Tỉ lệ nhiễm HP dân số Việt Nam là >70% dân số. Chính vì vậy tỷ lệ dân số nước ta bị loét dạ dày tá tràng là bệnh phổ biến nhất và thường gặp nhất của nước ta. Vậy thì điều trị loét dạ dày-tá tràng như thế nào? Blog Dược giới thiệu với các bạn phác đồ điều trị loét dạ dày-tá tràng theo Phamarcotherapy 9th 1. Mục tiêu điều trị loét DD-TT do H.Pylori: Diệt H.P gây ra các vết loét Liền vết loét Ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng  2. Mục tiêu điều trị loét DD-TT do NSAID: Dừng hoặc chuyển sang chọn lọc COX-2 Liền vết loét càng nhanh càng tốt Ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng *Phác đồ điều trị diệt H.Pylori:  Chỉ sử dụng phác đồ diệt H.P có hiệu quả đã được chứng minh Dùng 10-14 ngày có tỉ lệ thành công cao hơn 7-10 ngày. Phácđồ: PPI + clarithromycin + amoxicillin hoặc metronidazol Amoxicillin nên sử dụng ưu tiên (ít kháng), metronidazol sử dụng thay thế(kháng nhiều, mệt mỏi..) nếu BN có dị ứng penicillin: - PPI (esomeprazol 40mg) x 2 lần/ngày - Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày. - Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày hoặc Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày  *Phác đồ điều trị thay thế nếu thất bại phác đồ đầu:  -PPI hoặc kháng H2 x 2 lần/ngày -Bismuthsubsalicylte/subcitrate 120mg x 4 lần/ngày -Metronidazole 250-500 mg x 4 lần/ngày -Tetracycline 500 mg x 4 lần/ngày Thời gian điều trị10-14 ngày, sau đó PPI hoặc kháng H2 thêm: 4-6 tuần Hoặc −PPI x 2 lần/ngày −Levofloxacin 250mg x 1 viên x 2 lần/ngày −Amoxicillin 500mg x 2 viên x 2 lần/ngày Thời gian điều trị 10 ngày, sau đó PPI thêm: 4-6 tuần   Sở đồ điều trị loét dạ dày tá tràng theo bộ môn dược lâm sàng trường Đại học Dược Hà Nội update 2014