Bệnh da liễu

     Da là 1 bộ phận trên cơ thể có vai trò như lá chắn giúp bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể khỏi các tác nhân có hại bên ngoài môi trường. Chính bởi vậy mà da rất dễ bị tổn thương và mắc các bệnh da liễu như mề đay, viêm nang lông, viêm da cơ địa, á sừng, zona,... Để có thêm nhiều kiến thức về bệnh da liễu như bệnh da liễu là gì, thuốc điều trị bệnh da liễu, hay nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện cũng như cách điều trị bệnh như thế nào thì mời bạn cùng Trường Anh Pharm tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh da liễu là gì?

Bệnh về da liễu hay còn được gọi là bệnh ngoài da là tình trạng da bị kích ứng hoặc bị viêm, ảnh ưởng tới bề mặt của da, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh (như gây ngứa ngáy, đau rát, bị phát ban, nổi mẩn đỏ, nổi ngứa,…).

Các thuốc điều trị bệnh da liễu

Để điều trị bệnh da liễu thì có rất nhiều loại thuốc có cả uống và bôi như:

Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh ngoài da dó chính là do dị ứng và do bị tắc lỗ chân lông (gây ra cảm giác ngứa, gây sưng và viêm, thậm chí có thể gây đau nhức khó chịu). Ngoài ra, theo các chuyên gia nghiên cứu thì nguyên nhân gây bệnh còn có thể là do:

  • Có vi khuẩn tồn tại ở trong lỗ chân lông hoặc các nang tóc gây tắc nghẽn.
  • Có nấm, ký sinh trùng hoặc các vi sinh vật xuất hiện bên dưới da.
  • Bị nhiễm virus.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng, kích thích hoặc bị lây bệnh da liễu từ người khác.
  • Da quá nhạy cảm (nguyên nhân thường là do di truyền).
  • Một số bệnh gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, hệ miễn dịch, thận cũng có nguy cơ kéo theo các bệnh về da.
  • Do chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu dinh dưỡng.
  • Lối sống không lành mạnh.

Hình ảnh minh họa: Nguyên nhân gây ra bệnh da liễu

Biểu hiện của bệnh da liễu

Biểu hiện của bệnh da liễu rất dễ nhận biết và thường sẽ phát hiện được bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng có 1 số bệnh có chung triệu chứng gây ra nhầm lẫn trong việc phân biệt bệnh. Các biểu hiện này thường là:

  • Da bị sưng có màu trắng hoặc đỏ.
  • Vùng da phát ban có thể có cảm giác đau, ngứa.
  • Da có vết loét hở.
  • Da khô, nứt nẻ.
  • Mảng da bị đổi màu so với các vùng da khác.
  • Mất sắc tố da.
  • Da bị đóng vảy hoặc trở nên thô ráp hơn.
  • Nổi bướu thịt, u nhỏ, mụn cóc hoặc các dấu hiệu tăng trưởng kích cỡ da khác.
  • Nốt ruồi đổi màu sắc hoặc kích thước.
  • Da có thể bị tróc hoặc lột da.
  • Loét da.
  • Dạ bị phồng, sưng đỏ khi bị kích ứng hoặc tự phát.

Những bệnh da liễu thường gặp

Hiện nay có rất nhiều bệnh về da liễu trong đó nổi bật có một số bệnh da liễu thường gặp được kể tên như:

  • Bệnh mề đay: Là tình trạng da bị phù ở lớp trung bì và có biểu hiện nổi các mảng sẩn, phù màu hồng hoặc đỏ trên da. Nguyên nhân gây bệnh thường là do bị dị ứng với thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, nọc độc của côn trùng hoặc thời tiết.
  • Bệnh viêm da cơ địa: Viêm da cơ địa hay còn có tên gọi khác là chàm thể tạng – là tình trạng viêm da mạn tính và rất dễ tái phát. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn là ở người trưởng thành. Bệnh có tính di truyền và hay xảy ra ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hay phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa.
  • Bệnh á sừng: Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân và thường là do vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Bệnh có thể gây sừng hóa ra và gây ra thô ráp, bong tróc, ngứa hay nứt nẻ ở khu vực bị bệnh. Bệnh á sừng thường xuất hiện và phát triển vào mùa đông và thường xảy ra ở gót chân, đầu ngón tay, ngón chân.
  • Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da mạn tính thường xảy ra do các tế bào da mới bị tăng sinh quá nhanh khiến cho tế bào da cũ thể đào thải kịp và sẽ dồn đống và tạo thành những mạng da dày, sưng đỏ và bên trên phủ vảy màu trắng hoặc bạc (hay còn gọi là vảy nến). Vảy nến được chia thành nhiều loại như là: Vảy nến thể mảng, vảy nến thể giọt, vảy nến móng, vảy nến gấp, viêm khớp vảy nến, vảy nến phấn hồng. Bệnh dù không lây nhiễm nhưng lại có tính chất di truyền.
  • Bệnh tổ đỉa: Tổ đỉa là tình trạng da bị viêm, xuất hiện nhiều mụn nước (thường trong và có màu vàng hoặc trắng đục như bột sắn)dưới da có kích thước từ 1-2mm gây ra cảm giác ngứa. Bệnh thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân và kẽ ngón tay hoặc chân. Bệnh có thể lành trong vài tuần nhưng rất dễ tái lại.
  • Bệnh viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là tình trạng xảy ra khi mà hệ miễn dịch có phản ứng quá mạnh (do tiếp xúc với khói thuốc, nấm mốc, phấn hoa,…) khiến histamin được sản sinh ra quá nhiều gây kích hoạt phản ứng viêm ngoài da. Bệnh thường có biểu hiện như là đỏ da, khô da, nổi nốt sần, ngứa,… Bệnh nếu không được điều trị sớm và nếu thường xuyên cào gãi có thể làm da bị thương tổn và bị nhiễm trùng, sưng đỏ, lở loét.
  • Viêm da dầu: Viêm da dầu hay còn được gọi là viêm da tiết bã nhờn thường xảy ra ở những nơi tập chung nhiều tuyến bã nhờn như mặt, đầu hoặc lưng. Nguyên nhân khiến bệnh xảy ra thường là do không da không được làm sạch, do nhổ lông hoặc cạo lông không đúng cách. Bệnh thường có biểu hiện đó là xuất hiện mụn sưng đỏ và có mủ ở các nang lông bị viêm, da có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy và đau nhẹ khi mới chạm vào.
  • Rôm sảy: Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi thời tiết nóng bức. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, da bé tiết nhiều mồ hôi bị ứ đọng lại sau đó kết hợp với bụi bẩn và gây nổi nhiều nốt sẩn nhỏ lấm tấm trên da khiến cho trẻ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, trẻ bị sốt cũng có thể là nguyên nhân khiến rôm sảy xảy ra. Rôm sảy được chia làm 3 dạng đó là: Rôm dạng tinh thể, rôm sâu và rôm đỏ.
  • Hắc lào: Hắc lào hay còn có tên gọi khác là lác đồng tiền là tình dạng da xuất hiện các đốm đỏ có hình dạng tương tự đồng xu, xung quanh rìa xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Bệnh xảy ra do các loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes và thường xuất hiện ở mặt, các kẽ chân, lưng hay ở vùng kín. Đặc biệt, bệnh có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc da, kề da, quan hệ tình dục hoặc dùng chung đồ cá nhân.
  • Bệnh zona (Herpes Zoster): Zona là tình trạng phát ban của các chấm nổi lên và hình thành mụn nước gây ngứa và đau rát. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể và sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần tùy vào mức độ của bệnh. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.
  • Mụn trứng cá: Mụn trứng cá thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc, bị viêm và thường xuất hiện ở trên mặt, lưng và ngực.
  • Lang ben: Là bệnh xảy ra do nhiễm vi nấm malassezia, và thường xảy ra ở người lớn.
  • Mụn cóc:  Nguyên nhân gây mụn cóc là do virus papilloma, mụn cóc thường xuất hiện ở ngón tay hoặc bàn tay và cũng có thể lây từ người sang người nếu như dùng chung đồ với người bệnh. Mụn cóc không gây đau đớn và vô hại nhưng lại gây mất thẩm mỹ và sần sùi khó chịu vì thế để tránh mụn lan và mọc ra các vùng da xung quanh thì nên giữ các nốt mụn khô ráo, không tự ý chọc chúng và nên loại bỏ bằng cách bôi thuốc và đốt.
  • Nám, tàn nhang, đồi mồi: Nám, tàn nhang, đồi mồi thường xuất hiện ở mặt và tay gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này xảy ra có thể là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do di truyền, rối loạn nội tiết, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm,…

Biến chứng của bệnh da liễu

Hình ảnh minh họa: Biến chứng của bệnh da liễu

Một số bệnh da liễu nếu như không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra 1 số biến chứng như sau:

  • Bệnh mề đay: Bệnh mề đay mặc dù không gây lây nhiễm nhưng nếu như không điều trị sớm và kịp thời, khiến bệnh trở nặng có thể gây sốc phản vệ, phù mao mạch, suy hô hấp đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh viêm da cơ địa: Bệnh nếu không điều trị cẩn thận có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ và nếu không được điều trị sớm thì có thể gây ra các biến chứng như là chàm da, bội nhiễm vi khuẩn.
  • Bệnh á sừng: Bệnh nếu không được điều trị sớm thì có thể gây ra các biến chứng như là nhiễm trùng, viêm da và ngứa nhiều.
  • Bệnh tổ đỉa: Bệnh nếu tái đi tái lại nhiều lần mà không được chữa trị thì da ở vị trí bị bệnh có thể dày lên, bị liken hóa và thậm chí có thể gây nứt da, chảy máu và gây đau đớn.
  • Bệnh viêm da dị ứng: Bệnh nếu không được điều trị sớm và nếu thường xuyên cào gãi có thể làm da bị thương tổn và bị nhiễm trùng, sưng đỏ, lở loét.
  • Bệnh viêm da dị ứng: Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì có thể để lại sẹo xấu và vết thâm gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể gây nhiễm trùng và bội nhiễm.

Chẩn đoán và cách điều trị bệnh về da liễu

Chẩn đoán:

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng da và có thể yêu cầu tiến hành 1 số xét nghiệm để có thể nhận định chính xác nhất về bệnh ngoài da mà bạn đang mắc phải. Những kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh đó là:

  • Sinh thiết da: bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật y khoa để lấy một mẫu da để đem đi xét nghiệm. Kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra xem người bệnh có bị ung thư da hay không, nếu bị ung thư da thì có thể kiểm tra được loại ung thư da mà bệnh nhân đang mắc là gì, đang ở mức độ nào.
  • Xét nghiệm dị ứng: Kỹ thuật này sẽ giúp tìm ra tình trạng dị ứng của người bệnh và có thể xác định được nguyên nhân gây ra dị ứng để có phác đồ cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh da liễu:

Bệnh da liễu thường có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc tiêm duwois da. Các loại thuốc thường được dùng hiện nay đó là:

  • Thuốc kháng histamine: CLOPHENIRAMIN, Xonatrix-120, Chlorpheniramin 4mg,…
  • Thuốc steroid: Glovate gel 20g, Dermovate cream, Neutasol,...
  • Thuốc kháng sinh: Zilee 500, Cravit 500mg IV/IM, PL Flocix 500mg/100ml,…
  • Chất bổ sung vitamin: VTM E ĐỎ, Vitamin E Zentiva, sáng hồng Eva, Daily Choice natural vitamin E 400IU,…
  • Ngoài những loại thuốc trên, thì bệnh cũng có thể được điều trị bằng laser hoặc sử dụng thêm một số loại thuốc kê đơn khác. Hoặc nếu bệnh xảy ra do bị dị ứng với mỹ phẩm thì bệnh nhân có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với:
    • Tuân thủ đúng các bước vệ sinh và làm sạch da.
    • Thay đổi những sản phẩm lành tính và phù hợp với da (tốt nhất nên là những sản phẩm được các bác sĩ kê toa sau khi được thăm khám bởi các bác trĩ chuyên khoa da liễu có chuyên môn cao trong việc trị mụn ở bệnh viện da liễu).
    • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh da liễu

Đối với cá bệnh da liễu xảy ra do di truyền thì rất khó để phòng ngừa triệt để. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát được mức độ phát triển của bệnh. Và để phòng  ngừa bệnh ngoài da thì bạn có thể tạo 1 số thói quen tốt trong sinh hoạt như:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh (như lược, giày, chăn, khăn mặt,…). Nếu bắt buộc phải dùng chung đồ thì cần lau và vệ sinh sạch trước và sau khi dùng.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh.
  • Chú ý nghỉ ngơi, uống nhiều nước và tránh hoạt động quá sức hoặc căng thẳng.
  • Tạo cho bản thân 1 chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh về da do virus (như bệnh thủy đậu)
  • Với bệnh da liễu như mụn hoặc dị ứng, có thể phòng bằng cách:
    • Rửa tay và làm sạch da mặt đúng cách: Trước khi rửa mặt cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ.
    • Sử dụng những loại kem dưỡng ẩm, dưỡng da có thành phần lành tính, phù hợp với da.
    • Không tự ý nặn mụn, hay xờ tay bẩn lên da mặt.
    • Hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống dễ gây dị ứng.
    • Hạn chế làm việc ở những môi trường dễ làm kích ứng da.
    • Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh hoặc các chất kích thích khác.
    • Tránh tiếp xúc quá lâu với nước (như bơi lội, giặt giũ bằng tay, tắm rửa nhiều lần trong ngày).
    • Xây dựng 1 chế độ ngủ nghỉ hợp lí, uống nhiều nước và tránh hoạt động thể lực quá sức hoặc căng thẳng.
    • Ăn uống lành mạnh
    • Bảo vệ da khỏi thời tiết quá lạnh, nóng, hanh khô,…

Để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây bệnh cũng như phòng bệnh da liễu hiệu quả, thì bạn nên chủ động trong việc chăm sóc da, Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm nguyên nhân, cách điều trị bệnh da liễu,… tránh để bệnh trở nặng và khó điều trị hơn.

Giá thuốc điều trị bệnh da liễu là bao nhiêu?

  • Thuốc điều trị bệnh da liễu hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Mua thuốc điều trị bệnh da liễu ở đâu?

Các bạn có thể dễ dàng mua thuốc điều trị bệnh da liễu tại Trường Anh Pharm bằng cách:

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng
  • Mua hàng trên website: https://quaythuoc.org
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ