Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể còn có tên gọi khác là đục nhân mắt, cườm khô, bệnh cườm đá. Đây là tình trạng rối loạn thị lực do protein thủy tinh thể bị thay đổi do tác động từ các chất có hại bên trong cơ thể hay từ môi trường bên ngoài sinh ra. Tỷ lệ protein bị xáo trộn làm thay đổi độ cong, độ dày, độ đàn hồi, độ trong của thủy tinh thể, làm cho thủy tinh thể bị mờ đục.

Đục thủy tinh thể chính là một trong số những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa đứng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi người, nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi trên 50. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của nó.

Đục thủy tinh thể

Nguyên nhân Đục thủy tinh thể

Đa số trường hợp bị đục thủy tinh thể là do lớn tuổi, quá trình lão hóa của cơ thể hay một số nguyên nhân khác như rối loạn bẩm sinh, chấn thương, tai nạn và biến chứng của các bệnh toàn thân. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới đục thủy tinh thể là nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát.

  • Nguyên nhân nguyên phát là do lão hóa tuổi tác và bẩm sinh.

  • Nguyên nhân thứ phát: Thường xuyên tiếp xúc với tia X, tia hàn, ánh sáng tia chớp, ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử. Mắc các bệnh về mắt khác, di chứng trong phẫu thuật, chấn thương mắt hay tai biến. Người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Tiếp xúc nhiều với các tia cực tím, liệu pháp Thay thế Hormone (HRT).

  • Nguyên nhân trực tiếp gây nên đục thủy tinh thể như lối sống sinh hoạt, lạm dụng chất kích thích và chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tới thủy tinh thể.

Triệu chứng Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể các nhiều cấp độ khác nhau và mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng khác nhau như:

  • Giai đoạn sớm: Lúc này chưa có biểu hiện rõ rệt, những người bệnh có thể chú ý tới các dấu hiệu điều tiết kém, như mỏi mắt, hoa mắt, mắt mờ, thị lực suy giảm.

  • Giai đoạn muộn: Lúc này đục thủy tinh thể đã ở mức nghiêm trọng và bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như nhìn thấy điểm đen, nhìn mờ vùng trung tâm, lóa mắt, mắt dễ bị kích thích ánh sáng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, đau nhức mắt đột ngột, thường xuyên thay đổi độ kính.

Có một điểm cần lưu ý là đục thủy tinh thể chuyển biến từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn thường kéo khá dài, nếu không chú ý sẽ nhầm với các bệnh thông thường. Vậy nên phải đi khám ngay khi thấy có các dấu hiệu chuyển biến nặng hơn.

Phòng tránh Đục thủy tinh thể

Nếu không muốn bị bệnh đục thủy tinh thể, bạn nên phòng tránh nó ngay khi nó chưa kịp xuất hiện để bảo vệ đôi mắt của chính bạn. Một số biện pháp phòng tránh đục thủy tinh thể là:

  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết qua chế độ ăn uống, ăn các nguồn thực phẩm đa dạng, bổ sung các loại vitamin hỗ trợ thủy tinh thể, các chất chuyên biệt từ thiên nhiên.

  • Hạn chế ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, nên trang bị đồ bảo hộ theo đặc thù công việc, tránh tác hại của khói bụi và mặt trời.

  • Tránh xa các nguy cơ có thể phá hỏng thủy tinh thể như khói thuốc lá, rượu bia,... để có đôi mắt khỏe mạnh hơn.

Chẩn đoán Đục thủy tinh thể

Để phát hiện sớm đục thủy tinh thể, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, đối với những người có nguy cơ mắc bệnh như người làm việc dưới cường độ ánh sáng cao, người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị màn hình, người già... Để xác định bạn có bị đục thủy tinh thể không, bác sĩ sẽ xem xét các lịch sử bệnh của bạn và kiểm tra mắt. Một số các xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh của bạn là:

  • Kiểm tra thị lực: Đo thị lực của bạn để đánh giá tình trạng mắt.

  • Kiểm tra mắt bằng kính hiển vi: Bác sĩ sẽ nhìn cấu trúc mắt của bạn qua kính hiển vi để xem các bất thường trong mắt.

Bệnh đục thủy tinh thể

Điều trị Đục thủy tinh thể

Sau khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh của bạn, sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể là:

  • Điều trị bằng kính: Sử dụng phương pháp này khi bệnh mới trong giai đoạn sớm và thị lực còn chưa giảm nhiều.

  • Điều trị bằng phẫu thuật: Bệnh trở nặng khiến bạn bị mất thị lực và không thể đeo kính hay dùng thuốc, thì cần phẫu thuật để thay thủy tinh thể nhân tạo.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ