Thoái hoá khớp vai

Thoái hoá khớp vai là gì?

Thoái hoá khớp vai là bệnh thoái hoá xương khớp do sự tổn thương của sụn, dây chằng, màng hoạt dịch và bề mặt xương gây nên viêm khớp và đau, người bệnh khó cử động vai linh hoạt. Không chỉ người già mới có nguy cơ mắc thoái hoá khớp vai mà những người trẻ tuổi cũng mắc phải căn bệnh này.

Nguyên nhân thoái hoá khớp vai

Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến thoái hoá khớp vai, bao gồm:

  • Công việc lao động chân tay thường xuyên phải mang vác nặng, sử dụng lực cánh tay nhiều.
  • Vùng xương vai từng bị chấn thương do tai nạn, do vận động hoặc chơi thể thao khiến khớp xương không còn linh hoạt và yếu hơn.
  • Thói quen ngồi không đúng tư thế, hay xoáy vặn bả vai.
  • Tuổi tác: Người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp vai cao hơn người trẻ.
  • Di truyền: Nếu người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh thoái hoá khớp sớm thì khả năng di truyền bệnh đến thế hệ sau cao hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, ăn uống không khoa học.

Triệu chứng thoái hoá khớp vai

  • Khớp vai đau nhức, đau âm ỉ ở hai bả vai và có thể lan sang vùng ức, cổ.
  • Khớp vai bị sưng lên bất thường không có nguyên nhân.
  • Khớp vai bị cứng, khó cử động, không thể xoay bả vai hay nhấc cánh tay.
  • Bệnh nhân gặp khó khăn khi cúi người, xoay người, cử động tay, lực cánh tay yếu.
  • Khi cử động vai phát ra tiếng lạo xạo, lục cục do các khớp xương cọ xát vào nhau.

Thoái hoá khớp vai khiến khớp bị sưng, cứng khớp và đau nhức vai

Biến chứng thoái hoá khớp vai

  • Nhiễm khuẩn xương ở vùng vai gáy
  • Biến dạng các khớp do cơ bắp bị chèn ép và teo cơ, mỏm vai có thể bị nhô lên cao.
  • Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị bại liệt cánh tay do viêm khớp đã biến chứng sang vùng vai gáy.
  • Nếu tình trạng viêm khớp, thoái hoá không được điều trị, bệnh nhân có thể bị ung thư xương và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ.

Cách điều trị thoái hoá khớp vai

Với nền phát triển của y học ngày nay, thoái hoá khớp vai có thể điều trị bằng nhiều phương pháp. Bệnh nhân có thể tự điều trị thoái hoá khớp vai tại nhà bằng thuốc Tây y (thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc hỗ trợ xương khớp), sử dụng các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thiên nhiên. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn và khó kiểm soát, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, phẫu thuật khớp vai bằng nội soi. Bên cạnh đó, một số bài thuốc dân gian chữa thoái hoá khớp vai cũng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh giai đoạn đầu. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Phát hiện bệnh càng sớm, thời gian điều trị thoái hoá khớp vai càng được rút ngắn và mang lại hiệu quả cao

Cách phòng ngừa thoái hoá khớp vai

Để phòng tránh bệnh thoái hoá khớp vai, quan trọng nhất là bệnh nhân cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý để nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường vùng khớp vai, đừng chủ quan mà hãy tới các trung tâm y tế khám sức khoẻ để phát hiện bệnh kịp thời. Thoái hoá khớp vai phát hiện càng sớm thì thời gian điều trị càng được rút ngắn và tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc điều trị thoái hoá khớp háng chuyên gia khuyên dùng

Trong thời gian đầu điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà để kiểm soát cơn đau và sưng khớp. Những loại thuốc thường được dùng là: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ và một số loại thực phẩm chức năng tăng cường tái tạo sụn khớp. Bệnh nhân có thể tham khảo các thuốc điều trị thoái hoá khớp vai hiệu quả nhất được chuyên gia khuyên dùng sau đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ