Bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ là gì?

Ngủ là nhu cầu tất yếu và cần thiết của cơ thể chúng ta. Thời gian ngủ chiếm 1/3 thời gian của chúng ta, khi ngủ cơ thể được đưa về trạng thái hoạt động thấp nhất và các cơ quan được nghỉ ngơi, phục hồi sau một thời gian dài hoạt động.

Mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ cơ thể, nhất là hệ thống nội tiết, làm cho tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, không hào hứng với những hoạt động hàng ngày. Bệnh mất ngủ đối với phụ nữ, khiến làn da thiếu sức sống, các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm, với nam giới, bệnh mất ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tình dục.

Bệnh mất ngủ

Mất ngủ khiến tinh thần uể oải

Nguyên nhân Bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, neus muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này ta cần phải xác định nguyên nhân của nó là gì. Các nguyên nhân gây mất ngủ là:

  • Nguyên nhân tâm lý, tinh thần: Nguyên nhân này chiếm tới 50%, do bạn bị lo lắng, căng thẳng hay mắc trầm cảm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và gây ra mất ngủ kéo dài.

  • Lối sống, môi trường: Chiếm 30% trong các trường hợp mất ngủ. Thói quen ngủ không giờ giấc, môi trường hoặc lịch trình làm việc thay đổi, ăn quá nhiều muộn vào buổi tối, áp lực công việc, giường ngủ, phòng ngủ, đèn ngủ không phù hợp, ô nhiễm môi trường,...

  • Do dùng chất kích thích hoặc sử dụng thuốc: Chiếm 10% các nguyên nhân gây mất ngủ.

  • Do các bệnh lý khác (10%): Dị ứng, sụt sịt, sưng đau khớp, ho hen, Alzheimer, bệnh Parkinson, ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản... cũng gây ra hiện tượng mất ngủ.

Dấu hiệu, triệu chứng Bệnh mất ngủ

Mất ngủ thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhưng hiện nay bệnh lý này càng ngày càng trẻ hóa. Các dấu hiệu của bệnh mất ngủ là:

  • Khó ngủ.

  • Thức dậy sớm.

  • Khó duy trì giấc ngủ.

  • Thấy mệt sau khi thức dậy hoặc không thấy tỉnh táo.

  • Tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ và khó ngủ lại.

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh mất có thể do các bệnh:

  • Bệnh dị ứng: làm viêm đường mũi và sản xuất ra các chất gây nghẹt mũi, làm cho người bệnh khó ngủ.

  • Bệnh viêm khớp: những người bị viêm khớp cũng gặp khó khăn khi ngủ.

  • Bệnh tim như các vấn đề tim mạch, bệnh động mạch vành và bệnh phổi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.

  • Các vấn đề về tuyến giáp:các chức năng tảo đổi của có thể tăng tốc, khiến người bệnh tràn đầy năng lượng, bồn chồn , cản trở khả năng thư giãn khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ.

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Gây ra các triệu chứng trào ngược như ợ nóng, ho, nghẹt thở khi nằm xuống.

  • Thay đổi nội tiết tố: khi phụ nữ tiền mãn kinh, gây nên thay đổi nội tiets tố khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.

  • Bệnh lý tâm thần như: hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm, rối loạn stress sau chấn thương, sa sút trí tuệ, nghiện, tâm thần phân liệt.

  • Các bệnh liên quan đến giấc ngủ khác như: ác mộng, mộng du, ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ...

Tác hại của Bệnh mất ngủ

Các tác hại của bệnh mất ngủ là:

  • Tinh thần không tỉnh táo, kém linh hoạt, thường xuyên thấy buồn ngủ.

  • Cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, giảm khả năng chú ý, tập trung, dễ cáu gắt.

  • Ảnh hưởng tới việc học tập và khả năng làm việc, tình thần không thể tỉnh táo, ...

Bệnh mất ngủ

Mất ngủ khiến tinh thần không tỉnh táo, kém linh hoạt

Chẩn đoán Bệnh mất ngủ

trước khi đưa ra biện pháp điều trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bệnh mất ngủ là:

  • Xét nghiệm má.

  • Những trường hợp phức tạp cần ngủ ;ại bệnh viện để bác sĩ thu thập thêm dữ liệu, để đưa ra chẩn đoán.

Điều trị Bệnh mất ngủ

Sau khi đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ dựa theo tùy tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp.

Các phương pháp điều trị như Kiểm soát yếu tố kích thích, điều chỉnh hành vi nhận thức, vệ sinh giấc ngủ, giới hạn giấc ngủ,...

Nếu không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp sử dụng thuốc (Dưỡng Tâm An Thần TW3, An thần Đông Dược Việt,Tiên hoàn đan,...). Thực tế điều trị mất ngủ thường tùy theo mức độ của bệnh, vì vậy cách tốt nhất là đi khám bác sĩ.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ