Bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là gỉ?

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường từ 3 lần trở lên, đi ra phân lỏng, phân sống và kèm theo đau bụng. Bệnh có thể do vi khuẩn gây ra, có 2 dạng tiêu chảy là tiêu chảy mạn tính và tiêu chảy cấp. Nếu không khắc phục tình trạng tiêu chảy kịp thời có thể dẫn tới nguy hiểm và một số tác dụng phụ như suy dinh dưỡng, mất nước hay suy thận. Bệnh tiêu chảy rất phổ biến xảy ra và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Để biết rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và cách điều trị bệnh các bạn hãy xem thêm nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Nếu bạn quá lạm dụng thuốc kháng sinh thì đó chính là một cơ hội tốt cho vi khuẩn có hại phát triển gây rối loạn tiêu hóa và tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến hậu quả là đi ngoài nhiều lần.

  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp khi bạn ăn uống không hợp vệ sinh như ăn phải đồ tái sống, gỏi, ăn rau sống,.. các thực phẩm chứa vi khuẩn. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.

  • Không hấp thu đường, vệ sinh kém, ngộ độc thực phẩm: Đây cũng là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

  • Viêm dạ dày ruột, nhiễm ký sinh trùng, không dung nạp thực phẩm và nhạy cảm với thực phẩm lạ, các loại vi-rút như cúm , norovirus hoặc rotavirus, các vấn đề về cách thức hoạt động của đại tràng, các bệnh ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non hoặc ruột kết, tuyến giáp hoạt động quá mức.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy 

Triệu chứng của tiêu chảy

Các dấu hiệu có thể nhận biết bệnh tiêu chảy: Sốt, nôn, mất nước, ăn mất ngon, đau bụng, bị sút cân. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị tiêu chảy:

  • Số lần đi đại tiện tăng và đi nhiều lần trong một ngày, tiểu són, đi cầu ra máu, mót rặn.

  • Đau bụng, bụng chướng hơi, đau âm ỉ hoặc quặn đau.

  • Cơ thể bị mất nước khiến người bệnh bị tụt huyết áp, dẫn tới đau đầu chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.

  • Sốt, chuột rút, da lạnh, khô da.

  • Tiểu ra nước màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.​

Đối tượng có thể mắc tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bệnh tiêu chảy không bị lây. Tuy nhiên ở trẻ em và một số trường hợp như lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột, phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột, độ pH dịch vị giảm và suy giảm hệ miễn dịch do hóa trị, bệnh ung thư có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn.

  • Trường hợp tiêu chảy ở trẻ em là vấn đề vô cùng nghiêm trọng cần lưu ý. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và khiến trẻ mất nước trong một thời gian ngắn. vì vậy bạn nên liên hệ bác sĩ khi thấy trẻ bị tiêu chảy. Các biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy: Đau đầu, buồn ngủ, tiểu ít, do khô, miệng bị khô. Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi xuất hiện tình trạng sốt cao, li bì, không tỉnh táo, chân tay lạnh, da xanh nhợt, phân đen có máu.
  • Trường hợp tiêu chảy ở người lớn mặc dù ít nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ nhưng bạn cũng không nên xem thường hay coi nhẹ nó. Vì tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng, sụt cân, nôn mửa có thể khiến bạn bị nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ tình hình bệnh.

Bệnh tiêu chảy nên ăn gì? 

Đối với bệnh nhân bị tiêu chảy chế độ ăn là rất quan trọng để giúp cải thiện tình bệnh và tránh bệnh nặng hơn. Khi bị tiêu chảy bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, chẳng hạn như chuối, bột yến mạch và gạo, vì những thứ này giúp làm dày phân. Sử dụng liên tục những chất lỏng như nước trái cây, không thêm đường, sử thực phẩm và chất lỏng có hàm lượng natri cao, chẳng hạn như nước dùng, súp, đồ uống thể thao và bánh quy mặn, nước ép trái cây pha loãng, khoai tây và chuối. Hạn chế ăn kem, đồ chiên và có đường, đồ uống có chứa caffeine, đường sữa trong các sản phẩm sữa.

​Phòng tránh bệnh tiêu chảy

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh tiêu chảy:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bạn nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo trắng, súp… giúp cơ thể nhanh chóng bù nước và tốt cho tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi tránh những hoạt động tiêu tốn năng lượng không cần thiết.

  • Bạn có thể một cốc trà gừng hoặc thêm vài cánh hoa cúc la mã, hoặc vài lát sả vào giúp trị đau bụng, làm ruột bạn ổn định hơn, giảm tiêu chảy cấp tốc rất hiệu quả.

  • Giữ vệ sinh ăn uống cá nhân, ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy

  • Để phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng khó lường do bệnh tiêu chảy gay ra bạn cần điều trị các sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy:

  • Bạn có thể điều trị tiêu chảy tại nhà bằng các bài thuốc nam như bài thuốc từ lá vối: Chuẩn bị một nắm lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm chuối tiêu 10g. Thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 2-3 ngày. Bài thuốc từ vỏ cam: Bạn chỉ cần hãm 1-2 vỏ cam với nước nóng trong 15 phút rồi uống. Phương pháp này giúp cải thiện rất nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài lỏng, đầy hơi… Bài thuốc từ lá ổi: Người bệnh lấy khoảng 50g lá ổi vừa non vừa già, sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong vòng 15-30 phút. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.

  • Người bệnh nên bù nước và chất điện giải kịp thời. Bạn có thể uống các loại nước như nước gạo rang, nước cháo loãng, nước cơm và bạn có thể sử dụng dung dịch Oresol theo hướng dẫn.

  • Sử dụng thuốc tây: Nếu tình trạng bệnh nặng, các triệu chứng không thuyên giảm bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh tiêu chảy:

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ