Nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là tình trạng viêm gây tổn thương nang tóc và vùng da xung quanh do nấm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn là người lớn và có tính lây truyền cao. Ba loại nấm da đầu thường gặp nhất là:

  • Tóc hột: Dọc thân tóc 2-3 cm cách da đầu xuất hiện các hạt tròn nhỏ màu nâu sẫm như trứng chấy gây ngứa. Nguyên nhân thường là gội đầu khuya và ngủ khi tình trạng tóc ướt.
  • Nấm do chủng Trichophiton: Tóc bị xén cụt chỉ còn 1-2mm kèm theo các đốm nấm trên da đầu, có đóng vảy.
  • Nấm do chủng Microsporum: Da đầu xuất hiện các vùng vảy màu xám, tóc thường bị xén cụt ngắn trong vùng da này, chân tóc có vảy xung quanh.

Nấm da đầu là tình trạng viêm gây tổn thương nang tóc

Nguyên nhân nấm da đầu

  • Không giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ, thói quen lười gội đầu
  • Đi ngủ khi tóc còn ướt sau khi gội đầu hoặc đổ mồ hôi nhiều khi ngủ
  • Sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt với người bị nấm da đầu
  • Lây nhiễm vi khuẩn nấm từ người khác hoặc từ thú cưng do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương hở.

Triệu chứng gây nấm da đầu

Các triệu chứng chung dễ nhận biết của bệnh bao gồm:

  • Đầu xuất hiện nhiều gàu hơn do da đầu tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường.
  • Người bệnh thường xuyên thấy ngứa đầu, bứt rứt ngay cả khi vừa gội đầu xong. Da đầu có thể bị sừng dày, đóng vảy kèm nổi mụn đỏ.
  • Tóc rụng thành từng mảng.

Bệnh thường phát triển theo 3 giai đoạn với các triệu chứng sau:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện vảy gàu nhiều hơn kèm theo rụng tóc và thi thoảng có cảm giác ngứa. Ở giai đoạn khởi phát này, hầu hết người bệnh đều cho rằng các triệu chứng do gội đầu chưa sạch hoặc yếu tố thời tiết.
  • Giai đoạn 2: Cảm giác ngứa tăng lên kèm theo mụn da đầu, người bệnh phải gãi thường xuyên. Tuy nhiên, càng gãi mạnh càng khiến da đầu bị tổn thương và lây lan nấm sang các vùng da khác trên cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Hiện tượng rụng tóc ngày càng nhiều và không có nguyên do. Lý do là nấm đã phá huỷ nang tóc khiến tóc dễ gãy rụng. Rụng tóc có thể kèm theo viêm da trên diện rộng da đầu, gây khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh nấm da đầu

Cách điều trị nấm da đầu

Điều trị nấm da đầu không khó khăn nhưng cần bệnh nhân điều trị kiên trì. Bạn có thể dùng thuốc tự điều trị nấm da đầu tại nhà hoặc áp dụng các phương pháp thiên nhiên.

Thuốc thường được bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm nấm để giảm ngứa và tiêu diệt vi khuẩn nấm triệt để. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc dạng uống để điều trị nhiễm nấm toàn thân hoặc tình trạng nấm da đầu trên diện rộng. Ưu điểm của thuốc dạng uống là có thể điều trị triệt để bệnh, tránh tái phát, tạo kháng thể cho cơ thể. Thời gian điều trị nấm da đầu bằng thuốc thường kéo dai 4-6 tuần.

Ngoài ra, với trường hợp nấm da đầu nhẹ, bạn có thể dùng các liệu pháp thiên nhiên như: gội đầu bằng chanh, thoa tinh dầu tràm trà, thoa dầu dừa, gội đầu với nước giấm pha loãng.

Cách phòng ngừa nấm da đầu

Để phòng ngừa các bệnh do nhiễm nấm như nấm da đầu, bạn chỉ cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ thường xuyên, sấy tóc khô khi gội đầu xong và gội đầu ngay khi đầu toát mồ hôi. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người đã bị nấm da đầu.

Thuốc điều trị nấm da đầu hiệu quả

Một số loại thuốc bôi trị nấm da đầu thường được dùng là miconazol, ketoconazole, naftifine, clotrimazol,… Với trường hợp nặng, bạn có thể dùng thêm các loại thuốc trị nấm dạng uống kết hợp với các loại dầu gội đầu điều trị nấm da đầu.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ