Ung thư xương

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng bệnh khi xuất hiện khối u, khối mô bất thường hình thành trong xương. Ung thư xương bao gồm liên kết của 3 loại: tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào liên kết mô xương. Khối u ung thư xuong ác tính là khi phát triển mạnh và lây lan sang các bộ phận khác ở cơ thể.

Ung thư xương thường xảy ra ở xương chày, xương đùi, xương chánh tay, xương quay do ung thư nguyên phát hoặc bị di căn từ các bộ phận khác.

Bệnh ung thư xương thường gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi

Nguyên nhân ung thư xương

Bệnh ung thư xương thường gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi. Nguyên nhân ung thư xương được xác định là:

  • Ung thư xương nguyên phát: Nguyên nhân ung thư do yếu tố di truyền hoặc tiền sử bị phơi nhiễm phóng xạ.
  • Ung thư xương thứ phát: Nguyên nhân ung thư do khối u lan từ bộ phận khác của cơ thể sang xương, thường là do ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp.

Dấu hiệu nhận biết ung thư xương

Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng các bệnh lý khác: đau mỏi chân tay, mỏi xương, các chi yếu đi, tê nhức mơ hồ.

Khi khối u đã tiến triển lớn lên, người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Vị trí ung thư xương bị sưng to lên
  • Gãy xương không có lý do hoặc do tác động rất nhẹ
  • Đau nhức xương mà dùng thuốc giảm đau không đỡ
  • Giảm cân, mệt mỏi, sốt nhẹ không có nguyên nhân
  • Sờ thấy khối hạch cứng trong xương của các chi dài.

Chẩn đoán ung thư xương

  • Chụp X-quang: giúp xác định vị trí của khối u ung thư trong xương và các mô tổn thương.
  • Chụp cắt lớp CT, MRI: Đây là phương pháp chụp cắt lớp giúp cung cấp hình ảnh cụ thể vè kích thước khối u, tình trạng tổn thương của các mô xung quanh.
  • Scan xương bằng chất đồng vị: Phương pháp này giúp phát hiện ung thư xương trước khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển. Phương pháp sử dụng lượng chất phóng xạ nhẹ tiêm qua ven vào xương. Nếu vị trí xương hút nhiều chất phóng xạ hơn bình thường, máy scan sẽ báo hiệu điểm nóng và phát hiện bệnh.
  • Chọc mẫu sinh thiết: giúp xác định khối u ung thư lành tính hay ác tính qua mẫu sinh thiết chọc kim lấy từ khối u ở xương.
  • Sinh thiết mở: Phương pháp dùng dao mổ lấy một phần mẫu mô từ khối u, nếu khối u nhỏ có thể tiến hành cắt toàn bộ và bạn không cần điều trị nữa trong trường hợp u lành tính.

Cách điều trị bệnh ung thư xương

Tuỳ thuốc vào giai đoạn bệnh, tuổi tác, vị trí khối u mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ung thư xương bằng 3 phương pháp:

  • Hoá trị: Sử dụng hoá chất, thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ kích thước khối u hoặc tiêu diệt những khối u nhỏ còn sót lại sau phẫu thuật.
  • Xạ trị: Phương pháp dùng tia phóng xạ kiểm soát các tổn thương do khối u gây ra, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
  • Phẫu thuật: Mục đích là loại bỏ các khối u ung thư hoặc các mô bị ảnh hướng, thay thế phần xương đã bị hỏng và khôi phục cấu trúc xương.

Phương pháp điều trị ung thư xương

Phòng ngừa ung thư xương

Hiện nay chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu bệnh ung thư xương, nhưng nếu duy trì các lưu ý sau, bạn có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn:

  • Duy trì thói quen tập thể thao thường xuyên
  • Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể
  • Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, đồ uống có gas
  • Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ và các hoá chất độc hại
  • Tầm soát ung thư xương sớm nếu trong gia đình bạn có người mắc căn bệnh này.

Thuốc điều trị ung thư xương được chuyên gia khuyên dùng

Trong quá trình xạ trị, hoá trị ung thư xương, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng các loại thuốc Tây y đặc trị để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, thu nhỏ kích thước khối u. Sau điều trị, bệnh nhân được khuyến khích sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi giúp xương nhanh chóng phục hồi mật độ, hỗ trợ xương chắc khoẻ. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc điều trị ung thư xương được các chuyên gia y tế khuyên dùng sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ