Bệnh xương khớp
Nhắc tới bệnh xương khớp thì thường nhiều người vẫn chủ quan cho rằng chỉ người già mới bị bệnh xương khớp. Tuy nhiên, sự thật lại ngược lại, hiện nay tỉ lệ người trẻ bị mắc bệnh xương khớp ngày càng lớn và đang có xu hướng gia tăng mạnh. Vậy bệnh xương khớp là gì, nguyên nhân nào khiến cho bệnh xương khớp gia tăng và trẻ hóa, có thuốc nào điều trị được hay không,…? Cùng quaythuoc.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp chính là cụm từ được sử dụng cho những bệnh về xương và khớp gây ra cảm giác đau nhức xương và sưng khớp,… gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
Thuốc điều trị Bệnh xương khớp hiệu quả hiện nay là gì?
Để giảm cảm giác đau của bệnh về xương khớp gây ra, cũng như giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh xương khớp thì bạn có thể tham khảo 1 số sản phẩm như sau:
- Thuốc điều trị Bệnh xương khớp của Nhật:
- Sản phẩm hỗ điều trị bệnh xương khớp của Mỹ:
- Thuốc điều trị Bệnh xương khớp của Đức:
- Thuốc điều trị Bệnh xương khớp của Úc:
- Thuốc điều trị Bệnh xương khớp của Pháp:
- Một số sản phẩm khác:
Nguyên nhân gây ra bệnh về xương khớp
Mỗi nền y học lại có 1 quan điểm về bệnh cơ xương khớp khác nhau, chính bởi vậy mà mỗi nền y học lại có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây bệnh về cơ xương khớp. Cụ thể đó là:
- Nguyên nhân gây bệnh xương khớp theo y học cổ truyền: Theo y học cổ truyền nguyên nhân khiến cho bệnh về xương khớp xảy ra đó chính là do kinh lạc ở cơ và khớp bị tà khí xâm phạm gây ra tắc nghẽn khí huyết làm giảm đề kháng và gây đau nhức, tê mỏi, viêm, thoái hóa khớp.
- Nguyên nhân gây bệnh xương khớp theo y học hiện đại: Theo quan điểm của y học hiện đại thì béo phì, chấn thương, lười vận động, thói quen sinh hoạt sai, tuổi tác,… chính là những nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp.
Dấu hiệu bệnh xương khớp
Những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh cơ xương khớp chính là:
- Đau cơ học tại các ổ khớp.
- Đau mỏi và cứng khớp vào sáng sớm sau khi thức dậy.
- Đau khớp khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm.
- Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ.
- Việc cử động các khớp trở nên khó khăn và mất đi độ linh hoạt.
Những bệnh cơ xương khớp thường gặp
Bệnh xương khớp mang đến những khó khăn cho cuộc sống của cuộc sống của người bệnh, nó gây khó khăn trong việc hoạt động, đi lại. Thường gặp nhất là các bệnh:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới bị tổn thương dẫn đến bị viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tuổi cao, ngoài ra còn có di truyền, béo phì, chấn thương,…
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm xương khớp mãn tính. Bệnh có thể gây viêm khớp, sưng, đỏ và cứng khớp, khiến cho khả năng cử động, vận động của người bệnh bị ảnh hưởng. Viêm khớp thường xảy ra ở các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoái vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dễ thần kinh. Thoái vị đĩa đệm sẽ gây ra 1 số tình trạng như là tê bì, đau nhức, đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do di truyền, tư thế sau khi vận động hay lao động, chấn thương do tai nạn.
- Bệnh gai cột sống: Gai cột sống là tình trạng các gai xương (tức là phần xương mọc thêm )xuất hiện và chọc ra phía ngoài và 2 bên của cột sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đĩa sụn và xương bị thoái hóa khiến mặt xương nhọn và gai xương mọc ra. Khi gai xương mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh thì sẽ gây ra cảm giác đau nhói, và thường sẽ đau nhiều ở ổ và thắt lưng mỗi khi di chuyển hoặc đứng lên, ngồi xuống.
- Đau thần kinh tọa: Là tình trạng bệnh lý gây ra cảm giác đau lan tỏa từ mông xuống dọc theo hướng đi của đây thần kinh tọa. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bị thoát vị đĩa đẹm, thoái hóa cột sống thắt lưng và trượt đốt sống; ngoài ra, chấn thương, viêm,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
- Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
- Thoái hóa cột sống: Tình trạng này bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, và càng lớn tuổi thì quá trình thoái hóa diễn ra sẽ càng nhanh. Thoái hóa sẽ gây ảnh hưởng tới cả phần sụn, xương dưới sụn và cả màng hoạt dịch khớp. Những bệnh thoái hóa thường gặp đó là thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng và thoái thóa cột sống ngang ngực.
- Loãng xương: Là tình trạng cơ xương bị rối loạn chuyển hóa khiến cho sức mạnh của xương bị giảm đi và làm cho nguy cơ bị gãy xương tăng lên. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do nội tiết tố thay đổi, do vấn đề tuổi tác, do sử dụng thuốc,…
Biến chứng của Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp khá là phổ biến hiện nay, nhưng không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh bởi nếu không điều trị bệnh thì có thể gây ra 1 số biến chứng nguy hiểm như sau:
- Có thể gây biến dạng, giảm khả năng vận động, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây tàn phế.
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về bệnh tim mạch: Theo các nghiên cứu, bệnh viêm khớp nếu không được điều trị sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên gấp 4 lần.
- Có thể gây ra các tổn thương cho thận.
- Có thẻ ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, gây khó thụ thai.
Cách điều trị bệnh xương khớp
Bệnh đau nhức xương khớp khi còn nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe cũng như khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm thì bệnh sẽ trở nặng thành mạn tính và ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vận động cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Cách điều trị bệnh xương khớp tại nhà bằng các bài thuốc dân gian: Dân gian có lưu truyền lại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp khá là hiệu quả đó là sử dụng các loại thảo dược như hạt đu đủ, xương rồng, cây chìa vôi, ngải cứu rang muối, lá lốt,… để ngâm rượu xoa bóp, rang nóng để chườm, giã nát đắp, sắc nước uống,… Với những cách chữa này có thể sử dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ.
- Điều trị bệnh bằng thuốc Tây: Tây y hiện nay đang điều trị bệnh xương khớp bằng 1 số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau: Amfadol plus, Di-Antipain, Pharbacol Pharbaco,….
- Thuốc kháng viêm không steroid: Mepedo 7.5mg, Cotixil,…
- Thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic: Synolis VA 40mg/80mg, Rasanvisc 20mg/2ml,…
- Thuốc giãn cơ: Skenesin, Ezerex, Epelax 50mg, Botox, Aticolcide Inj,…
- Thuốc chống thấp khớp: GOLD-KACOCK, THẤP KHỚP CD, Apibrex 200, Bosamin,…
- Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần thăm khám để có chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Phẫu thuật điều trị xương khớp: Biện pháp điều trị này sẽ phù hợp cho những trường hợp bị bệnh nặng và không thể tiếp tục điều trị bằng phương pháp nội khoa.
- Chữa bệnh bằng thuốc Đông y: Phương pháp điều trị này sẽ giúp loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh và giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp
Để ngăn ngừa bệnh xương khớp thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần suy trì cân nặng ở mức ổn định, phù hợp.
- Chú ý không nên giữ một tư thế quá lâu.
- Không nên gối cao hơn 6cm khi ngủ.
- Tránh nằm những loại đệm quá mềm.
- Không nên nằm võng quá nhiều.
- Không đểmáy tính quá thấp.
- Không nên cúi gằm khi dùng điện thoại.
- Không cúi khom người khi bê hoặc nhấc đồ vật.
- Không nhấc đột ngột những vật nặng với tư thế chưa thoải mái, và nếu vật quá nặng thì nên nhờ sợ trợ giúp từ mọi người xung quanh chứ không nên cố mang vác vật nặng quá sức.
- Cố gắng giữ tư thế cơ thể luôn thẳng.
- Chăm chỉ vận động.
- Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng.
- Giữ nhịp sống thoải mái.
- Phải biết "lắng nghe" cơ thể.
Ngoài chú ý trên thì người bệnh cũng cần chú ý xây dựng 1 chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn đã có dấu hiệu của bệnh nhưng vẫn còn nhẹ thì có thể tìm hiểu xem người bị bệnh xương khớp nên ăn gì hay người bị bệnh xương khớp không nên ăn gì để có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nặng.
Bệnh xương khớp nên khám ở đâu?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất. Một số bệnh việnkhám và điềutrị bệnh xương khớp tối nhất hiện nay đó là:
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
- Bệnh viện Việt Đức.
- Khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh Viện Trung Ương Quân Đội 108.
- Phòng khám số 1 Cơ Xương Khớp bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Viện Y Dược học dân tộc TP. HCM.
Chúng tôi biết rằng, bản thân ai cùng đều muốn rằng mình sẽ có một sức khỏe tốt. Vì thế, để tránh mắc phải bệnh xương khớp thì bạn nên quan tâm và chăm lo tới sức khỏe của mình hơn nhé! Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui tươi!
Giá thuốc điều trị bệnh xương khớp là bao nhiêu?
- Thuốc điều trị bệnh xương khớp hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Mua thuốc điều trị bệnh xương khớp ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua thuốc điều trị bệnh xương khớp tại Trường Anh Pharm bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng
- Mua hàng trên website: https://quaythuoc.org
- Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.