Loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ là gì?

Loạn trương lực cơ là bệnh lý do rối loạn vận động, não bộ và tuỷ sống không thể kết nối để thực hiện các vận động tự chủ dẫn đến vận động không kiểm soát hoặc không thể cử động. Dựa theo giải phẫu, các chuyên gia chia bệnh loạn trương lực cơ thành các nhóm: loạn trương lực cơ một đoạn, loạn trương lực cơ cục bộ và loạn trương lực cơ toàn thể. Tỷ lệ mắc bệnh này khoảng 1% dân số, trong đó nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Loạn trương lực cơ là bệnh lý do rối loạn vận động

Nguyên nhân loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác như đột quỵ, chấn thương sọ não, bệnh parkinson, ngộ độc carbon monoxide, bệnh ung thư, bệnh lao, viêm não,... Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh có thể do các yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền
  • Nhiễm trùng
  • Do ngộ độc chì
  • Dùng quá liều thuốc an thần, thuốc thần kinh
  • Tổn thương não, tổn thương hệ thần kinh do chấn thương
  • Do yếu tố nghề nghiệp: các nghề thực hiện động tác tay chính xác cao như nhạc công, hoạ sĩ.

Triệu chứng bệnh loạn trương lực cơ

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể nhận biết dấu hiệu bệnh loạn trương lực cơ như:

  • Giật tự phát vùng cổ
  • Chuột rút bàn chân
  • Mắt nháy nháy không kiểm soát
  • Nói khó khăn.

Nếu cơ thể thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi, các dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn và trầm trọng hơn.

Ở trẻ em, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở bàn chân, bàn tay đầu tiên và lan dần sang các bộ phận khác trên cơ thể. Ở người trưởng thành, bệnh thường biẻu hiện ở phần trên của cơ thể với ảnh hướng tới một hoặc nhiều cơ.

Chẩn đoán loạn trương lực cơ

Để chẩn đoán bệnh loạn trương lực cơ, bạn cần mô tả cụ thể các triệu chứng bệnh trong quá trình khám lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu: Để phát hiện dấu hiệu độc tố, nhiễm trùng nếu có.
  • Điện cơ (EMG): Đo các chỉ số hoạt động của cơ bắp để phát hiện bất thường.
  • Chụp MRI hoặc CT: Giúp phát hiện các bất thường ở cấu trúc não do tổn thương, tụ máu hoặc do khối u, vị trí dây thần kinh bị chèn ép.

Cách điều trị loạn trương lực cơ

Hiện nay, các phương pháp điều trị loạn trương lực cơ chỉ có thể làm hạn chế tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuỳ vào mức độ biến chứng và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:

  • Tự điều trị bằng thuốc tại nhà để kiểm soát cơn co thắt cơ và cải thiện tư thế bất thường
  • Vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng cơ, giảm đau cơ bắp, can thiệp ngôn ngữ trị liệu với các trường hợp bệnh ảnh hưởng tới khả năng nói.
  • Phẫu thuật: Với hai phương pháp chính là kích thích não bằng điện cực và phẫu thuật cắt bỏ các dây thần kinh kiểm soát co thắt cơ. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, điều trị bằng thuốc không có hiệu quả.

Điều trị loạn trương lực cơ chủ yếu bằng phương pháp dùng thuốc

Cách phòng ngừa loạn trương lực cơ

Bệnh loạn trương lực cơ hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống hằng ngày và áp dụng các lưu ý sau:

  • Kiểm soát căng thẳng và hạn chế gây ức chế thần kinh và căng thẳng trong cuộc sống
  • Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng cơ thể
  • Vận động thường xuyên bằng các môn thể thao vừa sức
  • Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có gas.
  • Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, đặc biệt là khi nghi ngờ các dấu hiệu bệnh.

Thuốc điều trị loạn trương lực cơ hiệu quả

Thuốc điều trị loạn trương lực cơ phổ biến là thuốc tiêm botulinum toxin. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc trực tiếp vào vị trí bị co thắt cơ để loại bỏ cơn co thắt và cải thiện chức năng cơ. Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng với mục đích tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích chuyển động cơ. Bệnh nhân có thể tham khảo các loại thuốc điều trị loạn trương lực cơ chuyên gia khuyên dùng dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ