Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Đôi khi viêm tai ngoài có liên quan tới tình trạng dị ứng hoặc do các chất kích ứng khác.

Có 3 loại viêm tai ngoài phổ biến là:

  • Viêm tai ngoài cấp tính: Thường kéo dài dưới 3 tháng và thời gian phổ biến là khoảng 1 tuần.
  • Viêm tai ngoài tái phát: Gây nên các triệu chứng viêm tai cấp tinh, lặp đi lặp lại và mỗi lần kéo dài dưới 3 tháng.

  • Viêm tai ngoài mạn tính: Được chẩn đoán nếu tình trạng viêm tai ngoài kéo dài trên 3 tháng. Một số trường hợp có thể đến 1 năm nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Viêm tai ngoài

Nguyên nhân Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài gây ra do nhiễm trùng hay một số tình trạng dị ứng và viêm da. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai ngoài là:

  • Bơi nội, nhất là những nơi không hợp vệ sinh.

  • Tai bị tổn thương do sử dụng tai nghe không đúng cách, sử dụng tăm bông không đúng cách, gãi quá nhiều.

  • Ra mồ hôi tai, môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn và nấm phát triển.

  • Tình trạng dị ứng, viêm da, viêm da tiết bã, chằm, vảy nến, mụn trứng cá,...

  • Ráy tai quá nhiều thu hút vi khuẩn và gây nhiễm trùng.

  • Viêm tai giữa, gây ra chất dịch thừa và kẹt lại trong ống tai dẫn tới viêm tai ngoài.

  • Suy yếu hệ thống miễn dịch như HIV, tiểu đường, các bệnh tự miễn khác.

Dấu hiệu, triệu chứng Viêm tai ngoài

Các dấu hiệu của viêm tai ngoài là:

  • Tai bị đau nhẹ hoặc nghiêm trọng.

  • Tai có cảm giác đầy hay áp lực trong tai.

  • Có thể bị ảnh hưởng một phần thính giác.

  • Nghe tháy tiếng trống trong tai hoặc ù tai.

  • Chảy mủ, nước, dịch ở tai và có mùi hôi.

  • Xung quanh tai bị kích thích hoặc ngứa.

  • Sưng các tuyến ở cổ.

  • Da xung quanh tai bị bong tróc hoặc xuất hiện vảy.

  • Sốt, nhưng trường hợp này ít xảy ra.

Thông thường viêm tai ngoài chỉ bị một bên tai, chỉ một số ít trường hợp cả hai tai cùng bị. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân. Nếu bạn bị viêm tai hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Biến chứng Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây nên các biến chứng như:

  • Áp xe: Có thể gây đau và lây sang các bộ phận khác. Áp xe có thể tự khỏi, người bệnh cũng có thể tới bệnh viện để được hút mủ ra bên ngoài.

  • Thu hẹp ống tai: Khiến cho da dày và khô, tích tụ trong tai dẫn đến ống tai bị hẹp. Nếu trường hợp này xảy ra, sẽ khiến người bệnh bị mất thính giác tạm thời hoặc điếc nhưng trường hợp này hiếm xảy ra.

  • Thủng màng nhĩ hoặc viêm màng nhĩ: Thường xảy ra với tình trạng viêm tai ngoài mạn tính. Do nhiễm trùng lan đến màng nhĩ, dịch bị tích tụ trong tai gây thủng hoặc vỡ màng nhĩ.

  • Viêm mô tế bào: Khiến da bị tổn thương. Từ bề mặt da, vi khuẩn di chuyển sâu vào bên trong biểu bì da gây đau, đỏ hoặc mềm vùng da bị ảnh hưởng.

  • Viêm tai ngoài ác tính: Là biến chứng nghiêm trọng nhưng ít khi gặp phải

Viêm tai ngoài

Phòng tránh Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài thường hiếm gặp hơn viêm tai giữa, nhưng nó lại gây ra một số biến chứng và ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Do đó việc điều trị đúng phương pháp và kịp thời là rất quan trọng. Nếu không muốn bị viêm tai ngoài thì bạn nên phòng tránh trước khi nó kịp xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh viêm tai ngoài:

  • Không cố gắng làm sạch sâu ở bên trong ống tai. Trong tai có cơ chế tự làm sạch, vì vậy bạn không nên cố gắng chọc hay ngoáy vào sâu bên trong ống tai.

  • Bơi ở vùng có nước sạch, hãy sử dụng nút tai khi bơi.

  • Giữ tai luôn khô ráo, nhất là sau khi tắm hoặc bơi.

  • Sử dụng thuốc nhỏ tai.

Điều trị Viêm tai ngoài

Việc điều trị bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Một số cách điều trị bệnh viêm tai ngoài là:

  • Giảm đau: Nếu bị nhẹ bác sĩ sẽ đề nghị bạn tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc nhỏ tai, thuốc xịt không kê đơn.

  • Sử dụng thuốc nho tai: Thuốc kháng sinh giúp chống lại nhiễm trùng, thuốc nhỏ Steroid giúp kiểm soát tình trạng viêm.

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Chỉ sử dụng cho trường hợp nặng hoặc nhiễm trùng co nguy cơ lan ra ngoài ống tai.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ