Thoái hoá khớp gối

Thoái hoá khớp gối là gì?

  • Thoái hoá khớp gối là tình trạng sụn khớp và mô xương khớp bị thoái hoá, bào mòn nên cọ xát vào nhâu hình thành các gai xương chèn vào dây thần kinh gây đau và cứng khớp. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc thoái hoá khớp gối càng cao. Mắc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh thoái hoá khớp gối để lại nhiều biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động của người bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

  • Do tuổi tác: Thoái hoá khớp thường xảy ra ở người cao tuổi do sụn khớp bị bào mòn dần, quá trình tái tạo tế bào mới và dịch khớp cũng hạn chế. Do đó, người cao tuổi thường bị đau nhức xương khớp, hạn chế vận động, vận động không còn linh hoạt.
  • Do công việc: Những người thường làm việc nặng, mang vác nặng khiến khớp gối chịu nhiều sức ép trong thời gian dài, đẩy nhanh quá trình thoái hoá khớp và tổn thương khớp.
  • Do chấn thương: Khi khớp gối bị chấn thương, biến dạng khiến lớp sụn khớp, dịch khớp cũng bị ảnh hưởng và khả năng phục hồi cũng kém hơn.
  • Béo phì: Cân nặng cũng là nguyên do tạo áp lực nhiều hơn lên các khớp xương, khiến khớp nhanh thoái hoá hơn, dễ tổn thương hơn. Một số người bị béo phì có thói quen đi bộ để giảm cân, nhưng thực tế thói quen này càng khiến tình trạng thoái hoá khớp và tổn thương khớp thêm trầm trọng.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn từng có người bị các bệnh về xương khớp, khả năng bị thoái hoá khớp gối của bạn cũng cao hơn.
  • Do lạm dụng thuốc: Nếu bạn dùng thuốc giảm đau, thuốc corticoid trong thời gian dài có thể làm tình trạng thoái hoá khớp nặng hơn.
  • Do nội tiết: Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, người bị loãng xương do nội biết có nguy cơ mắc thoái hoá khớp gối cao hơn do nội tiết tố suy giảm đáng kể gây nên nhiều vấn đề cho xương khớp.

Thoái hoá khớp gối gây ra cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn tới khả năng di chuyển

Biểu hiện bệnh thoái hoá khớp gối

  • Đau nhức khớp: Đây là biểu hiện tiêu biểu của các bệnh xương khớp thường gặp. Bệnh nhân thường bị đau âm ỉ tại khớp gối, cơn đau dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc di chuyển. Khi co duỗi chân, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.
  • Sưng tấy khớp gối: Khớp bị sưng, đỏ, nóng, người bệnh khó co duỗi để vận động. Một số trường hợp bệnh nhân bị sưng kèm viêm khớp gối khiến khớp gối tụ dịch, biến dạng.
  • Cứng khớp gối: Khi ngủ dậy, người bệnh thoái hoá khớp gối rất khó khăn để co duỗi chân vì triệu chứng cứng khớp đầu gối. Phải đợi 10-20 phút thư giãn và cử động nhẹ thì chân mới có thể co duỗi được bình thường.
  • Teo khớp, biến dạng khớp: Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh khi khớp đã bị biến dạng, teo cơ khớp. Người bệnh cần tới ngay bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Chẩn đoán thoái hoá khớp gối

  • Dựa vào các dấu hiệu bất thường ở khớp gối và tình trạng cứng khớp kéo dài dưới 30 phút, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các phương pháp sau để chẩn đoán thoái hoá khớp gối:
    • Siêu âm khớp: Đánh giá tình trạng gai xương, dịch khớp, độ dày sụn khớp, phát hiện các mảng sụn bị thoái hoá trong ổ khớp.
    • Chụp x-quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp giúp quan sát hình ảnh của khớp trong không gian ba chiều để phát hiện các tổn thương dây chằng, màng hoạt dịch và sụn khớp.

Cách điều trị thoái hoá khớp gối 

  • Với tình trạng thoái hoá khớp gối ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được chỉ định điều trị nội khoa bằng các biện pháp vật lý trị liệu, nhiệt trị liệu, dùng thuốc điều trị triệu chứng và kết hợp chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học.
  • Với những trường hợp đã bị hạn chế chức năng nhiều, can thiệp điều trị nội khoa không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp:
    • Điều trị nội soi khớp: Áp dụng với bệnh nhân thoái hoá khớp tién triển, bệnh nhân lớn tuổi, không có điều kiện thay khớp do khớp đã bị bào mòn nhiều.
    • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Bệnh nhân có thể phẫu thuật thay khớp một phần hoặc toàn phần.
    • Đục xương chỉnh trục khớp: Phương pháp sử dụng cho những bệnh nhân bị lệch trực khớp gối, giúp cải thiện các biến dạng khớp và điểm tỳ của khớp.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về tình trạng bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối

Cách phòng ngừa thoái hoá khớp gối

  • Dưới đây là những lưu ý của chuyên gia giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp gối và giảm tình trạng bệnh tái phát:
    • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, không nên để cơ thể béo phì.
    • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực giúp máu huyết lưu thông, tăng cường tái tạo sụn khớp.
    • Giữ tư thế người luôn thẳng khi đi lại: Ở tư thế đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt tối đa, giúp giảm tải lực ép lên các khớp tối thiểu.
    • Lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc trong một tư thế kéo dài, mang vác nặng thường xuyên để hạn chế tổn thương khớp.
    • Không nên chủ quan khi bạn cảm nhận được những cơn đau nhức khớp ở khớp gối.

Thuốc điều trị thoái hoá khớp gối được chuyên gia khuyên dùng

Với những trường hợp bệnh nhân thoái hoá khớp gối ở mức độ nhẹ đến vừa và chưa xảy ra biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị tình trạng đau nhức, sưng tấy, kháng viêm và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm. Bệnh nhân có thể dễ dàng tự sử dụng thuốc để điều trị tại nhà.

Tham khảo các thuốc điều trị thoái hoá khớp gối hiệu quả đang được các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng dưới đây nhé !

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ