Nhiễm khuẩn đường mật

Nhiễm trùng đường mật là gì?

Nhiễm trùng đường mật là hiện tượng nhiễm khuẩn đường mật trong hay ngoài gan. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra tại ống mật chủ, túi mật và đường mật trong gan. Nhiễm khuẩn đường mật do vi khuẩn, thường gặp ở người bị tắc nghẽn đường mật như: sỏi đường mật, u đầu tụy, ung thư đường mật, …; sau nối mật ruột.

Nhiễm trùng đường mật còn là tình trạng viêm cấp tính của đường mật ở trong gan hoặc ngoài gan. Bệnh Nhiễm trùng đường mật có thể xảy ra do nghẽn, tắc dịch mật, kèm theo sự ký sinh của các vi khuẩn hay ký sinh trùng trong đường mật.

Nhiễm trùng đường mật

Nguyên nhân Nhiễm trùng đường mật

Các nguyên nhân gây Nhiễm trùng đường mật là:

  • Do các vi khuẩn Gram-âm ở đường ruột như: Escherichia coli,Enterococcus, Enterobacter, Klebsiella. Các vi khuẩn Gram-âm khác như: Pseudomonas, Streptococcus và Proteus ít gặp hơn.

  • Nhiễm khuẩn đường mật cộng đồng do E.coli, Enterococcus và Klebsiella.

  • Nhiễm khuẩn đường mật bệnh viện do Enterococcus kháng vancomycin, Staphylococcus aureus kháng methicilin và Pseudomonas.

  • Các vi khuẩn kỵ khí như: Clostridium và Bacteroides, vi khuẩn kỵ khí thường gặp khi nhiễm khuẩn đường mật nặng. Trường hợp nhiễm khuẩn đường mật nặng do nhiễm nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn kỵ khí.

Các yếu tố gây tắc nghẽn đường mật:

  • Các nguyên nhân ác tính:  u đầu tụy, Ung thư đường mật, u bóng vater.

  • Các nguyên nhân lành tính như: Sỏi mật, giun chui ống mật.

  • Sau nối mật ruột.

Dấu hiệu của Nhiễm trùng đường mật

Triệu chứng điển hình nhất khi bị nhiễm trùng đường mật là tam chứng charcot gồm: sốt, đau hạ sườn phải và vàng da.

  • Sốt: Do bị nhiễm trùng đường mật cao trên 39 độ.

  • Đau hạ sườn phải: Đau ở vùng bụng trên bên phải và xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài và nghiêm trọng trong nhiều ngày, khi người bệnh thở mạnh đau tăng nặng hơn do đó họ thường nín thở. Đau cũng có thể lan sang lưng hoặc dưới bả vai.

  • Vàng da: Sỏi gây tắc nghẽn đường mật và dịch mật ứ lại thấm vào máu khiến sắc tố mật bilirubin có thể dẫn đến vàng da, vàng củng mạc mắt.

Các biến chứng Nhiễm trùng đường mật

Nhiễm trùng đường mật nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu đường mật: Làm hình thành cục máu đông gây ra chảy nhiều máu, tắc nghẽn đường mật và có thể dẫn đến tử vong.

  • Áp xe đường mật: Khi vi khuẩn xâm chiếm, tạo ra mủ, hình thành ổ áp xe nhỏ, gây sốt cao, gan to và đau.

  • Nhiễm khuẩn máu: Là biến chứng nguy hiểm nhất và gây tỉ lệ tử vong tới 10%.

  • Viêm gan: Dịch mật bị ứ đọng tạo nên các tổn thương cho gan gây rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam, vàng da,...

  • Ung thư đường mật: Biến chứng này rất hiếm gặp.

Ngoài các biến chứng trên, còn một số biến chứng khác xuất hiện trong viêm đường mật là hẹp đường mật, viêm phúc mạc mật, viêm tụy, suy thận...

Nhiễm trùng đường mật

Chẩn đoán Nhiễm trùng đường mật

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Nhiễm trùng đường mật là:

  • Lâm sàng: Xem các triệu chứng và biểu hiện của bệnh.

  • Cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, Sinh hóa máu, Công thức máu, Protein C phản ứng, Cấy máu, Chẩn đoán hình ảnh.

  • Chẩn đoán phân biệt.

  • Chẩn đoán các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi.

Điều trị Nhiễm trùng đường mật

Mục tiêu khi điều trị bệnh nhiễm trùng đường mật là:

  • Sử dụng kháng sinh để giúp phòng chống nhiễm khuẩn.

  • Điều trị nâng cao sức khỏe và thể trạng cho bệnh nhân kết hợp với việc kiểm soát triệu chứng.

  • Can thiệp hay phẫu thuật để điều trị khi bị tắc nghẽn đường mật.

Các phương pháp điều trị cụ thể khi bị nhiễm trùng đường mật là:

  • Điều trị nội khoa:

  • Sử dụng kháng sinh: thường dùng 10 – 14 ngày.

  • Điều trị chống sốc nhiễm khuẩn:

  • Truyền dịch giúp hồi phụ nước điện giải theo áp lực của tĩnh mạch trung tâm.

  • Thở oxy.

  • Phối hợp kháng sinh.

  • Dùng thuốc vận mạch như: noradrenalin, adrenalin, dopamin, dobutamin.

  • Giải quyết các nguyên nhân gây bệnh, vừa hồi sức vừa mổ.

  • Điều trị triệu chứng: Giảm đau, Hạ sốt, giãn cơ trơn.

  • Dẫn lưu đường mật.

  • Phẫu thuật.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ