chế độ ăn uống (ví dụ, natri cao) Nếu các bạn có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng mình bị rối loạn tiền đình thì phải đi khám bác sĩ ngay để có thể được điều trị kịp thời hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 01649607769 để được tư vấn về bệnh và cách điều trị bệnh nhanh hơn và cụ thể hơn
Mất ngủ kinh niên và cách điều trị dứt điểm mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên và cách điều trị dứt điểm mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên - trình trạng bệnh đang khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam nhất là với những người tầm trung và cao tuổi. Vậy mất ngủ kinh niên là gì? Làm sao để có thể giải quyết tình trạng mất ngủ kinh niên dứt điểm. Hãy cùng quầy thuốc tìm hiểu về bệnh mất ngủ kinh niên nhé. Tình trạng mất ngủ kinh niên là người bệnh thường xuyên bị mất ngủ với khoảng thời gian hơn 1 tháng trở đi mà rất khó tìm hiểu nguyên nhân khiến cho tinh thần sức khỏe ngày càng suy giảm nghiêm trọng kèm theo đối là thần kinh suy nhược. Hiện nay có rất nhiều biện pháp điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên từ phương pháp vật lý không dùng thuốc cho tới phương pháp sử dụng thuốc và các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị. Quầy thuốc xin liệt kê 1 vài phương pháp điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên hiện nay cho các bạn. 1. Phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên không dùng thuốc: Thư giãn: Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ do quá lo lắng dẫn tới khó ngủ và mất ngủ thì có thể thử tự điều trị bằng phương pháp thư giãn cơ thể này nhé. Một thực tế chỉ ra rằng nguồn gốc của việc mất ngủ hầu hết là do tình trạng Stress xảy ra chính vì vậy mà thư giãn cơ thể cũng là phương pháp có thể điều trị được tình trạng mất ngủ hiệu quả. Bài tập thư giãn cơ thể bạn có thể làm bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu dưới đây: Hít thở: Thở ra hoàn toàn qua miệng của bạn. Hít vào bằng mũi khi đếm đến bốn. Nín thở và đếm đến bảy. Thở ra bằng miệng và đếm đến tám. Lặp lại chu kỳ ba lần. Tập thể dục: Tập thể dục có thể khiến bạn thư giãn hơn và làm tình trạng mất ngủ kinh niên giảm đi rõ rệt vừa khiến cơ thể khỏe mạnh khi làm việc mà vừa dễ ngủ. Tập thể dục mức độ vừa phải mỗi ngày khoảng 20-30 phút hoặc nếu bận rộng cố gắng sắp xếp tuần 3-4 lần đều đặn. Thiền, Yoga: Thiền, yoga, và phản hồi sinh học có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Bạn có thể học và thực hiện rất đơn giản thông qua mạng internet các kênh phổ biến và hướng dẫn miễn phí như youtube, google, facebook,... Thói quen tốt: Hãy chuẩn bị kĩ càng từ thói quen đến các hoạt động của mình để có thể ngủ ngon hơn và tốt hơn. Nên trang trí phòng với không gian thoáng mát, thư giản và ấm cúng không quá sáng gây chói mắt khó ngủ. Không xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi quyết định đi ngủ. Có thể tạo cho mình thói quen đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Cố gắng duy trì lịch trình ngủ ổn định và đúng giờ nhất. Tránh ăn uống đồ có chứa chất kích thích như caffein, rượu, thuốc lá trước khi ngủ. 2. Phương pháp sử dụng thuốc: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc có thể điều trị tình trạng mất ngủ từ hoạt chất hóa học hay từ các bài thuốc y học cổ truyền như: Với thuốc tân dược có thể kể đến: Thuốc an thần benzodiazepine như triazolam (Halcion), estazolam, lorazepam (Ativan), temazepam (Restoril), flurazepam, và quazepam (Doral) và thuốc an thần không benzodiazepine như zolpidem (Ambien, Intermezzo), eszopiclone (Lunesta), và zaleplon ( Sonata) là loại thuốc có thể giúp kích thích ngủ. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nghiện với việc sử dụng kéo dài. Ngoài ra họ có thể nguy hiểm nếu bạn dùng chúng với rượu hoặc các loại thuốc khác ức chế hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể gây buồn ngủ buổi sáng, mặc dù tác dụng phụ nói chung là ít nghiêm trọng với các phi benzodiazepin.  Belsomra (suvorexant) là các chất đối kháng thụ thể orexin đầu tiên được phê duyệt. Orexins là những hóa chất có liên quan trong việc điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức và đóng một vai trò trong việc giữ người tỉnh táo. Belsomra làm thay đổi hành động của orexin trong não. Doxepin (Silenor) được phê chuẩn để điều trị những người có khó khăn duy trì giấc ngủ. Silenor có thể giúp duy trì giấc ngủ bằng cách chặn các thụ thể histamin. Không nên dùng thuốc này, trừ khi bạn có thể nhận được đầy đủ bảy hay tám giờ ngủ. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bạn, và đáp ứng với điều trị. Thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng ở những người bị trầm cảm để giúp giấc ngủ. Họ không được chấp thuận để điều trị chứng mất ngủ. Đây có thể gây buồn ngủ vào ban ngày hay tác dụng phụ khác. Ramelteon (Rozerem) là một thuốc mất ngủ mà hoạt động khác với các thuốc an thần khác. Nó là ít có khả năng gây buồn ngủ vào buổi sáng hoặc là gây nghiện. Các sản phẩm từ thảo dược và bài thuốc cổ truyền: Trên thị trường hiện nay phải kể đến khá nhiều sản phẩm khá nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ như: BoniHappy của Canada, Goldream của Viễn Bằng, Hoạt huyết Vinfa bài thuốc của PGS Mai Tất Tố Đại Học Dược Hà Nội,... Để chọn lựa cách điều trị mất hiệu quả và phù hợp với từng người, bạn nên xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ. Sau đó sử dụng phương pháp dễ áp dụng nhất có thể giải quyết tốt các yếu tố dẫn đến mất ngủ kinh niên. Lưu ý khi điều trị mất ngủ bạn nên kiên trì áp dụng theo thời gian quy định và sử dụng đúng lưu lượng quy định Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh mất ngủ kinh niên các bạn có thể liên hệ chúng tôi theo số Call/Zalo: 0973998288
Nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ

Nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ

Cùng quaythuoc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh đột quỵ Đột quỵ ở người già. 1. Các yếu tố nguy cơ: Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một số làm tăng nguy cơ đau tim. Các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm: Lối sống Thừa cân hoặc béo phì Hoạt động thể chất Uống nhiều rượu hoặc say Sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine Nguy cơ về các bệnh mắc kèm: Cao huyết áp - nguy cơ đột quỵ bắt đầu tăng với chỉ số huyết áp cao hơn 120/80mm Hg. Chính vì vậy nên điều chỉnh mức huyết áp mục tiêu cho hợp lý dựa vào tuổi tác cũng như bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp khác. Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Cholesterol cao. Bệnh tiểu đường. Khó thở khi ngủ: rối loạn giấc ngủ. Bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim bất thường. Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ của đột quỵ bao gồm: Tiền sử gia đình bệnh tim mạch, đột quỵ. Trên 55 tuổi. Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn so với phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ đã bị thường sẽ bị nặng hơn và dễ nguy hiểm hơn đàn ông. 2. Các biến chứng của cơn đột quỵ: Biến chứng của 1 cơn đột quỵ có thể nặng nhẹ, tạm thời hoặc vĩnh viễn còn tùy thuộc loại đột quỵ và thời gian bệnh nhân được điều trị (điều trị sớm có thể sẽ ít bị biến chứng nặng hơn). Các biến chứng bao gồm: Tê liệt hoặc không vận động được cơ bắp: Với những người bị đột quỵ có thể sau đó sẽ bị liệt toàn thân hoặc 1 bộ phận nào đó của cơ thể như liệt 1 bên mặt hoặc 1 cánh tay. Với tình trạng biến chứng này có thể áp dụng vật lý trị liệu đối với bệnh nhân để cải thiện tình trạng và phục hồi dần dần. Khó nói, khó nuốt: Đột quỵ có thể khiến cơ thể khó kiểm soát được các cơ miệng, cổ họng dẫn tới khó ăn, khó nuốt và khó nói. Ngoài ra chúng cũng ảnh hưởng đến trí nhớ của bệnh nhân có thể dẫn tới mất trí nhớ làm cho bệnh nhân khó suy nghĩ. Vấn đề tình cảm: Những người đã bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn việc kiểm soát cảm xúc của họ, hoặc họ có thể dẫn tới bệnh trầm cảm. Đau đớn: Người đột quỵ có thể bị đau, tê, hoặc cảm giác lạ trong các bộ phận của cơ thể do biến chứng của đột quỵ. Ví dụ, nếu một cơn đột quỵ gây ra cho bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể phát triển một cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay. Nhạy cảm với sự thay đổi: Với người đột quỵ thì khá nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ đặc biệt là cảm giác cực lạnh sau cơn đột quỵ. Biến chứng này gọi là hội chứng đau trung ương. Và với hội chứng này thì cần phải điều trị vật lý trị liệu để chữa khỏi Khả năg tự chăm sóc bản thân và thay đổi hành vi: Đột quỵ có thể khiến bệnh nhân trở nên sống khép kín hơn hoặc bốc đồng hơn. Họ không thể tự chăm lo cho sức khỏe của bản thân và cần phải được giúp đỡ trong các công việc hàng ngày. Như với bất kỳ chấn thương não nào khác sự thành công của điều trị các biến chứng sẽ khác nhau đối với mỗi người khác nhau!
Các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ

Các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ

Cùng tìm hiểu các loại đột quỵ và nguyên nhân dẫn tới đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não nhé: Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm gây tổn thương tế bào não do cung cấp thiếu oxy và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới chết các tế bào nào. Đột quỵ thiếu máu cục bộ. Một cơn đột quỵ có do tắc động mạch (đột quỵ thiếu máu cục bộ) hoặc rò rỉ hoặc vỡ một mạch máu (xuất huyết đột quỵ). Một số người thì có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não của họ được gọi là cơn thiếu máu thoáng qua, hay TIA. Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Khoảng 85% bệnh nhân đột quỵ là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân thiếu máu cục bộ là do động mạch não hẹp hoặc bị nghẽn gây suy giảm nghiêm trọng dòng máu tới não. Các đột quỵ phổ biến nhất bao gồm: Đột quỵ huyết khối: Xảy ra do hình thành cục máu đông ở động mạch cung cấp máu cho não bộ. Tình trạng này xuất hiện do có các mảng bám (chất béo) lắng đọng và tích tụ lại trong động mạch và dẫn tới giảm lưu lượng máu. Đột quỵ tắc mạch: Xảy ra do 1 cục máu đông hoặc các mảnh vỡ từ não bộ khiến các động mạch não hẹp hơn.   Đột quỵ xuất huyết Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi 1 mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ ra. Nguyên nhân có thể là do không kiểm soát được tình trạng huyết áp cao, sử dụng quá liều thuốc chống đông cũng như thành mạch yếu dễ vỡ. Nguyên nhân ít gặp hơn là vỡ nhiều mạch máu mỏng do dị dạng động tĩnh mạch lúc mới sinh. Các loại đột quỵ xuất huyết bao gồm: Xuất huyết trong não: Xuất huyết nội so khiến cho máu tràn vào các tế bào cũng như mô não xung quanh gây hại các tế bào não. Nguyên nhân thường là do cao huyết áp, chấn thương, dị dạng mạch máu, sử dụng các thuốc làm mỏng thành mạch. Xuất huyết dưới màng nhện (Subarachnoid hemorrhage): Động mạch trên hoặc gần bề mặt của não bị vỡ ra và tràn vào không gian giữa bề mặt não và hộp sọ. Xuất huyết dạng này thường dẫn tới 1 cơn đau đầu đột ngột và dữ dội. Xuất huyết dưới màng nhện thường được biết đến là do chứng phình động mạch. Sau khi xuất huyết thì các mạch máu não bạn mở rộng và hẹp bất thường (co thắt mạch)  Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) Đột quỵ thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) - được biết đến như một cơn đột quỵ nhỏ có triệu chứng giống như cơn đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn. Cơn đột quỵ thoáng qua là do thời gian cung cấp máu cho não bộ giảm trong thời gian dưới 5 phút. Giống như một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, TIA xảy ra khi một cục máu đông hoặc mảnh vỡ khối lượng máu đến một phần của bộ não của bạn. TIA không gây ra triệu chứng kéo dài do chỉ là tắc nghẽn tạm thời. TIA có thể cảnh cáo nguy cơ đột quỵ cục bộ chính vì vậy mà bạn cần phải được thăm khám và điều trị để tránh tổn thương sau này  
Triệu chứng và dấu hiệu có thể bạn đang bị tai biến mạch máu não

Triệu chứng và dấu hiệu có thể bạn đang bị tai biến mạch máu não

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi mà việc cung cấp máu cho não bộ bị gián đoạn hoặc giảm nghiêm trọng khiến cho não bộ không có đủ oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng và nếu kéo dài vài phút sẽ dẫn tới tình trạng các tế bào não bị chết. Tai biến mạch máu não. Hiện nay thì nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời gian thì có thể giảm thiểu tối đa tổn thương và các biến chứng sau này. Triệu chứng của tai biến mạch máu não: Cần phải lưu ý các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có thể xử lý tình huống tốt nhất tránh kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng và nguy hiểm cho bệnh nhân: Gặp vấn đề trong việc nói và hiểu: Bệnh nhân gặp vấn đề trong việc nói như nói níu lưỡi và không thể hiểu những gì mà mọi người nói. Tê liệt hoặc bị tê ở mặt, tay, chân: Có thể bệnh nhân đột quỵ sẽ đột ngột bị tê, hoặc liệt ở mặt, tay, chân. Vào lúc đó thì hãy cố gắng để giơ 2 tay bệnh nhân lên qua đầu và nếu có 1 cánh tay rơi xuống thì nguy cơ cao là người đó đang bị gặp cơn đột quỵ. Tương tự như vậy thì 1 bên mồm cũng méo xệch đi khi cười. Gặp vấn đề khi nhìn bằng 1 hoặc cả 2 mặt: Đột nhiên nhìn mọi việc mờ đi hoặc tối sầm mắt lại không nhìn thấy gì. Nhức đầu: Bệnh nhân đột quỵ có thể xảy ra tình trạng đột nhiên đau đầu dữ dội, kèm theo nôn mửa, chóng mặt Khó khăn trong việc đi bộ cũng như di chuyển: Bạn có thể vấp ngã hay bị chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp. Khi nào cần đưa bệnh nhân nhập viện ngay: Hãy đưa bệnh nhân nhập viện ngay lập tức nếu thấy dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn đột quỵ thậm chí ngay cả khi triệu chứng lúc có lúc không như sau: Về mặt: Yêu cầu người đó cười xem 1 bên mặt có xệ đi không? Về tay: Giơ 2 tay bệnh nhân lên và 1 cánh tay rơi xuống Nói: Đột nhiên khó khăn khi nói và cứ lặp đi lặp lại cụm từ đơn giản và khi nói thì níu lưỡi Nếu test các dấu hiệu trên mà gặp phải thì cần đưa đi viện ngay lập tức vì mỗi phút trôi qua khả năng biến chứng càng lớn và càng nguy hiểm cho bệnh nhân. Và nên canh chừng bệnh nhân cẩn thận cho đến khi được sự hỗ trợ của bác sĩ.
Triệu chứng và phương pháp điều trị đau nửa đầu phải

Triệu chứng và phương pháp điều trị đau nửa đầu phải

Đau nửa đầu phải là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh ra sao và cách điều trị bệnh đau nửa đầu phải là gì? Hiện nay tình trạng đau nửa đầu khá phổ biến và tỉ lệ ở nữ giới xuất hiện các bệnh đau nửa đầu là cao hơn so với đàn ông. 1. Đau nửa đầu Đau nửa đầu thường bắt đầu xuất hiện giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành sớm. Những cơn đau đầu bắt đầu với giai đoạn tiền triệu 1-2 ngày trước khi làm đau đầu. 2. Các triệu chứng bệnh đau nửa đầu phải Thèm ăn Táo bón Phiền muộn Tăng động Ngáp không thể kiểm soát Cứng cổ Khó chịu Sau đó cơn thoáng qua (aura) sẽ diễn ra ngay trước hoặc là cùng thời điểm diễn ra đau đầu. Đây có thể bao gồm động cơ, cảm giác, rối loạn thị giác hoặc bằng lời nói mà xây dựng lên theo thời gian, thường kéo dài 2-60 phút. Mất thị lực Hiện tượng thị giác như nhìn thấy tia sáng, đốm hoặc các hình dạng Vấn đề ngôn ngữ hoặc nói có vấn đề. Nếu các triệu chứng này không được điều trị chứng đau nửa đầu có thể diễn ra. Nó có thể kéo dài tới 72 giờ nhưng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Buồn nôn hoặc ói mửa Đau nửa đầu bên phải Mờ mắt Nhói đau đầu. Đầu óc quay cuồng hoặc ngất xỉu Nhạy cảm với mùi, ánh sáng hoặc âm thanh 3. Phương pháp điều trị Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen sẽ làm giảm cảm giác khó chịu của 1 cơn đau nửa đầu Triptans hoặc ergots là thường theo quy định để giúp quản lý một chứng đau nửa đầu. Bác sĩ có thể kê toa thuốc opioid có chứa các thành phần như codeine nếu các thuốc khác không có hiệu quả. Hãy sử dụng thuốc hợp lý và duy trì chế độ ăn và chế độ sinh hoạt cho hợp lý để có thể giảm thiểu bệnh đau nửa đầu.
Các thuốc điều trị và dự phòng bệnh đau nửa đầu

Các thuốc điều trị và dự phòng bệnh đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu không thể chữa khỏi, nhưng các bác sĩ sẽ làm việc với bạn để giúp bạn quản lý tình trạng của bạn. Một số loại thuốc đã được nghiên cứu đặc biệt để điều trị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng khác khác cũng có thể giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Thuốc dùng để chứng đau nửa đầu chia làm 2 loại:  Thuốc giảm triệu chứng đau:  Còn được gọi là điều trị cấp tính hoặc phá thai, những loại thuốc này được thực hiện trong các cuộc tấn công đau nửa đầu và được thiết kế để ngăn chặn các triệu chứng đã bắt đầu. Thuốc phòng ngừa cơn đau:  Những loại thuốc được dùng thường xuyên, thường là trên một cơ sở hàng ngày, để làm giảm mức độ nghiêm trọng hoặc tần số của chứng đau nửa đầu. Việc điều trị đau nửa đầu sao cho hợp lý còn phụ thuộc tần số và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu của bạn mức độ khuyết tật gây đau đầu của bạn, và các điều kiện y tế khác của bạn. Một số loại thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Một số loại thuốc không được dùng cho trẻ em. Các bạn nên lưu ý hỏi kĩ bác sĩ để được điều trị bệnh đau nửa đầu 1 cách tốt nhất. 1. Thuốc giảm đau: Để có kết quả hiệu quả nhất, uống thuốc giảm đau ngay sau khi bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng đau nửa đầu. Nó giúp cho bạn dễ ngủ và nghỉ ngơi để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Thuốc này bao gồm: 1.1. Thuốc giảm đau: Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu nhẹ. Thuốc giảm đau như paracetamol cũng có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu nhẹ ở một số người. Thuốc trị đau nửa đầu thị trường đặc biệt, chẳng hạn như sự kết hợp của acetaminophen, aspirin và caffeine (Efferagal), cũng có thể giảm bớt đau nửa đầu vừa phải, nhưng không có hiệu quả một mình cho chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Nếu dùng quá thường xuyên hoặc trong thời gian dài của thời gian, những loại thuốc này có thể dẫn đến viêm loét, xuất huyết tiêu hóa và đau đầu do thuốc tác dụng quá mức. Các thuốc giảm đau theo đơn như: indomethacin có thể giúp ngăn chặn đau đầu migraine và có sẵn ở dạng thuốc đạn, mà có thể hữu ích nếu bạn đang buồn nôn. 1.2. Triptans: Nhiều người bị đau nửa đầu tấn công sử dụng triptans để trị chứng đau đầu của họ. Cơ chế tác dụng của Triptan là thúc đẩy co thắt các mạch máu và ngăn chặn các con đường đau trong não. Triptans có hiệu quả giảm đau và các triệu chứng khác có liên quan đến chứng đau nửa đầu. Thuốc này bao gồm: sumatriptan (Imitrex), rizatriptan (Maxalt), almotriptan (Axert), naratriptan (Amerge), zolmitriptan (Zomig), frovatriptan (Frova) và eletriptan (Relpax). Một số triptans có sẵn như thuốc xịt mũi và thuốc tiêm, viên nén. Tác dụng phụ của triptans: buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ và yếu cơ. Chúng không được khuyến khích cho những người có nguy cơ đột quỵ và đau tim. Sự kết hợp dạng viên nén của sumatriptan và naproxen sodium (Treximet) đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu hơn hai thuốc tác dụng đơn lẻ. 1.3. Ergots: Thuốc kết hợp ergotamin và caffeine (Migergot, Cafergot) ít hiệu quả hơn triptans. Ergots dường như có hiệu quả nhất trong những người đau kéo dài hơn 48 giờ. Ergotamine có thể gây trở nên tồi tệ buồn nôn và ói mửa liên quan đến chứng đau nửa đầu của bạn và tác dụng phụ khác, và nó cũng có thể dẫn đến đau đầu thuốc-dụng quá mức. Dihydroergotamine (DHE 45, Migranal) là một dẫn xuất ergot đó là hiệu quả hơn và có ít tác dụng phụ hơn so với ergotamin. Nó có sẵn như thuốc xịt mũi và ở dạng tiêm. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ hơn so với ergotamine và ít có khả năng dẫn đến đau đầu do lạm dụng thuốc quá mức. 1.4. Thuốc chống buồn nôn: Bởi vì chứng đau nửa đầu thường kèm theo buồn nôn, có hoặc không có nôn, thuốc cho buồn nôn là thích hợp và thường được kết hợp với các thuốc khác. Thuốc thường xuyên theo quy định là chlorpromazine, metoclopramid (REGLAN) hoặc prochlorperazine (Compro). 1.5. Thuốc opioid: Thuốc opioid có chứa chất ma tuý, đặc biệt là codeine, đôi khi được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu đau nhức đầu cho những người không thể tham triptans hoặc ergot. Ma túy gây nghiện và thường chỉ được sử dụng như một phương sách cuối cùng. 1.6. Glucocorticoid (prednisone, dexamethasone): Một glucocorticoid có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để cải thiện giảm đau. Do nguy cơ nhiễm độc steroid, glucocorticoid không nên được sử dụng thường xuyên. 2. Thuốc phòng ngừa: Bạn có thể điều trị dự phòng đau nửa đầu khi mà bạn thường xuyên bị đau nửa đầu và các thuốc giảm đau đã không còn có thể giúp đỡ được nữa. Thuốc dự phòng có thể làm giảm tần số, mức độ nghiêm trọng và thời gian của chứng đau nửa đầu và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc giảm triệu chứng trong điều trị đau nửa đầu. Do có tác dụng phụ nghiêm trọng ở 1 số thuốc nên khi đã đạt được hiệu quả dự phòng bạn nên giảm liều để có thể đảm bảo sức khỏe và an toàn. Để ngăn ngừa hoặc giảm tần số của chứng đau nửa đầu của bạn, dùng thuốc như bác sĩ khuyến cáo: 2.1. Các thuốc tim mạch: Chẹn beta, thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao và bệnh động mạch vành, có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Các thuốc chẹn beta propranolol (Inderal La, Innopran XL, những người khác), metoprolol tartrate (Lopressor) và timolol (Betimol) đã chứng minh hiệu quả trong việc phòng ngừa chứng đau nửa đầu. Chẹn beta khác cũng đôi khi được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu. Bạn không thể nhận thấy cải thiện triệu chứng trong vài tuần sau khi dùng các thuốc này. Nếu bạn trên 60 tuổi, có hút thuốc lá, hoặc có tiền sử bệnh tim hoặc mạch máu nào đó, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc thay thế thay vì chẹn beta. Thuốc chẹn kênh canxi: được sử dụng để điều trị huyết áp cao và giữ cho mạch máu trở nên hẹp hay rộng, cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và làm giảm các triệu chứng từ chứng đau nửa đầu. Verapamil (Calan, Verelan, những người khác) là một thuốc chẹn kênh canxi có thể giúp bạn. Ngoài ra, các chất ức chế men chuyển đổi angiotensin lisinopril (Zestril) có thể hữu ích trong việc giảm độ dài và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Các nhà nghiên cứu không hiểu chính xác lý do tại sao các loại thuốc tim mạch ngăn chặn các cuộc tấn công đau nửa đầu. 2.2. Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm giúp ngăn ngừa một số loại đau đầu, bao gồm cả chứng đau nửa đầu. Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Bạn không cần phải có trầm cảm để được hưởng lợi từ các loại thuốc này. Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm tần số của chứng đau nửa đầu do ảnh hưởng đến mức độ serotonin và các hóa chất khác của não. Amitriptyline là thuốc chống trầm cảm ba vòng chỉ tỏ ra có hiệu quả ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Thuốc chống trầm cảm ba vòng khác đôi khi được sử dụng vì chúng có thể có tác dụng phụ hơn so với amitriptyline. Các loại thuốc này có thể gây ra khô miệng, táo bón, tăng cân và tác dụng phụ khác. Một loại khác của thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc đã không được chứng minh là có hiệu quả để phòng ngừa chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng một chất ức chế serotonin và norepinephrine reuptake, venlafaxine (Effexor XR), có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. 2.3. Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như valproate natri (Depacon) và topiramate (Topamax), dường như để giảm tần số của chứng đau nửa đầu. Ở liều cao, tuy nhiên, các thuốc chống động kinh có thể gây ra tác dụng phụ. Valproate sodium có thể gây buồn nôn, run, tăng cân, rụng tóc và chóng mặt. Sản phẩm Valproate không nên được sử dụng ở phụ nữ mang thai để phòng ngừa chứng đau nửa đầu. Topiramate có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, giảm cân, khó khăn bộ nhớ và các vấn đề tập trung. 2.4. OnabotulinumtoxinA (Botox): OnabotulinumtoxinA (Botox) đã được chứng minh là hữu ích trong việc điều trị chứng đau nửa đầu mạn tính ở người lớn. Thuốc này được tiêm lên trán hoặc cổ, và khi có điều trị hiệu quả. Khi có hiệu quả thì việc điều trị thường lặp lại mỗi 12 tuần/ lần. 2.5. Thuốc giảm đau: Uống thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là naproxen (Naprosyn), có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và giảm các triệu chứng.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ