Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là gì?

Với chỉ số trung bình của huyết áp thường là 120/80 mmHg, tình trạng khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg được gọi là huyết áp thấp. Bệnh khiến cho các mạch bị co lại làm thể tích máu của người bệnh bị giảm xuống.

Huyết áp thấp được biểu đạt qua 2 chỉ số:

Bệnh huyết áp thấp

  • Chỉ số huyết áp tâm thu

  • Chỉ số thứ 2 là áp lực tâm trương.

Nguyên nhân huyết áp thấp

Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến huyết áp thấp đó là mắc các bệnh lý về tim mạnh, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bị rối loạn nội tiết tố hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

Những đối tượng dễ bị hạ huyết áp:

  • Phụ nữ mang thai. 

  • Người mắc bệnh nội tiết như suy tuyến giáp, bệnh tiểu đường. 

  • Do thuốc, một số loại thuốc gây hạ huyết áp như thuốc trị bệnh cao huyết áp, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. 

  • Do rối loạn nhịp tim. 

  • Kiệt sức vì nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng gây hạ huyết áp. 

  • Người mắc bệnh gan.

Biểu hiện huyết áp thấp

  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc khi vừa ngủ dậy.

  • Khi não làm việc căng thẳng và hoạt động thể lực nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. Mức độ và tính chất cơn đau ở mỗi người là khác nhau.

  • Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.

  • Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh.

  • Người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, nhất là vào buổi sáng.

  • Bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm.

Biến chứng huyết áp thấp

Nhiều người lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp cũng để lại những biến chứng nguy hiểm. Nguy hiểm nhất trong bệnh  huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch gây nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực. Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu. Để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%.

Cách điều trị huyết áp thấp

Mục tiêu điều trị huyết áp thấp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép. Biện pháp không dùng thuốc bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, bệnh huyết áp thấp còn có thể được kiểm soát tốt bằng các thuốc tăng huyết áp theo hướng dẫn.

Điều trị bệnh huyết áp thấp

Cách phòng ngừa huyết áp thấp

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có thể tăng lượng muối trong bữa ăn.

  • Không sử dụng quá nhiều bia, rượu hay những đồ uống có cồn khác,... Chỉ nên uống một lượng rượu vừa phải, trung bình 1 chén nhỏ mỗi ngày sẽ tốt cho hệ tim mạch của bạn.

  • Tăng cường uống nhiều nước để tránh mất nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.

  • Khi ngủ nên kê cao gối.

  • Tránh mang vật nặng quá sức của bản thân.

  • Tránh tiếp xúc quá lâu với nước nóng.

  • Không thay đổi tư thế quá đột ngột.

  • Hãy luôn mang theo một ít kẹo ngọt trong túi để phòng ngừa cho những tình trạng giảm huyết áp đột ngột.

Thuốc điều trị huyết áp thấp hiệu quả

Khi bạn đã thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống nhưng vẫn không kiểm soát được tình trạng huyết áp thấp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị hạ huyết áp. Những loại thuốc này sẽ hoạt động theo những cơ chế khác nhau để tăng huyết áp. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị huyết áp thấp sau đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ