Nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược cơ thể và cách xử lý

“Trẻ bị suy nhược” khi nhắc tới vấn đề này, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng trẻ không thể bị suy nhược, chỉ có người lớn mới bị suy nhược. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai, bởi suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần,… vậy nên việc trẻ bị suy nhược hoàn toàn có thể xảy ra.

Suy nhược cơ thể ở trẻ nhỏ là cụm từ diễn tả một trẻ ốm yếu; thường ta hay nói là trẻ suy dinh dưỡng hay trẻ còi cọc, trẻ suy kiệt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược đó là do thiếu một số dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh, hệ võng mạc, hệ tuần hoàn,... Cụ thể như sau:

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược

Trẻ bị suy nhược do rất nhiều nguyện nhân, có thể là do bệnh lý trong cơ thể, có thể do hoạt động quá sức, có thể do thiếu nghỉ ngơi, thiếu cung cấp năng lượng.

Khác với người lớn, ở trẻ em, suy nhược cơ thể được xác định bởi một số tác nhân như sau:

  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng: Ở trẻ em, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ở một số trẻ, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể trẻ không có đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Trẻ biếng ăn: Đối với các bé từ 2-4 tuổi thường có biểu hiện biếng ăn, thích uống sữa. Tuy nhiên, việc uống sữa không thể nào cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện. Nếu các mẹ không tìm ra phương pháp xử lý kịp thời giúp khắc phục thói xấu của trẻ thì nguy cơ trẻ mắc bệnh về suy nhược cơ thể là rất cao.
  • Do mắc các bệnh viêm nhiễm: Trẻ em sức đề kháng kém, thường dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, giun sán, bệnh trào ngược dạ dày. Khi mắc phải một trong những căn bệnh trên, trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn. Đối với các bậc cha mẹ thường chăm trẻ theo cảm tính, cứ trẻ bệnh là ra ngoài thuốc tây để mua thuốc về chữa trị. Khi dùng một số loại thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ, chúng không chỉ có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh mà còn có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Đối với người lớn, áp lực có thể là công việc, cuộc sống gia đình, xã hội... là nguyên nhân gây stress và suy nhược. Còn đối với trẻ em ở độ tuổi từ 3 tuổi trở lên, trẻ đã nhận thức sớm thì chính mâu thuẫn giữa bố mẹ với nhau hoặc trẻ thường hay bị la mắng, khi đi học bị thầy cô, bạn bè triêu chọc, bạo lực..., trẻ sẽ có cảm giác buồn tủi, sợ sệt, lo lắng... lâu ngày chính những vấn đề này sẽ tác động rất nhiều đến sức khỏe của trẻ làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như thể chất của trẻ.

Cần làm gì khi trẻ bị suy nhược?

Vậy khi trẻ bị suy nhược, phụ huynh cần phải làm sao mới đúng? Phụ huynh cần xem xét tình trạng sức khỏe của bé:

  • Đối với trẻ biếng ăn, ăn kém, cần tới chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn.
  • Nếu bé mắc một bệnh lý cấp tính như viêm phổi, tiêu chảy cấp hay bệnh lý mạn tính như suyễn không được kiểm soát tốt, sốt kéo dài, lao phổi, bệnh lý về máu, bệnh tim bẩm sinh..., cần được điều trị dứt điểm.
  • Khi trẻ mệt mỏi, ăn kém kèm theo triệu chứng hô hấp hay tiêu hóa thì nhất định phải được thăm khám kỹ lưỡng để phát hiện bệnh lý kịp thời.
  • Trẻ nhỏ khác với người lớn chúng ta, người lớn chúng ta khi bị bệnh vẫn có thể hoạt động, làm việc bình thường do chưa phát hiện ra hoặc do ý thức cố lướt qua bệnh tật. Nhưng, ở trẻ nhỏ, mọi sự thay đổi trong cơ thể thường được biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ khi trẻ muốn mọc răng, biết lật biết lẫy, hay sắp bị bệnh, trẻ thường sốt nhẹ hay bỏ ăn,... Do đó, vấn đề theo dõi định kỳ trẻ nhỏ là rất quan trọng. Không phải để khi bé bệnh mới đi khám. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khám ít nhất 1 lần mỗi tháng, trẻ 2 tuổi khám 2 tháng/lần, trẻ 3 tuổi khám 3 tháng/lần..., trẻ trên 6 tuổi thì nửa năm khám 1 lần.

Trẻ khỏe mạnh là trẻ ăn ngủ bình thường, lên cân tốt, phát triển thể chất vận động tốt, phát triển ngôn ngữ và lời nói tốt. Do đó, mỗi trẻ em đều phải được theo dõi trên biểu đồ cân nặng và chiều cao, nếu trẻ ăn ít nhưng hoạt động tốt, phát triển ngôn ngữ vận động tốt thì không có gì phải lo lắng. Ngược lại, trẻ phát triển quá tốt về cân nặng và chiều cao nhưng lại chậm về vận động cũng như tiếp xúc khó khăn thì phải được theo dõi sát và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Khi khám định kỳ, bác sĩ nhi khoa sẽ tư vấn về dinh dưỡng, tiêm phòng ngừa và theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ