Bệnh Loãng xương

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi chỉ sau các bệnh lý về tim mạch. Bệnh loãng xương hay còn được gọi là bệnh giòn xương, xốp xương, là tình trạng xương bị mỏng dần và mật độ canxi trong xương giảm mạnh khiến xương giòn và dễ gãy. Bệnh loãng xương là nguyên nhân gây nên gãy xương thường gặp ở người già, phụ nữ sau mãn kinh.

Nguyên nhân loãng xương

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:

Mật độ xương suy giảm là nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương

  • Chế độ ăn uống thiếu canxi

  • Người ít vận động, thường xuyên mang vác nặng, lao động chân tay vất vả

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới, đặc biệt là trong giai đoạn sau sinh, sau tuổi mãn kinh.

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hoá cơ thể càng nhanh là lý do gây nên bệnh loãng xương ở người già.

Triệu chứng bệnh loãng xương

  • Giảm mật độ xương: Gây nên tình trạng xẹp xương cột sống, người bệnh bị đau lưng, giảm chiều cao, gù lưng, đi lom khom khi loãng xương.

  • Đau nhức xương: Người bệnh thường cảm nhận được các cơn đau ở vùng đầu xương tại trí các khớp, đau châm chích. 

  • Cơn đau âm ỉ, kéo dài tại các vị trí như cột sống, xương chậu, thắt lưng, xương hông, đầu gối. Cơn đau dữ dội hơn nếu bạn cố gắng vận động và đi lại.

  • Người bệnh loãng xương rất khó để thực hiện tư thế cúi gập người, xoay hẳn người do các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh toạ bị ảnh hướng.

  • Ở tuổi trung niên, bệnh loãng xương thường đi kèm với các bệnh về tim mạch, bệnh thoái hoá khớp và cao huyết áp.

Biến chứng của loãng xương

Loãng xương gây nên tình trạng đau nhức kéo dài cho bệnh nhân, gây xẹp đốt sống chèn ép vào hệ thần kinh.

Loãng xương gây biến dạng cột sống, khiến người bệnh đi lại lom khom, gù lưng, vẹo cột sống. trường hợp nặng, loãng xương gây tổn thương đốt sống ngực khiến bệnh nhân khó thở.

Biến chứng nặng nhất của bệnh là gây gãy xương dù chỉ là va chạm nhẹ hoặc gãy xương chủ động. Các vị trí dễ gặp tình trạng gãy xương do loãng xương là xương cổ tay, xương đùi, xương cột sống. Khả năng phục hồi sau gãy xương của bệnh nhân rất thấp, có thể gây tàn tật suốt đời.

Cách điều trị loãng xương

Để điều trị bệnh loãng xương, đầu tiên người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống và vận động khoá học. Bên cạnh đó là sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình đeo đai cột sống, đai gối để làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm chức năng, dùng thuốc điều trị loãng xương tại nhà.

Phương pháp phẫu thuật sẽ được khuyên thực hiện với các bệnh nhân loãng xương gây gãy xương. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vận động phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Nguyên nhân bệnh loãng xương

Cách phòng ngừa loãng xương

Để ngăn ngừa bệnh loãng xương, người bệnh nên duy trì tập thể dục thường xuyên để kích thích các tế bào xương tái tạo và phục hồi. Với người cao tuổi, đi bộ thường xuyên rất tốt để phòng tránh bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung canxi mỗi ngày qua các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, tránh hút thuốc lá và đồ uống có cồn.

Ngoài ra, phương pháp thay thế hormone (HRT) chứa estrogen được sử dụng rộng rãi để phòng loãng xương hiệu quả ở những phụ nữ bị mãn kinh sớm.

Thuốc điều trị loãng xương chuyên gia khuyên dùng

Thuốc điều trị bệnh loãng xương chủ yếu hiện nay là thuốc bổ sung canxi, thuốc chống huỷ xương, thuốc tăng cường mật độ xương. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh để khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. Bệnh nhân có thể tham khảo các thuốc chữa bệnh loãng xương hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ