Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng viêm nhiễm các cơ quan trong đường tiết niệu. Tình trạng nhiễm khuẩn chủ yếu do vi khuẩn gây ra, đôi khi do các tác nhân như virus, nấm. Vi khuẩn E.Coli là tác nhân chủ yếu gây bệnh.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là có thể xảy ra ở thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Trong đó, hầu hết bệnh nhiễm khuẩn đều liên quan đến đường tiết niệu dưới ở bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng bàng quang có thể gây ra những cơn đau đớn và có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đường tiểu lây đến thận hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu là:

  • Đặc điểm cấu tạo của hệ tiết niệu: Chiều dài niệu đạo ngắn hơn khiến vi khuẩn dễ di chuyển xâm nhập vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.

  • Dùng các biện pháp tránh thai: Phụ nữ sử dụng thuốc diệt tinh trùng hay màng chắn tránh thai có thể gây nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Hoạt động tình dục: Thường xuyên hoạt động tình dục phụ nữ có xu hướng bị nhiễm bệnh nhiều hơn những người ít hoạt động. Đồng thời, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Thời kỳ mãn kinh: Sự suy giảm estrogen cũng khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng do những thay đổi trong đường tiết niệu.

  • Đường tiết niệu bất thường bẩm sinh: Khiến cho nước tiểu không thoát ra ngoài như bình thường hoặc làm nước tiểu trào ngược lên niệu đạo gây tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Làm suy giảm hệ thống miễn dịch làm cho người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn hơn người khác.

  • Sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu: Làm giữ nước tiểu trong bàng quang, làm cho nhiễm trùng tiểu xuất hiện.

  • Sử dụng ống thông: Có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

  • Thủ thuật tiết niệu: Kiểm tra đường tiết niệu hay phẫu thuật tiết niệu, liên quan đến dụng cụ y tế cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Dấu hiệu của Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là:

  • Nóng rát khi đi tiểu

  • Tăng tính khẩn trương của việc đi tiểu

  • Tăng số lần đi tiểu mà không tiểu được nhiều

  • Nước tiểu có màu như nước trà đặc

  • Nước tiểu có máu

  • Nước tiểu đục

  • Đau vùng chậu ở phụ nữ

  • Nước tiểu nặng mùi

  • Đau trực tràng ở nam giới

  • Cảm giác ớn lạnh

  • Đau ở phần lưng trên và hai bên

  • Sốt

  • Buồn nôn

  • Nôn mửa

Dấu hiệu cụ thể theo giới tính như sau:

  • Nam giới: Các triệu chứng trên, ở nam giới và nữ giới không khác biệt. Nhưng với nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, nam giới đôi khi kèm theo đau trực tràng bên cạnh.

  • Nữ giới: Có thể bị đau vùng chậu,cùng các triệu chứng thông thường khác.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Biến chứng Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng tái phát.

  • Có thể gây nhiễm trùng thận cấp tính hay mạn tính làm cho thận bị tổn thương vĩnh viễn.

  • Có thể khiến Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.

  • Có nguy cơ sinh non ở Phụ nữ mang thai.

  • Nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong nếu bị viêm thận.

  • Viêm niệu đạo tái phát dẫn tới hẹp niệu đạo, đặc biệt là ở nam giới.

Chẩn đoán Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Trước khi đưa ra phương án điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm sau:

  • Phân tích mẫu nước tiểu.

  • Cấy nước tiểu.

  • Chụp chiếu hình ảnh của đường tiết niệu.

  • Nội soi bàng quang.

Điều trị Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Thuốc kháng sinh là lựa chọn đầu tiên cho điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Việc sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu của người bệnh. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng như sau:

  • Nhiễm trùng đơn giản: Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra…), Cephalexin (Keflex), Ceftriaxone, Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid), Fosfomycin (Monurol).

  • Nhiễm trùng thường xuyên: Dùng kháng sinh liều thấp, 6 tháng hoặc lâu hơn. Liệu pháp estrogen nếu bạn mãn kinh. Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến hoạt động tình dục thì dùng một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục.

  • Nhiễm trùng nặng: Với người nhiễm trùng nặng, cần điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh ở trên và cộng với việc tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ