Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim là gì?

Bệnh cơ tim là tình trạng khi cấu trúc tim bị phì đại và thay đổi khiến chức năng tim mạch giảm sút, khả năng bơm máu của tim suy giảm. Các cơ tim trở lên phình to, dày hoặc xơ cứng. Bệnh cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm khi mô cơ tim trở thành mô sẹo gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các loại bệnh cơ tim thường gặp:

  • Giãn cơ tim

  • Cơ tim phì đại

  • Bệnh cơ tim hạn chế.

Bệnh cơ tim là tình trạng cấu trúc tim bị biến dạng

Nguyên nhân bệnh cơ tim

  • Do di truyền: Bệnh cơ tim có thể di truyền từ mẹ sang con. Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh về tim thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn.

  • Do huyết áp cao: Người cao huyết áp dễ bị các bệnh về cơ tim do máu không lưu thông và rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

  • Do mắc các bệnh về tim như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim là nguyên nhân phổ biến khiến cơ tim phải hoạt động tăng công suất hoặc làm yếu cơ tim.

  • Người bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh cường giáp, tiểu đường cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh cơ tim.

Biểu hiện bệnh cơ tim

Ở giai đoạn đầu, bệnh cơ tim rất khó phát hiện vì hầu như không có triệu chứng rõ ràng nào. Chỉ khi hoạt động của tim bị suy yếu, người bệnh mới cảm nhận được các triệu chứng như:

  • Khó thở khi làm việc gắng sức hoặc căng thẳng

  • Khi nằm thường bị ho, đau tức ngực

  • Phù mắt cá chân, bàn chân

  • Thể trạng mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu.

Biến chứng bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhồi máu cơ tim: Khi tim hoạt động không hiệu quả dễ dàng hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch tim gây nhồi máu cơ tim, tắc động mạch não và đột quỵ.

  • Suy tim: là tình trạng dễ xảy ra khi cơ tim bị dày, cứng, phì đại khiến hiệu quả bơm máu lưu thông cơ thể không được đảm bảo.

  • Ngừng tim, đột tử: Mọi sự bất thường ở tim đều có thể khiến chức năng tim bị ảnh hưởng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm khiến tim ngừng đập đột ngột.

Bệnh cơ tim có thể gây biến chứng đột quỵ, tử vong

Cách điều trị bệnh cơ tim

Để điều trị bệnh cơ tim, trước tiên người bệnh cần duy trì lối sống và chế độ ăn uống khoa học dành cho người mắc các bệnh về tim mạch để phòng ngừa làm tắc nghẽn động mạch vành. Với tình trạng bệnh cơ tim ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị bằng thuốc tại nhà. Với những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, bạn cần được can thiệp phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ như máy tạo nhịp tim, máy tái động tim, máy khử rung tim hoặc tiến hành ghép tim với người bệnh cơ tim phì đại.

Cách phòng ngừa bệnh cơ tim

  • Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh cơ tim, nhưng chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện các lưu ý sau để phòng ngừa các bệnh tim mạch tốt hơn:

    • Duy trì chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá.

    • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường lưu thông máu cho cơ thể

    • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia. Đối với nam giới: không quá 3 đơn vị rượu/ ngày. Đối với nữ giới: không quá 2 đơn vị rượu/ ngày.

Thuốc điều trị bệnh cơ tim hiệu quả

Các thuốc điều trị bệnh cơ tim phổ biến nhằm mục đích giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bạn có thể được hướng dẫn dùng thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc chống đông để hạn chế hình thành cục máu đông, thuốc lợi tiểu để đào thải muối ra khỏi cơ thể. Bạn có thể tham khảo cụ thể các thuốc điều trị bệnh cơ tim hiệu quả dưới đây.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ