Thoái hoá khớp cổ chân

Thoái hoá khớp cổ chân là gì?

Thoái hoá khớp cổ chân là bệnh lý do sụn khớp cổ chân bị tổn thương, bào mòn gây tăng tiếp xúc vùng xương cổ chân, dẫn đến viêm khớp, gai xương khớp và thoái hoá. Bệnh thường xảy ra ở nhiều độ tuổi và nhiều đối tượng, nhưng chủ yếu vẫn là người ở độ tuổi trung niên. Người mắc thoái hoá khớp cổ chân thường bị đau nhức, sưng khớp, khó đi lại.

Nguyên nhân thoái hoá khớp cổ chân 

  • Người trung niên, người cao tuổi có tỷ lệ mắc thoái hoá cổ chân cao hơn do ảnh hưởng của tuổi tác gây thoái hoá khớp.
  • Người đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm khớp, thoái hoá sụn khớp có khả năng cao mắc thoái hoá khớp cổ chân.
  • Cổ chân từng bị chấn thương do lao động, thể thao
  • Người thừa cân, béo phì gây áp lực nhiều hơn tới các khớp, đặc biệt là khớp cổ chân.

Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hoá khớp cổ chân

Triệu chứng thoái hoá khớp cổ chân 

Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị đau nhức vùng cổ chân. Các cơn đau thường âm ỉ, không kéo dài và có thể lan sang cả vùng cẳng chân, bàn chân. Tuỳ vào mức độ viêm và thoái hoá khớp, tình trạng đau nhức sẽ khác nhau. Do đó ở giai đoạn đầu, bệnh rất khó để nhận biết vì chỉ cần nghỉ ngơi, cơn đau nhức sẽ giảm dần.

Nhưng ở giai đoạn sau, cơn đau nhức sẽ kéo dài và dữ dội hơn. Người bệnh có thể bị sưng đỏ khớp cổ chân, khó cử động, cứng khớp vào buổi sáng. Càng cố gắng vận động thì cơn đau khớp càng dữ dội, cử động khớp có tiếng răng rắc.

Biến chứng của thoái hoá khớp cổ chân 

  • Cơn đau nhức kéo dài khó chịu: Khi khớp cổ chân bị thoái hoá, khớp xơ cứng, gai xương hình thành gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho bệnh nhân, gai xương chèn ép dây thần kinh khiến cơn đau có thể lan sang cả chân.
  • Nguy cơ bị tàn phế chi dưới do teo cơ, biến dạng khớp, lâu ngày khiến bệnh nhân bại liệt, mất dần khả năng vận động.
  • Các biến chứng khác: Khớp bị biến dạng, vẹo cổ chân, di chuyển với dáng đi bất thường, gây tổn thương các phần mô mềm xung quanh khớp.

Biểu hiện của bệnh thoái hoá khớp cổ chân

Cách điều trị thoái hoá khớp cổ chân 

Nguyên tắc điều trị thoái hoá khớp cổ chân cần kết hợp giữa nhiều phương pháp. Với điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh, kèm theo xoa bóp, châm cứu, can thiệp vật lý trị liệu để tăng cường khả năng linh hoạt cho xương khớp. 

Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được khuyên thực hiện phẫu thuật điều trị ngoại khoa bằng phương pháp nội soi khớp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng không thể điều trị bệnh triệt để và để lại nhiều biến chứng cho người bệnh.

Cách phòng ngừa thoái hoá khớp cổ chân 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sưng đau khi bị thoái hóa cổ chân. Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị an toàn, người bệnh thoái hóa cổ chân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường chức năng xương khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì vận động nhẹ nhàng và các bài tập hợp lý với bệnh tình do các chuyên gia hướng dẫn để phục hồi khớp cổ chân. Khi phát hiện các dấu hiệu thoái hoá khớp cổ chân, người bệnh không nên chủ quan mà nên đi thăm khám, kiểm tra kịp thời. Điều trị bệnh càng sớm thì hiệu quả càng nhanh chóng và phòng ngừa được các biến chứng về sau.

Thuốc điều trị thoái hoá khớp cổ chân chuyên gia khuyên dùng

Các thuốc điều trị thoái hoá khớp cổ chân hiện nay đều tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu cho người bệnh, tăng cường khả năng phục hồi của sụn khớp và mô khớp. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm tăng cường chức năng xương khớp, thuốc điều trị thoái hoá khớp chân, thuốc chữa thoái hoá khớp hiệu quả sau đây:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ