Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da gây nên bởi loại rệp nhỏ có tên khoa học là sarcoptes scabiei. Loại rệp này bám vào bề mặt da và chui vào sâu các nang nông để đẻ trứng khiến vùng da đó ngứa dữ dội. Bệnh ghẻ thường xảy ra với những người có điều kiện sống khó khăn, vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ, thiếu nước sinh hoạt. Ghẻ không phải là bệnh lý gây nguy hiểm nhưng có thể gây biến chứng là nhiễm trùng, chàm, viêm cầu thận.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ là do loài rệp sarcoptes scabiei có kích thước siêu nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy chúng bằng kính hiển vi. Rệp cái sẽ đào đường hầm vào trong lớp biểu bì da để đẻ trứng. Ấu trùng trưởng thành sẽ tiếp tục sang các khu vực khác và sinh sản khiến bệnh lan rộng ra các vùng da trên cơ thể. Chất thải của loài rệp này sẽ kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể gây ngứa, nổi ban đỏ.

Nếu bạn tiếp xúc cơ thể hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh, ngủ chung giường thì bạn cũng có thể bị bệnh ghẻ. Rệp có thể sống trên da đến 2 tháng và lại bắt đầu quá trình sinh sản và lây lan trên da của bạn.

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da gây nên bởi loại rệp nhỏ

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Sau 6 tuần khi da bị rệp xâm nhập, các triệu chứng của bệnh ghẻ dần xuất hiện. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Da xuất hiện mụn nước, u nhỏ nhạt màu vàng
  • Có những vết nhỏ của hang rệp trên da
  • Ngứa dữ dội, đặc biệt là về đêm
  • Nếu bị đóng vảy trên da báo hiệu tình trạng bệnh đã rất nặng, có rất nhiều rệp làm tổ trên da. Lớp vảy thường màu xám, dày, dễ vỡ vụn khi chạm vào.

Ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, dấu hiệu của bệnh ghẻ thường xuất hiện ở nách, khe ngón tay, lòng bàn chân, các nếp gấp cổ tay, xung quanh bộ phận sinh dục, đầu gối, bả vai. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh ghẻ thường xuất hiện ở mặt, cổ, lòng bàn tay và bàn chân.

Cách điều trị bệnh ghẻ

Với bệnh ghẻ, phương pháp điều trị bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà với các loại thuốc được bác sĩ hướng dẫn sử dụng. Bạn chỉ cần điều trị bệnh ghẻ bằng các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi da để trị rệp. Bác sĩ có thể yêu cầu tất cả các thành viên trong gia đình cũng điều trị dù không có dấu hiệu mắc bệnh để ngăn chặn nguy cơ rệp lây lan.

Ngoài các loại kem bôi ngoài da, bạn có thể phải chỉ định dùng thêm thuốc uống dành cho người bị suy giảm hệ miễn dịch. Với trường hợp bệnh ghẻ đã xuất hiện các biến chứng như chàm hoá, người bệnh nên tiến hành điều trị chàm trước khi điều trị ghẻ.

Bệnh ghẻ ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ

Bạn có thể kiểm soát bệnh ghẻ và ngăn ngừa bệnh lây lan từ người khác bằng cách:

  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường sống thường xuyên
  • Không dùng cho đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, khăn tắm với người khác.
  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày.
  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ghẻ, nên tiến hành cùng điều trị bệnh để tránh lây lan.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người bị ghẻ. Nên giặt riêng cho người bệnh, không dùng chung chăn chiếu, quần áo với người bệnh.

Thuốc điều trị bệnh ghẻ hiệu quả

Một số loại kem trị ghẻ phổ biến thường được sử dụng điều trị bệnh ghẻ hiệu quả bao gồm: kem permethrin, crotamiton, lindan lotion,… kết hợp với thuốc uống ivermectin để nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Bạn có thể tham khảo cụ thể các loại thuốc điều trị ghẻ được huyên gia khuyên dùng dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ