Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh là bệnh lý về cấu trúc tim gặp bất thường từ khi còn là bào thai như: mạch máu lớn, tắc nghẽn tim, hở van tim, thông giữa các buồng tim,... Các bệnh lí tim bẩm sinh có thể được phân loại dựa trên biểu hiện tím và mức độ tưới máu phổi, hay gặp nhất là: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch.

Bệnh tim bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh. Nhờ công nghệ siêu âm hiện đại, dị tật về bệnh tim bẩm sinh hiện nay đã có thể phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ.

Bệnh tim bẩm sinh là gì

Nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh

Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em là:

  • Do di truyền: Các dị tật về tim có thể được di truyền lại từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Nếu bố hoặc mẹ mang gen bệnh thì tỷ lệ con mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.

  • Các bất thường nhiễm sắc thể: ba nhiễm sắc thể 18, ba nhiễm sắc thể 21…

  • Mẹ nhiễm cúm, Rubella trong khi mang thai

  • Mẹ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong thời gian mang thai cũng có thể đến những biến chứng nguy hiểm

  • Do môi trường bị nhiễm độc khi người mẹ mang thai hoặc tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ.

  • Các mẹ bầu sử dụng quá nhiều rượu bia, ma tuý, hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho con.

Biểu hiện bệnh tim bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em sau khi sinh là:

  • Bé bị khó thở, thở dốc, bú ít, bú ngắt quãng.

  • Bé thường bị ho, khò khè, dễ mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp

  • Thể chất chậm phát triển, da xanh xao, người tím ngắt khi trẻ khóc.

  • Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể có thể kèm theo trẻ bị sứt môi, down, thừa thiếu ngón.

Biến chứng bệnh tim bẩm sinh

Các biến chứng bệnh tim bẩm sinh có thể xuất hiện sau nhiều năm khi trẻ đã được điều trị, gồm:

  • Rối loạn nhịp tim: Mô sẹo trong tim do phẫu thuật để lại có thể khiến nhịp tim đập lúc nhanh lúc chậm, gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm khác.

  • Nhiễm trùng tim: là tình trạng viêm nội tâm mạc do nhiễm vi khuẩn do vi khuẩn xâm nhập vào máu, di chuyển vào tim. Bệnh có thể phá huỷ van tim gây đột quỵ.

  • Tăng huyết áp động mạch phổi: Một số dị tật về tim bẩm sinh cũng khiến lưu lượng máu đến phổi tăng lên, gây áp lực cho các động mạch phổi.

  • Suy tim sung huyết: Phẫu thuật có thể khôi phục cấu trúc tim về bình thường nhưng hoạt động của tim vẫn khó có thể được đảm bảo, dễ gây nên suy tim.

Bệnh tim bẩm sinh có chữa được không?

Hiện nay điều trị dứt điểm bệnh tim bẩm sinh trẻ em có hai phương pháp chính: phẫu thuật sửa chữa hoặc can thiệp qua da. Phẫu thuật sửa chữa được tiến hành trong trường hợp cần sửa chữa một phần hoặc tạm thời cấu trúc tim. Ngoài ra, có thể can thiệp thay van động mạch qua da, nong mạch mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực.

Đối với tim bẩm sinh thể nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, bạn có thể dùng thuốc điều hoà và ổn định nhịp tim để điều trị tại nhà.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh

  • Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai

  • Giảm cân trước khi mang thai nếu thừa cân

  • Siêu âm và xét nghiệm dị tật thai nhi đầy đủ

  • Chế độ ăn lành mạnh

  • Đặc biệt chú ý nếu sinh con khi tuổi >35

  • Tránh các nguồn lây bệnh khi mang thai

  • Kiểm soát tốt đường huyết khi mang thai.

Thuốc điều trị bệnh tim bẩm sinh hiệu quả

Có nhiều loại thuốc có thể giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa cục máu đông hình thành hoặc kiểm soát nhịp tim không đều. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc, thực phẩm chức năng tăng cường chức năng hệ tim mạch, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ