Bệnh gout

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (bệnh gút) hay còn được gọi là thống phong là bệnh do triệu chứng chuyển hoá nhân purin ở thận: thận không đào thải hết được lượng axit uric trong máu nên axit uric hình thành tinh thể và bị đọng lại ở các khớp gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Theo số liệu của bộ Y tế, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh gout ở người trưởng thành là 1/200. Bệnh gout là bệnh mãn tính và hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, chỉ có thể can thiệp điều trị triệu chứng.

Nguyên nhân bệnh gout

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do chế độ ăn uống dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin bao gồm: các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng, thực phẩm chiên rán. Ngoài ra, các nguyên nhân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thống phong bao gồm:

  • Tăng cân quá mức, béo phì
  • Người lớn tuổi, nam giới
  • Người bị bệnh huyết áp, tiểu đường
  • Người bị suy giảm chức năng thận
  • Người có tiền sử mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch
  • Bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Người đang vị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp
  • Người đang sử dụng quá liều các thuốc lợi tiểu cũng khiến tinh thể axit uric hình thành mạnh mẽ.
  • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh gout thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người lớn tuổi, nam giới là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gout

Triệu chứng bệnh gout thường gặp

Bệnh gout phát triển theo 4 giai đoạn với các triệu chứng lành tình và có thể khổng chế bằng thuốc. Ở từng giai đoạn, triệu chứng nhận biết bệnh gout khác nhau:

  • Giai đoạn 1: ở giai doạn khởi phát, bệnh nhân chưa có nhiều dấu hiệu của bệnh rõ ràng nhưng nồng độ axit uric trong máu đã cao hơn bình thường. Đa số người bệnh giai đoạn này bị chẩn đoán sỏi thận và chưa có triệu chứng gì ở các khớp.
  • Giai đoạn 2: Người bệnh bắt đầu cảm nhận được các cơn đau ở khớp kèm theo sưng khớp, nóng đỏ nhưng các cơn đau không kéo dài. Bệnh nhân sẽ hết đau khi nghỉ ngơi.
  • Giai đoạn 3: Tinh thể axit uric bắt đầu hình thành các cục u ở ngón chân và các khớp khác khiến khớp bị biến dạng. Cơn đau nhức khớp cũng xuất hiện nhiều hơn và dai dẳng về đêm.
  • Giai đoạn 4: Các tinh thể axit uric xuất hiện nhiều hơn ở các khớp. Người bệnh có thể sờ thấy, nhìn thấy các khối u nổi dưới da.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Ở giai đoạn 1 và 2, bệnh gout có thể được kiểm soát và điều trị. Tuy nhiên ở giai đoạn 3 của bệnh, bệnh gout bắt đầu gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng khớp: Các khớp bàn tay, bàn chân, đầu gối xuất hiện các u cục tophi hình thành từ các tinh thể axit uric, khối u có hình tròn với đa dạng kích thước. Điều này khiến các khớp bị biến dạng, người bệnh bị cứng khớp và không thể cử động linh hoạt.
  • Tổn thương khớp: Bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc sụn và khớp xương, khiến vùng khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn và lan sang các vùng khớp khác trên cơ thể.
  • Sỏi thận: Tinh thể axit uric cũng bị lắng đọng nhiều trong thận khiến người bệnh bị suy thận và hình thành sỏi.

Cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Mục đích của việc điều trị bệnh gout và kiểm soát các cơn đau cấp tính và ngăn ngừa quá trình lắng động tinh thể axit uric ở các ổ khớp. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc Tây y để kiểm soát triệu chứng bệnh kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống hạn chế dung nạp axit uric.

Với các trường hợp bệnh gout ở giai đoạn 3 và 4, bệnh nhân được khuyên nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi. Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Cách điều trị bệnh gout phổ biến là dùng thuốc hoặc phẫu thuật

Cách phòng ngừa bệnh gout

Duy trì cân nặng hợp lý với thói quen ăn uống cần điều chỉnh như sau:

  • Tránh ăn nội tạng động vật nhất là gan, tránh ăn hải sản và các loại thịt đỏ
  • Ăn ít thực phẩm chứa chất béo bão hoà, sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau củ quả và các loại hạt
  • Thay thế đường hoá học bằng các loại đường tự nhiên
  • Uống nhiều nước, đảm bảo 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế dùng các đồ uống có cồn, nước uống có gas, nước ngọt.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì thói quen vận động hợp lý để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp. Đi khám tầm soát tổng quatr thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Thuốc điều trị bệnh gout được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc điều trị bệnh gout hiệu quả hiện nay là thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc bổ thận. Thuốc kháng viêm, giảm đau dùng trong điều trị giai đoạn cơn gout cấp. Thuốc bổ thận, làm giảm axit uric trong máu dùng để tránh tái phát cơn gout cấp cho bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo các thuốc điều trị bệnh gout được chuyên gia khuyên dùng sau đây: ColchicinaFebustadGoutan,...

GOUT AID

GOUT AID

10 đ
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ