Thiếu máu não
Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu não là lượng máu cung cấp lên não không đủ, dẫn tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy bị giảm, làm ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
Hiện nay căn bệnh này đang được trẻ hóa, do cuộc sống nhiều áp lực và căng thẳng. Căn bệnh này nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời khiến cho việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.
Thiếu máu não là lượng máu cung cấp lên não không đủ
Nguyên nhân Thiếu máu não
Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu máu não là:
-
Nguyên nhân tiềm ẩn: do xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, co mạch máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh béo phì, rối loạn mỡ máu và bệnh liên quan tới tim mạch.
-
Nguyên nhân từ thói quen sống: Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, lười vận động thể lực, ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo và nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, khi ngủ hay gối cao đầu.
-
Cac nguyên nhân khác như: Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não càng lớn, nam giới thường bị bệnh thiếu máu não nhiều hơn nữ giới.
Dấu hiệu, triệu chứng của Thiếu máu não
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu não là:
-
Đau đầu: Đau tại một vùng hoặc lan cả đầu, có khi xuống cả bả vai, cổ và gáy.
-
Chóng mặt, hoa mắt: Xảy ra khi bệnh nhân đứng dậy sau khi ngồi lâu, sáng ngủ dậy, đổi tư thế đột ngột, gây mất thăng bằng.
-
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, người hay uể oải do ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ.
-
Rối loạn vận động và cảm giác như nhức mỏi, tê bì chân tay, vận động yếu.
-
Giảm trí nhớ, đãng trí, khó tập trung, quen ghi nhớ, hay quên đồ, không tập trung được khi làm việc trí óc.
-
Ù tai và bị giảm khả năng nghe.
Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Bệnh thiếu máu não nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Nếu máu không lưu thông lên não kịp thời trong vòng 10s sẽ dẫn tới sự ngưng trệ các mô não, lâu hơn 4 phút sẽ khiến tế bào não bị chết dần mà không thể phục hồi. Các biến chứng và biểu hiện sẽ khác nhau do mức độ thiếu máu.
-
Thiếu máu não có thể dẫn tới trạng thái stress kéo dài, trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập và hiệu suất công việc.
-
Nếu tình trạng thiếu máu não xảy ra đột ngột khi bạn đang làm việc dưới sông hồ, trên cao hay lái xe sẽ rất nguy hiểm.
-
Đặc biệt bệnh thiếu máu não còn có thể gây ra đột quỵ và có thể đột tử ngay hoặc di chứng nặng nề như liệt toàn thân sau tai biến, mất trí nhớ, mất giọng nói...
Thiếu máu não cần được điều trị sớm
Phòng tránh Thiếu máu não
Một số cách phòng tránh bệnh thiếu máu não là:
-
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học giàu dinh dưỡng.
-
Tập luyện thể dục thường xuyên.
-
Bổ sung các chất tạo máu như vitamin C, vitamin B12, sắt, chất đạm, folat, magie.
-
Bổ sung thực phẩm có chứa omega 3 như cá tuyết, cá hồi, cá mòi, cá trích và tảo biển...
-
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
-
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và sàng lọc bệnh lý sớm.
-
Bổ sung thực phẩm giàu nitrate như rau chân vịt, rau diếp...
-
Bổ sung thực phẩm chứa polyphenols như ca cao, trà, đậu, hạt...
-
Tránh làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý.
-
Hạn chế ăn thức ăn nhanh, mỡ động vật, thức uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn.
Điều trị Thiếu máu não
Trước khi đưa ra phương pháp điều trị bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm để biết tình trạng của bệnh, rồi đưa ra mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Một số phương pháp điều trị bệnh thiếu máu não là:
-
Vật lý trị liệu như: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, xông hơi.
-
Thay đổi cách sinh hoạt, chế độ sống: Ăn uống đầy đủ vitamin, khoáng chất. Từ bỏ thói quen xấu, duy trì cơ thể cân đối, hạn chế thừa cân, béo phì, tập thể dục đều đặn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
-
Sử dụng các loại thuốc giúp hỗ trợ và điều trị bệnh như: thuốc làm giảm triệu chứng và cải thiện tuần hoàn máu não (Cere Extra, Tuần hoàn máu não Nano Ginkgo,...), thuốc bổ sung dưỡng chất cho máu, thuốc điều trị thiếu máu não (Halozam, Cerevit Fort, Vintolin,...).