Thoái hoá khớp xương hàm

Thoái hoá khớp xương hàm là gì?

  • Thoái hoá khớp xương hàm là bệnh lý do viêm khớp xương hàm phổ biến với các biểu hiện như đau tai, đau răng, chóng mặt, đau đầu, ảnh hướng tới thị giác. Do khớp xương hàm rất gần với hệ thần kinh trung ương nên bệnh thoái hoá khớp xương hàm gây ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thần kinh của người bệnh.

Nguyên nhân thoái hoá khớp xương hàm

Theo khảo sát của các chuyên gia, nữ giới có nguy cơ bị thoái hoá xương hàm cao hơn nam giới. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thoái hoá xương hàm là do yếu tố tuổi tác. Khi tuổi càng cao, sụn khớp bị bào mòn dần, răng rụng làm cấu trúc hàm thay đổi khiến trật khớp, tổn thương khớp, hình thành gai xương. Người cao tuổi vì vậy rất khó khăn vận động linh hoạt vùng miệng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tới khả năng bị thoái hoá khớp hàm, bao gồm:

Thoái hoá khớp xương hàm là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

  • Người bệnh từng bị chấn thương xương vùng mặt và xương hàm

  • Thói quen há miệng to đột ngột, do ngáp cũng tạo áp lực lớn lên khớp gây trật khớp xương, viêm khớp.

  • Người bệnh bị gãy răng, răng mọc lệch khiến cấu trúc hàm bị lệch theo.

Triệu chứng thoái hoá khớp xương hàm

  • Ảnh hướng tới hệ thần kinh: Bệnh nhân bị chóng mặt, nhức tai, đau đầu, đau răng, đau hai bên hàm, tăng nhãn áp, đau mắt.
  • Khi nhai và cắn thức ăn, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau khó chịu.
  • Khớp hàm không còn được linh hoạt, khi mở miệng và ngáp gặp khó khăn, khớp xương hàm phát ra tiếng lục cục.
  • Người bệnh thường bị cứng hàm vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Lâu ngày, khớp xương hàm bị biến dạng gây mất cân đối khuôn mặt, sưng đau khớp thái dương hàm.

Biến chứng của thoái hoá khớp xương hàm

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: Dính khớp, trật khớp, biến dạng khuân mặt.

Ở giai đoạn nặng, thoái hoá khớp hàm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn tiền đình, thái dương hàm nổi hạch, giảm lưu thông máu lên não, khớp hàm chèn dây thần kinh gây bại liệt, mờ mắt, giảm thính giác.

Cách điều trị thoái hoá khớp xương hàm

Phương pháp điều trị thoái hoá xương hàm tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc, bổ sung các loại thực phẩm chức năng để giảm đau và kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị cho bệnh nhân bằng vật lý trị liệu, massage, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường hiệu quả điều trị.

Nếu nguyên nhân gây bệnh do hàm bị biến dạng về cấu trúc thì các bác sĩ sẽ có thể can thiệp chỉnh khớp hàm bằng niềng răng, nhổ bỏ răng, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật xương, chỉnh hình để khớp xương hàm cân đối.

Phương pháp điều trị thoái hoá khớp xương hàm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Cách phòng ngừa thoái hoá khớp xương hàm

Để phòng tránh bệnh thoái hoá khớp xương hàm, bạn có thể lưu ý và thực hiện các phương pháp sau:

  • Không nên nhai bằng 1 bên hàm, hạn chế ăn những thức ăn khô và cứng. Bên cạnh đó, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cơ thể, tăng cường phục hồi các tổn thương sụn khớp.

  • Duy trì thói quen massage cơ hàm từ 5-10 phút mỗi ngày.

  • Tránh cử động xương hàm bất ngờ, quá to bằng cách ngáp, hét lớn, cố gắng mở to miệng, cắn chặt răng, chống cằm. Những thói quen này dễ làm trật khớp hàm và tổn thương hàm.

  • Duy trì khám sức khoẻ định kỳ tổng quát thường xuyên để phát hiện các triệu chứng bệnh sớm nhất. 

Thuốc điều trị thoái hoá khớp xương hàm chuyên gia khuyên dùng

Các thuốc điều trị thoái hoá khớp xương hàm hiện nay đều tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu cho người bệnh, tăng cường khả năng phục hồi của sụn khớp và mô khớp. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng bao gồm: thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng cho xương khớp. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm tăng cường chức năng xương khớp, thuốc điều trị thoái hoá khớp xương hàm, thuốc chữa thoái hoá khớp hàm hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ