Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là tình trạng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Tăng động giảm chú ý đặc trưng ở hành vi của trẻ quá hiếu động, liên tục hoạt động không ngừng nghỉ, bồng bột trong suy nghĩ, kém tập chung chú ý.

Tăng động giảm chú ý nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính cách, hành vi, tâm lý và cuộc sống tương lai của trẻ.

Bệnh tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân Tăng động giảm chú ý

Các nguyên nhân dẫn tới bệnh tăng động giảm chú ý là:

  • Động kinh cũng có thể khiến trẻ bị tăng động.

  • Sinh non.

  • Trẻ tiếp xúc với chì.

  • Bệnh lý của trẻ trong khi mẹ mang thai.

  • Yếu tố tâm lý của trẻ.

  • Do yếu tố di truyền: Đóng một vai trò mạnh mẽ trong rất nhiều triệu chứng hành vi, bao gồm hiếu động thái quá, bốc đồng và không chú ý. Yếu tố di truyền chiếm từ 75% đến 91%.

  • Do khiếm khuyết về cấu trúc não bộ và chức năng của não bộ: Khối lượng não của người bị tăng động nhỏ hơn bình thường và giảm lưu lượng máu tới một số khu vực trước trán.

  • Chất dẫn truyền thần kinh: Có quá ít dopamine hoặc không đủ thụ thể cho nó, dopamine không được sử dụng hiệu quả.

Triệu chứng của Tăng động giảm chú ý

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi trẻ bị tăng động giảm chú ý là:

  • Hiếu động quá mức: Trẻ dường như có nguồn năng lượng vô tận và trẻ luôn ngọ nguậy chân tay, không thể ngồi yên một chỗ và hoạt động liên tục không biết mệt. Trẻ có thể leo trèo khắp nơi, lan can đến bàn ghế, từ cửa sổ, chúng không quan tâm tới lời dọa nạt của người lớn và không sợ nguy hiểm.

  • Hay nổi nóng khó kiềm chế cảm xúc: Trẻ khó khăn trong việc kiềm chế kiểm soát cảm xúc, có các hành động vượt quá giới hạn như giật tóc, la hét, cào cấu cả người lớn, xô xát hay đánh bạn, dễ nóng giận.

  • Hấp tấp trong hành vi: Trẻ thường hành động không suy nghĩ, nóng vội, hấp tấp và bất cẩn trong mọi việc, khó khăn khi phải chờ đợi đến lượt của mình và trả lời khi người khác vẫn chưa hỏi xong, thích chen ngang, phá đám các hoạt động mình không tham gia.

  • Thiếu tập trung, giảm chú ý: Trẻ gặp khó khăn trong việc tổ chức, đôi khi không kiên trì hoàn thành nhiệm vụ và bỏ dở công việc giữa chừng. Dễ bị phân tâm và thích thú với những thứ xung quanh nhưng không được lâu và nhanh chóng đổi sang sở thích mới. Chỉ một tiếng động nhỏ, một đồ vật lạ trước mặt cũng có thể khiến trẻ bị phân tâm khi học hành.

  • Khả năng ghi nhớ kém.

  • Chậm phát triển ngôn ngữ.

  • Rối loạn về giấc ngủ.

  • Thiếu khả năng thích nghi.

Bệnh tăng động giảm chú ý

Phòng tránh Tăng động giảm chú ý

Một số biện pháp phòng tránh tăng động giảm chú ý

  • Tạo thói quen: Lên kế hoạch lịch trình mỗi ngày, từ khi thức dậy đến giờ đi ngủ.

  • Hạn chế sự tác động từ bên ngoài: Tạo không gian làm việc yên tĩnh.

  • Hạn chế lựa chọn.

  • Hãy rõ ràng, cụ thể khi nói chuyện.

  • Giúp con lên kế hoạch.

  • Đặt mục tiêu, khen ngợi và trao thưởng.

  • Kỷ luật hiệu quả.

  • Tạo một lối sống lành mạnh.

Điều trị Tăng động giảm chú ý

Một số biện pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý là:

  • Tâm lý trị liệu: Khiến trẻ cởi mở và xử lý tốt hơn các mối quan hệ ở trong cuộc sống.

  • Trị liệu hành vi: Là dạy trẻ cách theo dõi hành vi của mình, sau đó thay đổi hành vi của mình một cách phù hợp.

  • Đào tạo kỹ năng xã hội: Dạy cho trẻ những hành vi mới phù hợp hơn.

  • Các nhóm hỗ trợ: Giúp cha mẹ có trẻ mắc tăng động giảm chú ý kết nối với người khác để chia sẻ kinh nghiệm.

  • Sử dụng thuốc: Giúp trẻ kiểm soát triệu chứng tăng động trong cuộc sống hàng ngày.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ