Lao phổi

Lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi là bệnh lây qua đường hô hấp, khi bị vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công. Nếu bệnh Lao phổi không được điều trị kịp thời có thể lay sang nhiều cơ quan khác. Vi khuẩn lao khi xâm nhập vào cơ thể thường không lập tức gây bệnh. Bệnh lao phổi thường được chia làm 2 trường hợp:

  • Bệnh lao tiềm ẩn: Là mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể người khỏe mạnh mà không có triệu chứng nào xuất hiện.

  • Lao phổi có biểu hiện lâm sàng: Từ 5 - 10% người bệnh không được điều trị và phát hiện kịp thời, 50% số người bệnh được phát hiện sau 2 - 5 năm thời gian này được gọi là thời gian ủ bệnh.

Lao phổi

Bệnh lao phổi là bệnh lây qua đường hô hấp

Lao phổi lây qua những con đường nào?

Bệnh lao phổi lây qua 4 con đường chính là:

  • Đường hô hấp: Con đường chính dẫn tới lao phổi chính là đường hô hấp. Khi bạn ngồi cạnh hay đối diện với người mắc bệnh mà họ hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc đờm,... cũng bị lây bệnh.

  • Đường ăn uống: Khi bạn dùng chung thức ăn bị nhiễm khuẩn bạn sẽ đưa vi khuẩn vào bên trong cơ thể.

  • Đường tiếp xúc trực tiếp: Bệnh lao phổi có thể lây trực tiếp qua các vết trầy xước, qua vết cắt,..

  • Đường truyền từ mẹ sang con: Khi người mẹ mang thai, thai nhi trong bụng sẽ bị nhiễm qua đường tĩnh mạch rốn gây nên bệnh lao bẩm sinh.

Triệu chứng của Lao phổi

Tùy vào sức đề kháng và sức khỏe của người bệnh mà bệnh nhân có các triệu chứng và thời gian ủ bệnh khác nhau. Các triệu chứng dẫn tới bệnh lao phổi là:

  • Ho khan kéo dài, ho ít, sốt nhẹ trên 3 tuần.

  • Ho khạc ra đờm và đờm có màu trắng.

  • Ho ra đờm kèm theo máu từ ít tới nhiều.

  • Thường thấy khó thở, ran nổ vùng tổn thương.

  • Cảm giác đau thắt ngực.

Nếu bạn bị bệnh lao tiềm ẩn thì cơ thể không hề có bất kỳ biểu hiện nào, mà cơ thể vẫn khỏe mạnh. Ngoài ra bạn còn gặp một số biểu hiện của nhiễm khuẩn lao M. tuberculosis như:

  • Mất khẩu vị, chán ăn.

  • Sụt cân ngoài ý muốn.

  • Thân nhiệt tăng cao gây sốt.

  • Buồn nôn và nôn.

  • Đổ mồ hôi đêm.

  • Thường xuyên mệt mỏi toàn thân.

  • Ớn lạnh.

Nguyên nhân của Lao phổi

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc lao phổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi là:

  • Hệ miễn dịch yếu dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm do nhiễm HIV, loét dạ dày tá tràng, suy thận, ung thư, suy dinh dưỡng, trị liệu lâu dài với các thuốc tiêm tĩnh mạch...

  • Lây lan qua không khí, người bệnh hít phải những virus chứa bệnh vào cơ thể.

  • Môi trường không khí có nhiều khói bụi, ô nhiễm, khí hậu ẩm ướt khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn.

  • Tiếp xúc với người bị bệnh lao hoặc chất thải có chứa vi khuẩn lao.

Bệnh lao phổi hiện nay được chia làm 2 giai đoạn là: Giai đoạn lao nhiễm, giai đoạn lao bệnh.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Lao phổi rất dễ lây qua đường hô hấp từ người sang người và có thể gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là:

  • Người tiếp xúc, gần gũi, chăm sóc và nói chuyện với người bị bệnh lao.

  • Người làm việc và sinh sống tại vùng có bệnh nhân lao phổi sinh sống.

  • Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh gan, lách, HIV,...

  • Sử dụng ma túy dạng chính.

  • suy thận hay chạy thận, sụt cân không tự chủ.

  • Cắt dạ dày hay ruột non, đái tháo đường.

  • Ghép tạng, ung thư đầu cổ, dùng thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc corticoid kéo dài.

  • Bệnh bụi phổi silic, người nhiễm HIV.

  • Lao phổi rất dễ lây qua đường hô hấp từ người sang người và có thể gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh là:

  • Người tiếp xúc, gần gũi, chăm sóc và nói chuyện với người bị bệnh lao.

  • Người làm việc và sinh sống tại vùng có bệnh nhân lao phổi sinh sống.

  • Người bị suy giảm miễn dịch như bệnh gan, lách, HIV,...

  • Sử dụng ma túy dạng chính.

  • suy thận hay chạy thận, sụt cân không tự chủ.

  • Cắt dạ dày hay ruột non, đái tháo đường.

  • Ghép tạng, ung thư đầu cổ, dùng thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc corticoid kéo dài.

  • Bệnh bụi phổi silic, người nhiễm HIV.

Bệnh lao phổi

Lao phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Cách phòng ngừa Lao phổi

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi là:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.

  • Thường xuyên rèn luyện thể chất.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Không hút thuốc là và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy.

  • Hạn chế uống rượu bia.

  • Khám sức khỏe định kỳ.

  • Giữ vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ.

Bệnh lao phổi rất nguy hiểm nếu không được điều trị và chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tràn dịch, tràn khí màng phổi.

  • Lao thanh quản.

  • Nấm Aspergillus phổi.

  • Rò thành ngực.

Điều trị Lao phổi

Bệnh lao phổi có thể chữa khỏi được nếu như người bệnh được điều trị và phát hiện kịp thời. Các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Các phương pháp điều trị theo bộ y tế quy chuẩn là:

  • Điều trị trực tiếp có kiểm soát.

  • Điều trị theo phác đồ chuẩn.

  • Tuân thủ các nguyên tắc: Uống thuốc đủ thời gian, uống thuốc đúng phác đồ, uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị lao phổi như: TurbeRimactazidPyrafat 500mgPyrazinamide,...

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ