Gai cột sống

Gai cột sống là bệnh gì?

Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp do tình trạng thoái hoá cột sống gây ra, các gai hình thành trên bề mặt xương tại các khớp giai nhau của cột sống. Gai cột sống có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cột sống, thường gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.

Nguyên nhân gai cột sống

Bệnh gai cột sống thường gặp nhất là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng

  • Do thoái hoá cột sống gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm và hình thành gai xương.

  • Viêm xương khớp: Bề mặt xương khớp bị tổn thương do lớp sụn đã bị bào mòn, bề mặt xương khô và tăng cọ xát dẫn đến hình thành gai xương.

  • Chấn thương: Những trường hợp chấn thương do va chạm, tai nạn ở cột sống khiến khả năng phục hồi của sụn khớp giảm, đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống.

  • Lắng đọng canxi: Nguyên nhân này thường xảy ra ở người cao tuổi khi tình trạng thoái hoá cột sống gây nên canxi bị lắng đọng làm sụn khớp thoái hoá gây hình thành gai xương.

Triệu chứng gai cột sống

Ở giai đoạn đầu, bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chỉ đến giai đoạn sau, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, ví dụ như:

  • Đôi khi người bệnh mất cảm giác đau ở vùng cột sống

  • Người bệnh bị đau ở vùng cổ, đau thắt lưng khi đứng hoặc di chuyển. Cơn đau sẽ dịu lại khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

  • Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau nhức thường xuyên vào ban đêm, tê bì vùng cổ lan xuống vai gáy và hai cánh tay, đau bẹn và hai chân. Cơ bắp chân tay bị yếu đi, người bệnh khó giữ thăng bằng khi di chuyển.

  • Ở giai đoạn xuất hiện biến chứng, người bệnh có thể bị mất kiểm soát khả năng đi tiểu tiện và đại tiện, rối loạn thần kinh, suy hô hấp, tăng huyết áp. 

Biến chứng của gai cột sống

Biến chứng của bệnh gai cột sống phụ thuộc vào vị trí bị gai hoá, giai đoạn bệnh, phương pháp đang điều trị. Một số biến chứng phổ biến thường gặp là:

  • Đau dây thần kinh toạ: Do các gai xương chèn ép vào dây thần kinh toạ gây nên tình trạng đau nhức âm ỉ, thậm chí là teo cơ, bại liệt chi dưới.

  • Thoát vị đĩa đệm: Khi các gai cột sống hình thành, chúng làm rách các bao đĩa đệm khiến nhân nhầy bị trượt ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh.

  • Đau dây thần kinh liên sườn: Biểu hiện là bệnh nhân đau âm ỉ, đau nhói 1 bên hạn chế trong khả năng vận động.

  • Không thể kiểm soát tiểu tiện, đại tiện do ống tuỷ bị thu hẹp bởi các gai xương.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống

Cách điều trị gai cột sống

Điều trị gai cột sống có thể dùng phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại để phục hồi vùng khớp cột sống bị tổn thương. Với những trường hợp bệnh lý nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự điều trị gai cột sống tại nhà bằng thuốc để giảm đau, chống viêm.

Phẫu thuật điều trị gai cột sống được thực hiện với các trường hợp gai cột sôngs làm hẹp ống tuỷ, chèn ép dây thần kinh gây rối loạn đại tiểu tiện. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cũng không thể điều trị dứt điểm và ngăn bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa gai cột sống

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin K, tăng hàm lượng chất xơ, omega-3

  • Tăng cường thực phẩm vitamin D giàu canxi

  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày:

  • Luyện tập thể thao thường xuyên, lựa chọn môn thể thao vừa sức

  • Ngồi đúng tư thế, hạn chế mang vác vật nặng

Thuốc điều trị gai cột sống chuyên gia khuyên dùng

Để làm giảm cơn đau do gai cột sống với các triệu chứng như đau nhức, tê bì tay chân, cảm giác khó chịu… thì việc dùng các thuốc giảm đau, chống viêm sẽ cho hiệu quả tốt. Người bệnh có thể tham khảo các thuốc điều trị gai cột sống, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ