Bệnh lao da

Bệnh lao da là gì?

Bệnh lao da là bệnh nhiễm trùng mãn tính do vi khuẩn Mycrobacterium Tuberculosis – chủng vi khuẩn gây ra bệnh lao phổi khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Lao da là sự phát triển của trực khuẩn di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm khi trường hợp vi khuẩn xâm nhập trực tiếp. Do đó, lao da nguyên phát rất hiếm khi xảy ra. Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc HIV ngày càng cao khiến tỷ lệ người mắc bệnh lao da đang có xu hướng tăng trở lại.

Nhận biết bệnh lao da

Biểu hiện tiêu biểu dễ dàng nhận biết của bệnh lao da là xuất hiện các vết sần đỏ gây viêm loét da mãn tính. Loại lao da phổ biển nhất là Lupus Vulgaris thường gặp ở thanh thiếu niên với các đặc điểm nhận biết sau:

  • Lupus lao mì: Da nổi các nốt sần sùi như hạt cơm
  • Lupus lao loét: Da xuất hiện các vết mẩn đỏ gây loét nông, trông vết loét có hạt và mủ trắng.
  • Lupus lao phẳng: Da nổi mẩn đỏ và các vết mẩn có kích thước nhỏ từ 1-3mm, khi ấn vào có màu vàng.
  • Lupus lao vẩy nến: Da xuất hiện các vết vảy dày.

Bệnh lao da là bệnh nhiễm trùng mãn tính

Nguyên nhân bệnh lao da

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lao da là do vi khuẩn Mycrobacterium Tuberculosis xâm nhập từ cơ quan nội tạng nhiễm bệnh lao di chuyển đến ngoài da. Con đường lây truyền vi khuẩn gây lao da như sau:

  • Qua đường lypho: Vi khuẩn đi qua các khe gian bào, mạch lympho đến da hây lao hạch.
  • Qua đường máu: Ở ổ lao, một số mạch máu có thể bị phá huỷ và khiến vi khuẩn lao đi thẳng vào máu đi khắp cơ thể và đến da. Nếu nguyên nhân gây bệnh qua đường máu, bệnh nhân còn bị lupus lao, lao sần hoại tử, lao hạch.

Đối tượng dễ mắc bệnh lao da

  • Người có hệ miễn dịch yếu, nhiễm HIV/AIDS
  • Mắc các bệnh lý như suy thận mãn tính, đái tháo đường và các bệnh lý ác tính khác
  • Người nghiện rượu, suy dinh dưỡng
  • Đang dùng các thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao
  • Môi trường sống không sạch sẽ, điều kiện y tế kém không được tiêm phòng đầy đủ.

Cách điều trị bệnh lao da

Trước khi điều trị bệnh lao da, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm để phát hiện vi khuẩn lao ở phổi hoặc ngoài phổi và test HIV để xác định nguồn lây. Việc can thiệp cải thiện sức khoẻ toàn thân để tăng cường sức đề kháng cũng rất quan trọng trong công tác điều trị.

Không chỉ cần can thiệp phục hồi tổn thương da, việc điều trị lao da cần tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn lao, điều trị kéo dài và kiên trì. Các thuốc điều trị lao da phổ biến tương tự với các thuốc điều trị lao phổi. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nặng, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng cách cắt lọc tổn thương trên da, phẫu thuật tạo hình để phục hồi tổn thương.

Các thuốc điều trị lao da phổ biến tương tự với các thuốc điều trị lao phổi.

Cách phòng ngừa bệnh lao da

Hiện nay, bệnh lao da có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc-xin BCG. Đây là vắc-xin phòng ngừa bệnh lao thường được tiêm từ khi còn là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Với người trưởng thành chưa từng tiêm phòng lao thì cũng có thể tiêm vắc-xin BCG để phòng bệnh.

Ngoài ra, các biện pháp phòng tránh lây bệnh lao bao gồm:

  • Không tiếp xúc thân mật với người bị bệnh lao
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
  • Tiêm vắc-xin phòng bệnh lao theo chương trình tiêm chủng của quốc gia cho từng độ tuổi và đối tượng

Thuốc điều trị bệnh lao da hiệu quả

Hiện nay, thuốc điều trị lao da bao gồm các dẫn chất của rifampicin, interfron, các quinolone, vắc-xin BCG. Thời gian điều trị có thể kéo dài 6-7 tháng tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo các thuốc điều trị bệnh lao da hiệu quả sau đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ