Tật khúc xạ

Tật khúc xạ là gì?

Tật khúc xạ là tình trạng nói chung về các tật ở mắt như viễn thị, loạn thị và cận thị. Trong đó cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất. Tật khúc xạ là hiện tượng rối loạn ở mắt, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và phần lớn thường gặp ở trẻ em. Đây là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới việc học tập, sinh hoạt và các hoạt động thường ngày của trẻ em.

Khi mắt bị tật khúc xạ là mắt có bệnh lý ở thành phần cảm quang làm cho ánh sáng khi đi vào mắt không tạo thành tiêu điểm rõ nét ở võng mạc, như vậy khi mắt bị tật khúc xạ nhìn mọi thứ sẽ bị nhòe, mờ và không rõ nét. Tật khúc xạ khiến mắt không thể tập chung nhìn rõ được các hình ảnh bên ngoài. Hệ quả của bệnh này khiến thị lực bị suy yếu và tầm nhìn bị mờ.

Tật khúc xạ

Nguyên nhân Tật khúc xạ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tật khúc xạ như:

  • Di truyền.

  • Do ánh sáng không đầy đủ.

  • Tư thế: Do thói quen ngồi học không đúng, cúi đầu quá gần sách vở.

  • Do giờ học và chương trình học dày đặc, không có thời gian cho mắt nghỉ ngơi.

  • Mắt nhìn quá nhiều vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,...

  • Các bậc làm cha mẹ chưa chú trọng tới những tái hại trên và không có thái độ đúng đắn về những vấn đề trên.

Các biểu hiện của tật khúc xạ là: Mắt thường không nhìn rõ các đồ vật ở xa, hay nhầm lẫn chữ viết, xem tivi thường nheo mắt hoạc phải tới gần mới xem được rõ. Khi mắt có những biểu hiện đó bạn nên đi khám bác sĩ sớm, để được kiểm tra thị lực xem mắt bạn có gì bất thường hay không.

Dấu hiệu, triệu chứng Tật khúc xạ

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của tật khúc xạ là:

  • Mờ mắt.

  • Nhìn đôi.

  • Tầm nhìn bị quầng sáng hoặc bị chói.

  • Tầm nhìn bị mờ.

  • Mỏi mắt.

  • Nhức đầu.

Còn một số triệu chứng không được đề cập tới, vậy nên bạn cần chú ý và nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào ở trên hãy đi khám bác sĩ ngay để tránh bệnh nặng hơn và không thể điều trị được.

Phòng tránh Tật khúc xạ

Một số cách phòng ngừa tật khúc xạ là:

  • Khám mắt định kỳ.

  • Cho mắt nghỉ ngơi từng lúc: 20 phút nghỉ khoảng 2 phút, không nên để mắt nhìn quá 45 phút.

  • Chiếu sáng đầy đủ, ánh sáng nhân tạo hay tự nhiên.

  • Đọc, viết đúng khoảng cách quy định.

  • Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và cổ.

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ.

  • Không ngồi gần tivi và mỗi ngày chỉ nên xem tivi 1 tiếng.

Tật khúc xạ

Đối tượng dễ mắc Tật khúc xạ

Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 153 triệu người bị suy yếu thị lực do bị tật khúc xạ mà không được điều trị kịp thời. Tật khúc xạ có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người và mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và lứa tuổi còn đi học. Bạn có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị Tật khúc xạ

Bạn không thể ngăn ngừa được tật khúc xạ, nhưng bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng kính áp tròng, kính chỉnh hình hoặc phẫu thuật khúc xạ. Nếu bạn điều trị đúng và kịp thời, bệnh của bạn sẽ không làm ảnh hưởng tới chức năng thị giác của bạn.

Trước khi đưa ra điều trị về tật khúc xạ bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh của bạn bằng cách thực hiện xét nghiệm nội soi cho bạn. bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi chiếu vào mắt người bệnh, sau đó quan sát phản chiếu, phản xạ để đưa ra kết quả chẩn đoán. Dựa vào chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng bệnh. Các phương pháp điều trị tật khúc xạ là:

  • Đeo kính mắt, kính áp tròng, phẫu thuật.

  • Thực hiện các chế độ sinh hoạt phù hợp.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ