Nấm móng

Nấm móng là bệnh gì?

Nấm móng là tình trạng móng xuất hiện các đốm trắng hoặc vàng do nhiễm khuẩn, lâu ngày gây thoái hoá móng, vỡ vụn móng và úa màu. Nấm móng thường xuất hiện ở móng tay hơn là móng chân. Với tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể không cần điều trị mà bệnh tự khỏi. Nếu nấm móng gây đau, móng dày sừng lên và tự thối móng, bạn mới cần can thiệp điều trị ngay.

Nguyên nhân gây nấm móng

Nguyên nhân chủ yếu gây nấm móng là do nhiễm khuẩn nấm, tiêu biểu là nấm dermatophyte và các loại nấm men, nấm mốc. Mọi người đều có thể bị nấm móng, thường gặp nhất là ở người cao tuổi do khi móng già đi, móng giòn và khô hơn, hệ miễn dịch suy yếu hơn khiến móng dễ nhiễm nấm. Tình trạng nấm móng cũng có thể lây lan từ móng này sang móng khác. Ngoài ra, nấm móng cũng có thể lây nhiễm từ người này qua người khác do dùng chung đồ tỉa mỏng, dùng chung khăn tắm và các vật dụng cá nhân.

Nguyên nhân chủ yếu gây nấm móng là do nhiễm khuẩn nấm

Dấu hiệu nhận biết nấm móng

  • Móng dày lên bất thường
  • Móng biến dạng, ố màu, chuyển sang vàng nhạt
  • Móng giòn, dễ gãy
  • Móng có mùi hôi
  • Các mảnh vụn tích tụ dưới móng tay tạo ra một màu tối

Với các trường hợp nghiệm trọng, bệnh nấm móng có thể gây ra các biến chứng gây nhiễm trùng lan sang ngoài mô bàn chân. Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu do bị tiểu đường, HIV hoặc do dùng thuốc. Nguy hiểm nhất là người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, giảm lưu thông máu đến bàn chân gây tê bì, yếu cơ.

Cách điều trị nấm móng

Ở giai đoạn nặng, nhiễm nấm móng có thể phải điều trị trong thời gian dài. Phương pháp điều trị nấm móng phổ biến là dùng thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi trực tiếp lên móng. Ngoài ra, thuốc chống nấm dạng uống có thể được sử dụng điều trị trong khoảng 6-12 tuần. Kết quả điều trị nấm móng bằng thuốc không thể nhìn thấy ngay mà chỉ nhận thấy khi móng mới mọc hoàn toàn. Do đó, quá trình điều trị loại bỏ vi khuẩn nấm có thể kéo dài vài tháng, hiệu quả điều trị bằng thuốc cũng thấp hơn ở những người cao tuổi.

Với một số trường hợp, bác sĩ cần can thiệp tiểu phẫu để loại bỏ móng hỏng đã bị nhiễm trùng hoặc loại bỏ móng vĩnh viễn nếu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Triệu chứng nấm móng ở tay

Cách phòng ngừa nấm móng

Nếu trong gia đình bạn có người bị nấm móng, bạn nên tránh tiếp xúc với vùng móng bị nấm của ngườu bệnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân, tránh đi chân trần trong nhà, hong khô bàn tay bàn chân sau khi tắm.

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa nấm móng với các lưu ý sau:

  • Giữ bàn tay bàn chân luôn khô ráo, hạn chế ngâm nước trong thời gian quá lâu.
  • Không dùng chung khăn với người khác, không lau chân tay khi khăn ướt.
  • Giặt quần áo, khăn tắm, khăn mặt thường xuyên để đảm bảo không tích tụ vi khuẩn
  • Thay tất mỗi ngày, lựa chọn tất có chất liệu thoáng mát vào mùa hè để hạn chế ra mồ hôi chân.
  • Cắt tỉa móng tay, móng chân thường xuyên, theo dõi hình thái và những bất thường ở móng. Không dùng chung dụng cụ tỉa móng với người khác.
  • Rửa sạch bàn tay, bàn chân sau khi tiếp xúc với hoá chất, xà phòng.
  • Hạn chế sơn móng tay, móng chân.

Thuốc điều trị nấm móng hiệu quả

Thuốc điều trị nấm móng chủ yếu là thuốc kháng nấm dạng uống và dạng bôi. Thuốc kháng nấm dạng uống thường có hiệu quả nhanh và triệt để hơn dạng bôi. Các loại thuốc kháng nấm phổ biến bao gồm hoạt chất terbinafine và itraconazole. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị nấm móng hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ