Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (CVD) là tình trạng bệnh lý xảy ra do tim và mạch máu bị rối loạn do sử dụng nhiều thuốc lá, lười vận động, ăn uống không lành mạnh,... Theo thống kê của nước ta, hiện nay bệnh tim mạch là nguyên nhân số 1 gây tử vong, chiếm tới 31% trong tổng số ca tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch có rất nhiều, trong đó có 1 số nguyên nhân chủ yếu thường thấy đó là:

  • Do hút thuốc quá nhiều (bao gồm cả hút thụ động, tức là hít phải khói thuốc).
  • Do béo phì (lượng chất béo và cholesterol máu tăng cao).
  • Do bị bệnh huyết áp cao
  • Do lượng đường trong máu tăng cao do kháng insulin hoặc do bị bệnh tiểu đường.
  • Viêm mạch máu.

Triệu chứng bệnh tim mạch

Khi bị bệnh tim mạch người bệnh thường có 1 số biểu hiện thường thấy như là:

  • Đau tức ngực: thường sẽ có cảm giác căng, nóng, ép chặt hoặc bóp nghẹt lồng ngực, sau đó các cơn đau sẽ lan ra sau lưng, tới cổ, hàm, vai và cánh tay.
  • Xuất hiện cảm giác khó thở.
  • Bị đổ mồ hôi bất thường.
  • Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt hay yếu ớt đột ngột.
  • Xuất hiện tình trạng nôn ói hoặc ói.
  • Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực: Cụ thể đó là nhịp tim bị lệch nhịp hoặc tim đập nhanh hay chậm bất thường.
  • Có thể bị ngất xỉu và mất ý thức đột ngột.
  • Dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Cảm thấy khó thở.

Bệnh tim mạch thường gặp

Các căn bệnh về tim mạch thường gặp hiện nay đó là:

  • Cao huyết áp: Cao huyết áp (hay còn được gọi là tăng huyết áp) là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao so với bình thường. Bệnh nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,... thậm chí nghiêm trọng còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
  • Bệnh van tim: Là tình trạng chức năng đóng mở của van tim hoạt động kém, khiến cho lượng máu lưu thông không được lưu thông tốt. Bệnh van tim có 2 loại đó là hở van tim và hẹp van tim.
  • Xơ vữa mạch máu: Là tình trạng lòng mạch máu bị hẹp (gây cản trở tới việc lưu thông của máu) do các chất béo, cholesterol và các chất khác (hay còn gọi là chất xơ vữa) lắng đọng ở thành mạch.
  • Thiếu máu cơ tim (còn có tên gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim): Là tình trạng tim không được cung cấp đủ lượng oxy càn thiết cho hoạt động co bóp tống máu do lưu lượng máu đến tim bị giảm bất thường. Nguyên nhân có thể là do 1 phần hoặc toàn bộ các nhánh động mạch tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn.
  • Nhồi máu cơ tim: bệnh xảy ra do mạch máu bị tắc đột ngột do xơ vữa mạch máu (do thành mạch máu có các mảng xơ vữa do cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào bám vào và tích tụ theo thời gian).
  • Viêm cơ tim: Là bệnh lý xảy ra khi cơ tim bị viêm do nhiễm trùng, do hóa chất,…
  • Bệnh viêm cơ tim: Là bệnh lý xảy ra khi cơ tim bị viêm bới các yếu tố nhiễm trùng (siêu vi trùng Coxacki), sử dụng hóa chất, thuốc, hoặc do sự gia tăng hormone tuyến giáp.
  • Suy tim: Là tình trạng tim bị yếu và không thể thực hiện được chức năng bơm máu để nuôi cơ thể như bình thường được.

Cách phòng bệnh tim mạch

Bệnh về tim mạch có thể được cải thiện và phòng tránh bằng cách thay đổi lối sống như sau:

  • Nói không với hút thuốc.
  • Chủ động kiểm soát bệnh nếu như đang bị cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tiểu đường.
  • Tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày (ít nhất 30 phút mỗi ngày).
  • Xây dựng chế độ ăn làng mạnh phù hợp như là ăn ít muối và ít chất béo bão hòa.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể chịu quá nhiều áp ực và căng thẳng.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Cách phòng bệnh tim mạch

Các biến chứng của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra 1 số biến chứng nguy hiểm như là gây ra suy tim, đau tim, đột quỵ, chứng phình động mạch, bệnh động mạch ngoại biên (PAD), gây ra tình trạng tim ngừng đột ngột, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh tim mạch và cách điều trị

Tùy vào từng bệnh và tình trạng bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp khác nhau. Ví dụ, khi bị nhiễm trùng tim thì thường điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Cụ thể 1 số cách điều trị bệnh tim mạch hiện nay đó là:

Thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống.

Phẫu thuật tim (đối với các trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả).

Chữa bệnh tim mạch bằng đông y.

Chữa bệnh tim mạch bằng thuốc nam.

Sử dụng thuốc tây: Ngoài việc thay đổi lối sống, chế độ ăn thì sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh là điều cần thiết. Tùy vào từng tình trạng bệnh và loại bệnh mà bạn sẽ được kê đơn thuốc khác nhau. Bạn có thể tham khảo 1 số loại thuốc  cũng như sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch ở dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ