Nhọt

Nhọt là gì?

Nhọt là tình trạng nhiễm trùng da xuất phát từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn. Nhọt thường xuất hiện ở những vùng da hay tiết dầu như mặt, nách, bẹn, mông gây đau và sưng. Nhọt không xuất hiện thường xuyên và cũng có thể tự hết, tuy nhiên nếu không được chăm sóc cẩn thận thì vết nhọt có thể hình thành cụm gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân gây nhọt

Nguyên nhân hình thành nhọt là do các trục ống lỗ chân lông, tuyến bã nhờn bị nhiễm khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng ở phổi, não, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng màng tim. Tụ cầu khuẩn sẽ xâm nhập vào da qua các vết thương hở hoặc nang lông khiến cơ thể sản sinh ra các bạch cầu trung tính tập trung nhiều tại khu vực vi khuẩn xâm nhập. Quá trình này hình thành viêm và mủ trên da.

Các nguyên nhân từ môi trường làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhọt bao gồm:

  • Người có hệ miễn dịch kém
  • Người đang bị mụn trứng cá, viêm da
  • Bệnh tiểu đường
  • Người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Nhọt hình thành do nhiễm khuẩn tụ cầu

Biểu hiện của nhọt

Bạn có thể nhận biết vết nhọt qua đặc điểm: vết sưng màu hồng, có cảm giác đau, có đường kính 2cm. Vùng da xung quanh cũng sưng lên và đỏ. Sau vài ngày, vết sưng sẽ hình thành mủ và gây ra khó chịu kèm cảm giác đau đớn hơn. Sau đó, vết mủ sẽ hình thành đầu trắng và vỡ, chảy nước. Quá trình hình thành và tiêu nhọt có thể kéo dài trong vài tuần đến cả tháng, vết nhọt nhỏ thường tự tiêu biến và không để lại sẹo nhưng nhọt lớn có thể để lại sẹo.

Vết nhọt có thể khá giống với cục u viêm gây đau trên da. Các vùng da phổ biến thường mọc nhọt là ở mặt, nách, cổ, mông, khu vực nang lông đổ nhiều mồ hôi.

Biến chứng của nhọt

Nhọt thường không ra biến chứng, nhưng một số trường hợp nhọt tái phát quá 3 lần trong năm, người mắc bệnh viêm tuyến mồ hôi sẽ khiến nhọt tiến triển nhanh chóng và hình thành sẹo.

Biến chứng nặng nhất của nhọt là gây nhiễm trung thứ phát và nhiễm trùng máu. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp mắc phải các biến chứng này. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng nguy hiểm gây biến chứng như: Sốt, rét run, sưng hạch, nhiều nhọt nhỏ mọc lên quanh nhọt to, vùng da bị nhọt có thể bị lở loét và sưng đau.

Cách điều trị nhọt

Với tình trạng mụn nhọt, bác sĩ chỉ cần tiến hành khám lâm sàng. Các trường hợp nhọt cần được can thiệp xử lý chích rạch bao gồm: nhọt không tự vỡ, kích thước nhọt to, nhọt trên mặt.

Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân để xử lý tránh nhiễm trùng và để lại sẹo, đặc biệt là với nhọt trên mặt. Bệnh nhân cần theo dõi và thay băng, vệ sinh vết thương thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Nếu vết nhọt sau điều trị vẫn bị sưng đỏ và lở loét, bạn cần tái khám sớm nhất có thể.

Điều trị nhọt nặng cần dùng thuốc kháng sinh

Cách phòng ngừa nhọt

Nhọt không thể ngăn ngừa nhưng nếu bệnh nhân đang bị nhọt, có thể hạn chế vết nhọt lan sang vị trí khác bằng các biện pháp như:

  • Vệ sinh sạch sẽ bàn tay thường xuyên, nhất là sau khi thay băng cho vết nhọt
  • Giặt và để quần áo riêng để tránh lây lan bệnh, sấy và giặt quần áo ở nhiệt độ cao
  • Giữ vệ sinh khu vực sinh sống, tránh ẩm thấp
  • Không dùng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân với người khác.
  • Tránh việc làm trầy xát lên vết nhọt hay làm vỡ bọc mủ khi tắm.

Thuốc điều trị mụn nhọt hiệu quả

Với các trường hợp nhọt to cần can thiệp xẻ, chích, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thêm các loại thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn và phòng bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc bôi da, thuốc uống điều trị mụn nhọt hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ