Bệnh suy thận

Suy thận là gì?

Suy thận (hay còn gọi là tổn thương thận) là bệnh lý xảy ra khi chức năng của thận bị suy giảm. Suy thận được chia làm 2 nhóm là suy thận cấp tính (có thể phục hồi hoàn toàn hoặc 1 phần sau vài ngày điều trị) và suy thận mạn tính (không thể phục hồi chức năng và chỉ có thể làm chậm diễn biến của bệnh).

Nguyên nhân gây Suy thận

Nguyên nhân gây Suy thận

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận, trong đó có 1 số nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Đối với suy thận cấp, nguyên nhân chủ yếu là
    • Do chấn thương gây chảy máu quá nhiều.
    • Cơ thể bị mất nước.
    • Bị tổn thương thạn do nhiễm trùng huyết.
    • Do mắc bệnh phì đại tuyến tiền lueetj.
    • Do thận bị tổn thương bởi thuốc hoặc chất độc.
    • Do biến chứng thai kỳ như sản giật, tiền sản giật, hội chứng HELLP.
  • Đối với suy thận mạn tính: Do bị mắc 1 số bệnh lý như là:
    • Bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
    • Bị viêm cầu thận.
    • Bị Viêm ống thận mô kẽ.
    • Bị mắc bệnh thận đa nang.
    • Bị tắc nghẽn đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư.
    • Bị trào ngược bàng quang niệu quản.
    • Bị viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.

Triệu chứng của Suy thận

Bệnh khi ở giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên bệnh cũng có thể được nhận biết qua 1 số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Bị chán ăn.
  • Cảm thấy mệt mỏi và hay bị ớn lạnh.
  • Tiều nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt.
  • Tinh thần sa sút, cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
  • Bị co giật cơ bắp hoặc bị chuột rút.
  • Bị nấc liên tục.
  • Chân tay, mặt, cổ bị phù.
  • Bị ngứa dai dẳng không rõ nguyên nhân.
  • Tăng huyết áo khó kiểm soát.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Xuất hiện cảm giác đau ở phần hông và lưng.

Cách phòng ngừa Suy thận

Cách phòng ngừa Suy thận

Để phòng ngừa bệnh suy thận bạn nên:

  • Thay đổi lối sống: Tạo cho bản thân thói quen sống lành mạnh như từ bỏ thuốc lá, thường xuyên tập thể dục thể thao, duy trì cân nặng ở mức ổn định phù hợp, giữ huyết áp ở mức tiêu chuẩn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nên có chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng muối, đạm, đầu mỡ và nên bổ sung 1,2-2 lit nước mỗi ngày.

Các biện pháp điều trị Suy thận

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như: Sử dụng thuốc điều trị, thẩm phân, chạy thận, ghép thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chú ý kết hợp song song giữa việc sử dụng thuốc để điều trị và nên tuân thủ đúng chế độ ăn cho người bị suy thận như cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, năng lượng cho cơ thể nhưng nên giảm lượng muối và đạm.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ