Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp hay còn là bệnh thiên đầu thống, glaucoma và cườm nước. Tăng nhãn áp là các bệnh đặc trưng về mắt, do dây thần kinh thị giác bị tổn thương và tổn thương dây thần kinh truyên thông tin từ mắt đến não. Sự tổn thương dây thần kinh này do tăng áp lực chất lỏng trong mắt gây nên. Theo thời gian áp lực nhãn cầu tăng lên khiến cho người bệnh bị đau đầu và nhìn mờ. Nếu tình trạng này kéo dài, gây tổn thương, chèn ép dây thần kinh thị giác  và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mù lòa.

Có bốn loại tăng nhãn áp chính là: tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp thứ cấp. Tăng nhãn áp góc mở là tình trạng phổ biến nhất hiện nay.

Tăng nhãn áp

Nguyên nhân Tăng nhãn áp

Các nguyên nhân gây nên bệnh tăng nhãn áp là:

  • Yếu tố di truyền: Là nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp phổ biến nhất hiện nay.

  • Người bị cận thị.

  • Người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp hoặc giảm năng tuyến giáp.

  • Người sử dụng thuốc steroid trong một thời gian rất dài. Đây là loại thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau.

  • Những người trên 60 tuổi.

  • Người từng phải phẫu thuật mắt, người bị chấn thương ở mắt hoặc viêm mắt mãn tính.

Dấu hiệu, triệu chứng Tăng nhãn áp

Các dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp là:

  • Mắt đỏ, nhức mắt

  • Tầm nhìn hình ống (chỉ nhìn được phía trước, tầm nhìn xung quanh bị mất) 

  • Đau đầu, buồn nôn 

  • Nhìn vật thể bị nhạt nhòa.

Tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới mù lòa, mất thị giác vĩnh viễn. Bệnh có triệu chứng rõ ràng nhất là bị đau và nhức vùng mắt. Một số triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp là:

  • Người bệnh có cảm giác như mình đang nhìn qua một tầng hầm, xung quanh tối tăm nhưng ở giữa thì sáng.

  • Đau mắt nặng.

  • Nhìn vào nguồn sáng thấy có hào quang nhiều màu.

  • Xuất hiện đột ngột, dẫn tới mất thị lực hay giảm thị lực.

  • Sơ tay vào mắt thấy nhãn cầu đau và căng cứng như hòn bi.

Phòng tránh Tăng nhãn áp

Đây là bệnh gây mù lòa không hồi phục và là nguyên nhân đứng thứ hai gây nên mù lòa, bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời để có thể bảo vệ thị lực. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp là:

  • Thường xuyên chăm sóc mắt, thường xuyên kiểm tra mắt 3-5 năm ở tuổi 40 và mỗi năm một lần ở tuổi 60.

  • Kiểm soát các bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp.

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, sống lối sống lành mạnh và tập thể dục hợp lý.

  • Bảo vệ mắt để tránh các tổn thương cho mắt, đặc biệt mang màng bảo vệ mắt khi chơi các môn thể thao có thể ảnh hưởng tới mắt.

  • Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh Tăng nhãn áp

Chẩn đoán Tăng nhãn áp

Các chẩn đoán để phát hiện tình trạng bệnh là:

  • Đo nhãn áp: Để đánh giá thị lực bên trong của mắt.

  • Kiểm tra thị lực: Để đánh giá thị lực của người bệnh thông qua ảnh hưởng của tăng nhãn áp.

  • Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: Để đánh giá nguy cơ dẫn tới mù lòa, người bệnh cần thường xuyên thăm khám theo lời dặn của bác sĩ.

  • Soi cấu trúc bên trong mắt: Để kiểm tra các tổn thương dây thần kinh thị giác và tổn thương ở võng mạc.

  • Đo độ dày giác mạc: Để đánh giá mức độ chính xác của kết quả đo trước đó.

Điều trị Tăng nhãn áp

Một số phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp là:

  • Dùng thuốc: Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.

  • Phẫu thuật: Mổ laser và Vi phẫu, biện pháp này thường không được sử dụng rộng rãi.

  • Giám sát và theo dõi định kỳ: Giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ