Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào bình thường của dạ dày phát triển một cách bất thường mất kiểm soát, đột biến và xâm lấn các mô ở gần hay xa qua hệ thống bạch huyết. Bệnh ung thư dạ dày khi tiến triển nặng, có thể gây ra tử vong.

Ung thư dạ dày là một trong số những căn bệnh ác tính dễ di căn, phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư dạ dày nếu không tầm soát sớm sẽ không phát hiện ra bệnh được. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bất kỳ bộ phận nào trong dạ dày và phổ biến nhất là phần thân dạ dày và nơi giao nhau giữa dạ dày – thực quản.

Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra các ca tử vong cao thứ 3 do ung thư ở nam và nữ trên toàn thế giới. Ung thư dạ dày là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao nhưng lại rất khó chẩn đoán vì thông thường bệnh không có biểu hiện hay các triệu chứng ở giai đoạn sớm.

Ung thư dạ dày

Nguyên nhân Ung thư dạ dày

Các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày là:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori

  • Polyp dạ dày

  • Bệnh viêm loét dạ dày tái phát, hoặc có tiền căn phẫu thuật về các bệnh lành tính ở dạ dày.

  • Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn ở phụ nữ.

  • Người từ 50 tuổi trở lên.

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia.

  • Béo phì.

  • Chế độ ăn uống chứa nhiều chất bảo quản, ăn thức ăn nướng hay xông khói/ngâm muối, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn lên men, thịt hun khói, ăn ít rau củ quả.

  • Người gốc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản), Belarus hoặc Nam Mỹ: Có thể liên quan tới thói quen ăn uống.

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày và các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa khác.

Dấu hiệu của Ung thư dạ dày

Nhìn chung thì các dấu hiệu của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không đặc hiệu (bởi vì các dấu hiệu này có thể xuất hiện ở các bệnh lý lành tính của dạ dày). Các dấu hiệu ung thư dạ dày là:

  • Giai đoạn đầu: Được phân chia làm 2 nhóm chính là:

  • Rối loạn tiêu hóa:  ợ chua, khó nuốt; Ợ hơi, ợ nóng; Cảm giác buồn nôn và nôn.

  • Cảm giác đau: Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no; Đau âm ỉ không theo chu kỳ.

  • Do tính chất của bệnh không đặc hiệu và khá mơ hồ, nên triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, vậy người bệnh thường hay chủ quan không kiểm tra bệnh sớm. Đây là lý do bệnh ung thư dạ dày được phát hiện muộn, khi đã chuyển sang giai đoạn tiến triển hoặc di căn.

  • Giai đoạn tiến triển: Được chia thành các nhóm sau:

  • Cảm giác đau: Đau dữ dội sau khi ăn; Đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no; Đau khi đói;

  • Rối loạn tiêu hóa: Ợ chua thường xuyên; Buồn nôn và ói mửa; Ăn ít cũng thấy no; Chán ăn; Đầy hơi liên tục;.

  • Chảy máu tại chỗ tổn thương của ung thư của dạ dày: Phân lẫn máu hay phân màu đen; Da vàng;  Thiếu máu.

  • Rối loạn dinh dưỡng do kém hoặc không hấp thu: Mệt mỏi tới mức giảm khả năng lao động; Hoa mắt, chóng mặt; Sụt cân đột ngột và không rõ lý do.

Các giai đoạn Ung thư dạ dày

Các giai đoạn ung thư dạ dày là:

  • Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới xuất hiện tại lớp niêm mạc dạ dày.

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư gây tổn thương tại lớp thứ 2.

  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.

  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư phát triển vào hạch bạch huyết, các cơ quan khác.

  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối các tế bào ung thư đã di căn ra khắp cơ thể và gây nguy cơ tử vong cao.

Ung thư dạ dày

Chẩn đoán Ung thư dạ dày

Biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày được áp dụng tại bệnh viện là:

  • Nội soi dạ dày.

  • Sinh thiết dạ dày.

  • Xét nghiệm máu.

  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương, Chụp X-quang dạ dày.

Điều trị Ung thư dạ dày

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày là:

  • Phẫu thuật.

  • Xạ trị

  • Hóa trị (điều trị hóa chất)

  • Liệu pháp nhắm trúng đích

  • Chăm sóc và điều trị giảm nhẹ

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ