Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Bệnh xơ gan mật nguyên phát là gì?

Bệnh xơ gan mật nguyên phát là bệnh tự miễn, trong đó cơ thể bạn tự chống lại các tế bào của mình, đường mật trong gan đang bị phá hủy dần. Mật là chất dịch được sản xuất trong gan, nó có vai trò tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể loại bỏ những tế bào hồng cầu đã chết, các chất độc hại và cholesterol. Khi ống dẫn mật bị hỏng, các chất có hại sẽ tích tụ trong gan, tạo ra sẹo và không hồi phụ bên trong nhu mô gan.

Xơ gan mật nguyên phát triển chậm và thuốc có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhát là nếu bạn điều trị bệnh sớm.

Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Nguyên nhân Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Các nguyên nhân gây bệnh Xơ gan mật nguyên phát vẫn chưa được rõ ràng. Rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh xơ gan mật nguyên phát là tự miễn, do cơ thể tự chống lại tế bào của mình.

  • Giới tính: Phần lớn người bị xơ gan nguyên phát điều là phụ nữ.

  • Tuổi: Bệnh xơ gan mật nguyên phát thường xảy ra ở người từ 30 - 60 tuổi.

  • Nhiễm trùng: Xơ gan mật nguyên phát có do sự kích hoạt của một loại nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Xơ gan mật nguyên phát diễn ra khi tế bào lympho T tích tụ trong gan. Tế bào T còn gọi là tế bào bạch cầu, bình thường sẽ giúp tế bào T bảo vệ và nhận ra vi khuẩn và nấm để cơ thể chống lại chúng. Trong trong trường hợp này các tế bào T xâm nhập vào cơ thể và phá hủy tế bào lót đường mật nhỏ trong gan.

Hiện tượng các ống dẫn mật nhỏ bị viêm và lan rộng ra, đến lúc nào đó sẽ phá hủy tế bào gan ở lân cận và trở thành mô sẹo góp phần gây xơ gan.

Triệu chứng của Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Một số triệu chứng có thể gặp khi bị bệnh xơ gan mật nguyên phát là:

  • Mệt mỏi.

  • Đau ở phần trên bên phải của bụng.

  • Ngứa da.

  • Khô mắt, miệng.

  • Vàng da và mắt.

  • Sưng bàn chân, mắt cá chân.

  • Sạm da không liên quan tới ánh nắng.

  • Tích tụ dịch trong ổ bụng.

  • Tiêu chảy có thể có mỡ.

  • Lắng đọng mỡ vùng da xung mí mắt, quanh mắt, hoặc các nếp gấp trong lòng bàn chân, lòng bàn tay, khuỷu tay hay đầu gối (xanthoma).

Biến chứng Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Các biến chứng của bệnh xơ gan mật nguyên phát là:

  • Xơ gan là tình trạng sẹo hóa gan, khiến cho gan bị suy giảm chức năng. Xơ gan thường xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh. Xơ gan liên tục có thể gây ra suy gan.

  • Tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa: Máu từ tuyến tụy, ruột và lách chảy vào gan qua mạch máu gọi là tĩnh mạch cửa.

  • Giãn tĩnh mạch: Do sự lưu thông máu bị chặn hay chậm lại, khiến máu có thể trào ngược qua các tĩnh mạch khác.

  • Ung thư gan: Do các mô gan khỏe mạnh bị phá hủy.

  • Loãng xương - xướng yếu: Xơ gan mật nguyên phát khiến cho xương bị giòn, yếu và dễ gãy hơn bình thường.

  • Thiếu hụt vitamin: Do thiếu mật làm ảnh hưởng tới sự hấp thu vitamin và chất béo,... của hệ tiêu hóa.

  • Vấn đề về trí nhớ.

  • Tăng nguy cơ bệnh khác như: xơ cứng bì hạn chế, bệnh về tuyến giáp ​​và viêm khớp dạng thấp.

Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Chẩn đoán Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Các phương pháp chẩn đoán xơ gan mật nguyên phát là:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Tìm ra những bất thường.

  • Sinh thiết gan: Xác định mức độ của bệnh.

Sau khi chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sẽ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý để đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị Bệnh xơ gan mật nguyên phát

Bệnh xơ gan mật nguyên phát hiện nay chưa có thuốc để chữa khỏi, chỉ có thể điều trị giúp giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị bệnh là:

  • Axit ursodeoxycholic (UDCA): Giúp mật di chuyển qua gan.

  • Ghép gan: Giúp kéo dài đời sống.

Các phương pháp điều trị triệu chứng bệnh xơ gan mật nguyên phát là:

  • Điều trị mệt mỏi.

  • Kiểm soát ngứa bằng cách dùng cholestyramin (Locholest, Prevalite).

Ngăn ngừa biến chứng của bệnh xơ gan mật nguyên phát là:

  • Tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa.

  • Bổ sung canxi và vitamin D giúp ngăn ngừa Xương yếu (loãng xương).

  • Bổ sung vitamin A, D, E và K giúp chống lại sự thiếu hụt vitamin.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ